Các loại bệnh thường gặp trên cây ớt – Cách điều trị
Ớt là loại cây trồng rất phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ớt thường có nhiều giống chẳng hạn như ớt sừng trâu, ớt búng, ớt chỉ thiên, ớt hiểm …Ớt sẽ cho trái quanh năm, thời gian trồng cho đến khi thu hái trái từ 75 đến 85 ngày. Chính vì sự phổ biến nên được bà con lựa chọn trồng đã gây ra hiện tương tích lũy mầm bệnh trên vườn trồng và trên cây giống.
Để trồng ớt đạt năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề quản lý chặt chẽ sâu bệnh hại ở cây ớt là rất quan trọng. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ cho bà con biết được các bệnh thường gặp trên cây ớt cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại bệnh thường gặp trên cây ớt
Sâu đục trái trên cây ớt
Nguyên nhân: Sâu đục thân khi trưởng thành sẽ màu nâu đen, sâu trưởng thành thường hoạt động khi trời tối, trứng đẻ riêng lẻ, trứng thường được thấy ở mặt trên của lá non.
Sau khi nở sâu non đào hang ngay vào trong chồi non, nụ hoa rồi đục sâu vào quả. Thông thường sâu non sẽ có tuổi từ 5 – 6 tuổi. Nhộng được hình thành ở trong đất, sau khoảng 15 ngày thì hóa nhộng. Vòng đời của sâu đục quả này thường kéo dài đến 30 ngày.
Triệu chứng và gây hại: Sâu đục quả thường gây hại khi ớt vào giai đoạn cho ra hoa và kết trái. Sâu đục quả thường thích những quả xanh và chui vào từ cuống lên. Tại đây sâu đục sẽ đùn phân ra ngoài, lỗ đục thường rất gọn, quả non sẽ bị rụng sớm.
Ngoài quả, sâu còn đục còn đục vào các chùm hoa làm cho cành mang hoa bị ảnh hưởng. Từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Sâu rầy gây hại trên cây ớt
Nguyên nhân: Bọ trĩ thường có kích thước rất nhỏ, nhưng ta có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Để quan sát rõ hơn, ta có thể lấy một tờ giấy trắng, vỗ nhẹ vào lá sẽ nhìn thấy bọ trĩ có thân thon dài, có màu vàng nhạt, và di chuyển rất nhanh.
Bọ trĩ sống tập trung dọc theo đường gân lá, sống và gây hại bằng cách chích và hút nhựa cây. Chúng thường gây hại vào thời tiết nóng ẩm. Khi thời tiết lạnh nhiệt độ thấp, bọ trĩ sẽ ngừng hoạt động và ngủ đông. Vì vậy, chúng ta thường thấy chúng sẽ gây hại chủ yếu khi trời nắng, nóng có nhiệt độ cao.
Triệu chứng và gây hại: Bọ trĩ là loài gây hại bằng cách dùng răng cửa để xé lớp biểu bì lá sau đó chích hút nhựa cây làm cho lá từ xanh chuyển sang màu xám bạc hoặc có những chấm nhỏ li ti màu nâu, mép lá sẽ cuốn lại, nếu bị hại nặng cả lá sẽ bị khô, và rụng sớm.
Bệnh thán thư gây hại cây ớt
Bệnh thán thư là một loại bệnh nguy hiểm và gây thối trái hàng loạt. Chúng thường xuất hiện vào những tháng nóng ẩm ở trong năm (tháng 5, 6, 7, 8). Bệnh sẽ lây lan do nấm bệnh tồn tại trên tàn dư của cây trồng ở những vụ trước. Nên khi trồng ớt bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt việc luân canh sao cho phù hợp.
Triệu chứng bệnh: Đầu tiên trên quả sẽ có vết ướt. Sau đó lan rộng rồi chuyển sang màu sẫm, vết bệnh thường có hình vòng, phần tâm vết bệnh có màu đen. Nếu vào thời tiết ẩm ướt, vết bệnh sẽ có một lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện, bà con nên hạn chế tưới phun cho cây. Vì khi tưới quá nhiều nước sẽ tạo điều kiện làm cho nấm bệnh lây lan nhanh hơn.
Bệnh héo vàng do nấm hại cây ớt
Bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa. Các triệu chứng điển hình thường gặp ở thân cây gần gốc. Có các đốm nấm xuất hiện ở trên bề mặt, nấm bệnh sẽ làm hỏng bó mạch của cây khiến cây bị héo và chết.
