CÁC LỄ HỘI

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG – PHÚ THỌ

 LeHoi_DenHung1.jpgLeHoi_DenHung2.jpg

LeHoi_DenHung3.jpg

Lễ hội đền hùng hay còn gọi là giỗ tổ hùng vương được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng
3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính
hội. Lễ hội diễn ra tại đền hùng, tỉnh phú thọ – kinh đô của quốc gia cổ văn Lang. đây là lễ hội mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua hùng đã có công
dựng nước. phần lễ được cử hành
rất trọng thể, mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng
là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò),
bánh chưng, bánh
dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống
đồng cổ. Lần lượt các vị chức sắc, bô lão của các làng xã trong
vùng và nhân
dân, du khách
hành hương vào tế lễ trong các
đền thờ. phần
hội gồm có các hoạt động như thi kiệu, lễ hát thờ (hát Xoan), hát ca trù và các trò chơi dân
gian. ngày 6/12/2012, UnESCO đã chính thức công nhận “tín ngưỡng thờ cúng hùng vương”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền
thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc việt nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

 LeHoi_ChuaHuong1.jpg

LeHoi_ChuaHuong2.jpgLeHoi_ChuaHuong3.jpg

Hội chùa Hương
diễn ra trên địa bàn xã hương
Sơn, thuộc địa phận huyện mỹ đức, hà nội. ngày mồng 6 tháng
Giêng âm lịch hàng năm là khai hội, lễ hội thường
kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.
vào dịp này, hàng triệu
phật tử cùng
du khách khắp
bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa hương, cũng là hành trình về miền đất phật – nơi bồ tát Quan thế Âm ứng
hiện tu hành
để nguyện cầu,
thể hiện sự thành kính
với đức phật.
trước ngày mở hội, tất cả các đền,
chùa, đình, miếu
đều khói hương
nghi ngút, không
khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. phần lễ của hội chùa hương
rất đơn giản.
Ở chùa Hương có lễ dâng
hương, gồm hương, hoa, đèn,
nến, hoa quả và thức
ăn chay. Lúc cúng có hai tăng
ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. trong lúc chạy đàn có hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa,
miếu, đền. Còn hương khói
thì không bao
giờ dứt. Lễ hội chùa
hương còn là nơi hội tụ các
sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền,
leo núi và các chiếu
hát chèo, hát văn… Lễ hội này có sức thu hút đặc biệt với khách thập phương
bởi hành trình ngồi trên thuyền vãn cảnh dọc suối Yến và đường
vào non tiên
cõi phật rất
thi vị.

 

HỘI LIM

LeHoi_Lim.jpg

Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân,
diễn ra từ ngày 12-14
tháng Giêng âm lịch hàng năm, trên địa bàn huyện tiên Du, tỉnh bắc ninh,
xưa được gọi là vùng Kinh bắc, bao gồm những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông tiêu tương. hội mở đầu bằng lễ rước. đoàn rước có sự tham gia của đông
đảo người dân với những
bộ lễ phục xưa, sặc sỡ, cầu kỳ,
kéo dài tới gần 1 km. trong phần lễ có tục hát Quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị Quan họ đứng
thành hàng trước
cửa lăng hồng
vân (thờ ông
nguyễn đình Diễn,
quan trấn phủ xứ thanh hóa,
người sinh ra tại thôn
đình Cả, xã nội Duệ,
huyện tiên Du)
hát vọng để ca ngợi công
lao của thần.
phần hội diễn
ra nhiều trò
chơi dân gian
như đấu võ,
đấu vật, đấu cờ, thi
dệt cửi, nấu
cơm,… nhưng đặc sắc hơn
cả là phần hát hội,
diễn ra khoảng
gần trưa, được tổ chức theo hình
thức du thuyền
hát Quan họ đối đáp giữa liền
anh và liền chị. tối ngày 12 là đêm hội hát thi giữa các làng Quan họ.

 

HỘI GIÓNG

 LeHoi_Giong.jpg

Được  tổ  chức  từ  ngày  6-8
 tháng  Giêng
 âm  lịch hàng
 năm,  hội  Gióng
 là  lễ  hội tưởng
nhớ và ca ngợi chiến công của người
anh hùng thánh Gióng,
một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian việt nam. Lễ hội mô phỏng
một cách sinh
động diễn biến các trận đấu của thánh
Gióng và nhân dân văn Lang
trong cuộc chiến chống
giặc Ân, thông
qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền
thống thượng võ, ý chí quật cường
và khát vọng
độc lập, tự do của dân tộc. hội Gióng được tổ chức ở nhiều
nơi, nhưng tiêu biểu nhất là ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn, hà nội). theo truyền thuyết,
sau khi đánh
thắng giặc Ân, xã phù Linh,
huyện Sóc Sơn là nơi dừng
chân cuối cùng
của thánh Gióng trước
khi bay về trời. để tưởng
nhớ công lao của đức thánh,
tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình, trong đó có tượng đài thánh Gióng và nhà bia. ngày 6/11/2010, hội Gióng
đền phù đổng và đền Sóc Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH

