CÁC LOẠI THUẾ QUAN TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ – Chào mừng tới EPLegal Việt Nam

Để hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trơn tru, các doanh nghiệp cần nắm rõ được các loại thuế quan để tránh ro pháp lý sau này.

Khái quát về các loại thuế quan trong kinh doanh thương mại quốc tế

 

Các chính sách kinh doanh thương mại quốc tế ở mỗi thời kỳ các nước sẽ có chính sách khác nhau sao cho có thể tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường đồng thời cũng thực hiện các hoạt động bảo vệ thị trường nội địa để doanh nghiệp trong nước có thể phát triển.

Để thực hiện được việc này, chính phủ cần phải có những phương hướng và sự tính toán thích hợp đến thuế quan.

Thuế quan có ba loại: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quá cảnh. 

Về thuế xuất khẩu trong kinh doanh thương mại quốc tế

Mức thuế này thường là không, điều này thể hiện chính phủ đang khuyến khích và ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu. Trừ một số trường hợp để đảm bảo giá xuất khẩu cũng như hạn chế thất thoát nguồn lực mà chính phủ sẽ đưa ra các hạn ngạch. Ở WTO Việt Nam là thành viên thì không yêu cầu các nước đưa gia cam kết về mức thuế xuất khẩu. 

kinh-doanh-thuong-mai

Thuế quá cảnh

Được định nghĩa là hàng hoá sẽ không nhập và nước đó để sử dụng. Ví dụ như tại Singapore các cảng nước sâu, được biết đến là nơi các tàu lớn từ Ấn Độ Dương sẽ nhập cảng tại đây rồi sẽ chia hàng hoá ra các tàu nhỏ hơn để đi về phía Thái Bình Dương và ngược lại.

Thuế quan nhập khẩu

 Đây là loại thuế quan được áp dụng phổ biến hơn so với các loại còn lại, được chia thành 5 loại chính như sau:

Thuế theo hạn ngạch

Loại thuế này chủ yếu sẽ áp dụng đối với nông sản.

Ví dụ như để góp phần bảo vệ hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước mà chính phủ nước ta sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu đăng ký số lượng nhập khẩu trong năm đó. Nếu số lượng đăng ký nhập khẩu nằm trong hạn ngạch thì thuế sẽ thấp, nếu nằm ngoài hạn ngạch mức thuế sẽ cao, có thể lên tới 100%.

Mức hạn ngạch thường được tính bởi công thức:

<Mức hạn ngạch = Tổng nhu cầu trong nước – Tổng năng lực sản xuất của hàng hoá đó trong nước>.

WTO cho phép các thành viên của mình dùng thuế quan hạn ngạch để bảo vệ hàng hóa, nhưng tiến tới sẽ xoá bỏ dần.

Thuế đối kháng

Ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường, có thể phải đóng thêm loại thuế bổ sung này, loại thuế này nhằm mục đích đánh vào hàng hoá nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.

Lấy ví dụ như Mỹ cho rằng cá basa của Việt Nam đã được trợ cấp từ chính phủ để có được giá rẻ nên Mỹ yêu cầu áp dụng mức thuế này. Tuy nhiên, để áp dụng mức thuế đối kháng, Mỹ phải chứng minh được điều này.

kinh-doanh-thuong-mai

Thuế chống bán phá giá

Cũng là một loại thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường, loại thuế này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành nhằm đánh vào hàng hoá nước ngoài bị bán phá giá để loại bỏ những thiệt hại của việc hàng nhập khẩu bán phá giá.

Thuế thời vụ

Loại thuế này sẽ được áp dụng tại những thời kỳ nhất định trong năm.

Ví dụ như một loại hàng hoá nào đó được sản xuất trong nước không đã ứng được nhu cầu trong một giai đoạn nào đó thì chính phủ sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu của hàng hoá đó nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và ngược lại.

Thuế leo thang

Là việc đánh thuế quan theo mức tăng dần trong một dãy hàng hoá có liên quan đến nhau.

Ví dụ như nguyên liệu thô được đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế có mức thuế 3%, bán thành phẩm chịu thuế 7% và các loại đã chế biến, đóng gói thương phẩm sẽ phải chịu thuế là 10%.

Như vậy, trên đây EPLegal đã gửi tới các bạn những loại thuế đặc biệt phải chú ý khi tham gia thị trường thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp phải nắm rõ được các kiến thức, các điều ước của các tổ chức mà Việt Nam là thành viên để tránh những rủi ro khi tham gia hoạt động này.

Hãy liên hệ với EPLegal để được tư vấn và hỗ trợ, EPLegal cam kết sẽ đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp từ đội ngũ luật sư uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý trong kinh doanh thương mại quốc tế cam kết sẽ làm cho quý khách hàng an tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế này. Chi tiết liên hệ qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hiệp định chung 202/WTO/VB về Thuế quan và Thương mại