Nấm bệnh thường phát triển nhanh ở nhiệt độ từ 25-300C. Đặc biệt các loại đất như: Đất cát pha, đất bị chua phèn, thiếu đạm hay lân sẽ thường bị nhiều bệnh.
Bệnh héo xanh do vi khuẩn
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh. Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng nhưng thường ở giai đoạn ớt đang trong thời kỳ thu hoạch. Ban đầu cây có dấu hiệu héo vào ban ngày khi nắng lên, sau đó phục hồi vào ban đêm (nhiều người gọi là bệnh ngủ ngày).
Triệu chứng gây hại: Sau vài ngày, cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển sang màu vàng. Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh tươi. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng cành, gốc cây bị thối. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. Chúng tồn tại lâu ngày trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương, lây lan qua cây bệnh, dụng cụ.
Cách trị những bệnh thường gặp trên cây ớt
Biện pháp canh tác
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa bỏ những lá già vàng úa.
- Luân canh với các loại cây trồng khác họ, chọn những giống khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, có nguồn gốc rõ ràng.
- Bón phân với liều lượng cân đối, hợp lý, tăng cường sử dụng các loại phân bón sinh học, vi sinh.
- Chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý (tạo cây khỏe). Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và kịp thời có những biện pháp quản lý sâu bệnh sao cho phù hợp.
Biện pháp vật lý
Dùng bẫy vàng, bôi chất kết dính: dùng nhựa thông (Colophan) sau đó nấu lên trộn cùng với nhớt xe với tỷ lệ 4/6 bẫy Pheromone để thu hút các loại côn trùng. Dùng lưới ruồi cao khoảng 1,5 – 1,8m che chắn kỹ lưỡng xung quanh vườn để hạn chế được sâu đục bẹ, sâu xanh, hay các loại côn trùng gây hại khác bay ra khỏi vườn.
Biện pháp sinh học
- Sử dụng những chế phẩm sinh học để phòng trừ được sâu bệnh.
- Hạn chế sử dụng những loại thuốc hóa học thường có độc tính cao để bảo vệ loài ong bắp cày ký sinh sâu đục thân lá, những loài thiên địch như nhện, sâu vẽ bùa…
Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc hóa học phải cân nhắc kỹ lưỡng dựa theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu trước khi dùng. Cần phun trước khi bệnh chớm xuất hiện
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và tuân theo các yêu cầu sau:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau, cây trồng ở Việt Nam
- Lựa chọn loại thuốc có lượng hoạt chất thấp, ít gây độc hại đối với thiên địch có lợi, những động vật khác và con người
- Ưu tiên dùng các loại thuốc hoặc chế phẩm sinh học
Kết luận
Tóm lại, để trồng ớt cho ra năng suất cao và ít bị sâu bệnh bà con cần tìm hiểu những kỹ thuật cũng như cách điều trị khi cây ớt bị sâu bệnh. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên theo dõi khu vườn của mình để có thể phòng ngừa kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bà con biết được các bệnh thường gặp trên cây ớt và cách trị hiệu quả.
Các câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân dẫn đến sâu đục trái trên ớt?
Nguyên nhân: Sâu đục thân khi trưởng thành sẽ màu nâu đen, sâu trưởng thành thường hoạt động khi trời tối, trứng đẻ riêng lẻ, trứng thường được thấy ở mặt trên của lá non. Sau khi nở sâu non đào hang ngay vào trong chồi non, nụ hoa rồi đục sâu vào quả. Thông thường sâu non sẽ có tuổi từ 5 – 6 tuổi. Nhộng được hình thành ở trong đất, sau khoảng 15 ngày thì hóa nhộng. Vòng đời của sâu đục quả này thường kéo dài đến 30 ngày.
Triệu chứng của bệnh héo vàng là gì?
Các triệu chứng điển hình thường gặp ở thân cây gần gốc. Có các đốm nấm xuất hiện ở trên bề mặt, nấm bệnh sẽ làm hỏng bó mạch của cây khiến cây bị héo và chết.
Có những biện pháp vật lý nào để trị bệnh trên cây ớt?
Dùng bẫy vàng, bôi chất kết dính: dùng nhựa thông (Colophan) sau đó nấu lên trộn cùng với nhớt xe với tỷ lệ 4/6 bẫy Pheromone để thu hút các loại côn trùng. Dùng lưới ruồi cao khoảng 1,5 – 1,8m che chắn kỹ lưỡng xung quanh vườn để hạn chế được sâu đục bẹ, sâu xanh, hay các loại côn trùng gây hại khác bay ra khỏi vườn.
5/5 – (2 bình chọn)