 LeHoi_HoangSa.jpg

Lễ Khao lề thế lính
là một lễ hội được
nhân dân huyện
đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng ngãi duy trì hàng trăm năm nay, thường
được tổ chức
vào ngày 20 tháng 2 âm lịch
hàng năm. thời gian đầu khi
mới thành lập
đội hoàng Sa, cứ hàng
năm, người của
đảo Lý Sơn lại
được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu
đi khai thác
và bảo vệ hoàng Sa và trường Sa. những chàng trai này thay thế cho đội quân đã ra đảo từ năm trước để tiếp tục nhiệm vụ, vì thế gọi là “thế lính”.
Lễ Khao lề thế lính
là một lễ hội độc
đáo nhằm ghi
nhớ công ơn người xưa. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh tự vào các ngày 18, 19, 20 tháng
2 âm lịch hàng năm. Lễ hội tổ chức rất công phu với nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển,
ngụ ý việc ra biển sẽ vẫn mãi mãi được tiếp nối, duy trì. những
ngày này, người
địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ gió của các chiến
sĩ hải đội hoàng Sa (những ngôi
mộ được đắp để tưởng
nhớ những người
đã ra đi và không
thể trở về). Lễ hội
thể hiện đạo
lý uống nước
nhớ nguồn, khẳng
định truyền thống
gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ
và lãnh hải
của đất nước.

 

HỘI ĐUA VOI BUÔN ĐÔN

 LeHoi_BuonDon.jpg

Hội đua Voi là một trong những hoạt động của lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện buôn đôn, tỉnh đắk Lắk, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch. đây cũng là mùa ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy. buôn đôn mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như: lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ ăn trâu
mừng mùa (lễ đâm trâu),
lễ cúng lúa
mới (lễ mừng
mùa), ngày hội
văn hóa cồng, chiêng… để cầu mong
một mùa vụ mới bội thu, mang
lại no ấm cho buôn
làng. hội đua voi diễn ra trong một ngày với các hoạt động như voi chạy tốc độ, voi bơi vượt sông
Sêrêpốk, voi đá bóng. Số lượng tham gia từ 15-18 con voi. hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng
võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của
đồng bào các dân tộc tây nguyên, đồng thời cũng là dịp để tạ ơn thần linh, cầu mong
mùa màng tốt tươi và ấm no cho buôn làng.

                                                                        

NGHINH ÔNG

 LeHoi_NghinhOng.jpg

Nghinh Ông là lễ hội dân gian
lớn nhất ở Cà mau có nguồn
gốc xa xưa của người
Chăm được người việt tiếp thu, phát triển. nghinh
Ông là tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – được coi là vị thần đại tướng quân nam hải đã nhiều
lần cứu giúp dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn. đây cũng là lễ hội cầu cho biển lặng,
gió hòa, ngư dân làm ăn may mắn, phát đạt, an khang. Lễ hội được tổ chức trong ba ngày: 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại thị trấn Sông đốc, huyện trần văn thời, tỉnh Cà mau. ngày 15 là chính hội, nghi lễ bắt đầu
từ 14 giờ, chủ lễ cùng ban
trị sự Lăng
Ông trang trọng
thỉnh lư hương
lên kiệu (long đình), được
8 học trò lễ khiêng
và theo hầu.
Các đội trống
lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm,
bát xà mâu; đoàn múa mâm… ăn mặc lễ phục xếp
thành hai hàng
dài từ chánh điện ra tới ngoài
sân. Khi diễu hành, bà con trong
vùng cũng nhập đoàn đi theo. trước đó đã có hàng trăm chiếc
tàu đánh cá của ngư dân trong
và ngoài tỉnh được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. tàu chủ là chiếc tàu lớn (hoặc
3 chiếc) được chọn đi nghinh Ông. tàu chủ được
trang hoàng dây cờ, băng
rôn lộng lẫy
nhất. Các nghi
lễ chính diễn ra trên tàu này. đoàn tàu xuất bến ra biển, rầm rộ và sôi động cả một vùng nước. nếu gặp Ông phun nước (tiếng địa phương gọi là Ông “dội”) thì rước Ông về ngay. nếu không gặp thì chủ
lễ đọc bài
“nguyện hương” và xin “keo”,
khi nào xin
được thì thỉnh
Ông về. thường thì tàu ra tới vùng nước
xanh xa bờ 5, 7 cây số. về đến
Lăng Ông mới
tổ chức nghi thức tế lễ chính và thỉnh Ông vào chánh điện an vị. bà con và khách thập phương dâng cúng
phẩm vật tại đây cho
đến khuya.