Các khoản giảm trừ doanh thu và cách hạch toán chi tiết – MISA AMIS

Có được doanh thu là một trong những yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp duy trì hoạt động. Chính vì vậy, bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến doanh thu đều khiến cho các công ty phải xem xét và cân nhắc kỹ càng. Hãy cùng tìm hiểu về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu cũng như phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu nhé!

MISA AMISMISA AMIS

Kiều Phương Thanh

là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam. Về tác giả

Bài đã đăng

cac-khoan-giam-tru-doanh-thucac-khoan-giam-tru-doanh-thu

1. Các khoản giảm trừ Doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu là tên gọi để chỉ khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ kế toán. 

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

  • Chiết khấu thương mại

    :

    là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, khoản này ghi nhận vào giảm trừ doanh thu. Mục đích để thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn.

  • Giảm giá hàng bán:

    khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

  • Hàng bán bị trả lại

    :

    Là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách hoặc các nguyên nhân khác 

Lưu ý: Các khoản thuế gián thu như Thuế xuất khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp… theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2015/TT-BTC sẽ loại trừ khỏi doanh thu gộp khi lập Báo cáo tài chính nhưng không ghi nhận vào các khoản giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên theo phụ lục 03-1A/TNDN khi lập Quyết toán thuế TNDN nếu khoản này không tách được ngay khi ghi nhận doanh thu mà ghi nhận vào doanh thu gộp, sau đó định kỳ ghi giảm doanh thu thì sẽ được kê khai tại khoản d, mục 2 (mã chỉ tiêu 07) của phụ lục này.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo pp trực tiếp và khấu trừ

2. Ví dụ về các khoản giảm trừ doanh thu

Ví dụ về các khoản giảm trừ doanh thu phổ biến như khách hàng đã mua sản phẩm và trả lại hàng theo đúng quy định đổi trả của doanh nghiệp, hay doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng,…

3. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu là nghiệp vụ quen thuộc bởi các tình huống giảm trừ doanh thu thường xuyên xuất hiện. Hãy cùng xem nguyên tắc kế toán đối với ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu:

3.1 Tài khoản hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200, các khoản giảm trừ doanh thu được theo dõi và quản lý hạch toán qua Tài khoản 521 (theo điều 81, Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, các khoản giảm trừ doanh thu được hạch toán qua Tài khoản 511

Như vậy, doanh nghiệp cần xác định chế độ kế toán đang thực hiện và lựa chọn đúng tài khoản giảm trừ doanh thu.

3.2 Nguyên tắc định khoản các khoản giảm trừ doanh thu

Khi định khoản các khoản giảm trừ doanh thu

Trong phần chi tiết, MISA trình bày nguyên tắc về các tài khoản 5211, 5212, 5213 – tương ứng với 3 khoản giảm trừ doanh thu là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Đối với các doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán theo thông tư 133, kế toán cần lưu ý các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 không ghi nhận vào tài khoản riêng mà ghi giảm trực tiếp vào tài khoản 511.

Nguyên tắc kế toán của tiểu khoản 5211 – Chiết khấu thương mại

Nếu giá bán phản ánh trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng là giá đã trừ chiết khấu thương mại

Giá bán trên Hóa đơn GTGT/Hóa đơn bán hàng là giá chưa trừ chiết khấu thương mại, chiết khấu tách riêng  

Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (Doanh thu thuần) – Không sử dụng tài khoản 5211

Theo dõi khoản chiết khấu thương mại trên tài khoản 5211, ghi nhận Doanh thu theo giá chưa trừ chiết khấu (Doanh thu gộp)

  • Về việc xuất hóa đơn khi chiết khấu thương mại

    (theo hướng dẫn tại phụ lục TT 39/2014/TT-BTC):

    •  Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT => Khi đó trên hóa đơn giá bán là giá đã trừ đi chiết khấu thương mại. 

    • Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. 

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. 

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Nguyên tắc kế toán của tiểu khoản 5212 –Hàng bán bị trả lại

Tại điểm đ, Mục 1, Điều 81, Thông tư 200/2014/TT-BTC: Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách”.

Quy định về xuất hóa đơn hàng trả lại (theo phụ lục Thông tư 39/2014/TT-BTC)

    • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT.

    • Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

Căn cứ vào hóa đơn xuất trả lại để bên bán và bên mua ghi nhận và hạch toán hàng trả lại.

Nguyên tắc kế toán của tiểu khoản 5213 – Giảm giá hàng bán

Nếu giá bán thể hiện trên Hóa đơn GTGT/Hóa đơn bán hàng là giá đã giảm.

Nếu giảm giá sau khi bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất.

Không sử dụng tài khoản 5213, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (Doanh thu thuần)

Theo dõi khoản giảm giá hàng bán trên tài khoản 5213

3.3 Kết cấu Tài khoản 521

TK 521

Bên nợ:

  • Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

  • Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua.

  • Giá trị hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên có

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số phát sinh nợ trong kỳ sang tài khoản 511” Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

4. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 

Về cơ bản, phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC giống nhau. Tuy nhiên, thay vì theo dõi riêng ở TK 521 như Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản giảm trừ Doanh thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được hạch toán vào bên nợ của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán muốn theo dõi riêng các khoản giảm trừ doanh thu thì cần phải mở sổ chi tiết riêng để theo dõi.

Dưới đây là phương pháp hạch toán giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

4.1 Hạch toán chiết khấu thương mại

  • Trường hợp trên hóa đơn giá bán là giá đã trừ chiết khấu

    • Bên bán

Nợ TK 131, 111, 112 (Tổng tiền thanh toán)

Có TK 511 (Tổng số tiền – Chưa có thuế)

Có TK 3331 (Thuế – GTGT)

    • Bên Mua

Nợ TK 156, 152, 153…

Nợ TK 1331

Có TK 331, 111, 112…

  • Kế toán

    hạch toán chiết khấu thương mại

    khi khoản chiết khấu được thể hiện riêng trên 1 hoá đơn

    • Bên bán:

      (Trường hợp hàng bán ra chịu thuế và đơn vị tính thuế theo pp khấu trừ)

Nợ TK 5211: Khoản CKTM

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra được giảm

Có 111, 112, 131: Tổng số tiền phải thanh toán cho bên mua.

    • Bên mua:

Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền CKTM được hưởng

        Có TK 152, 153, 156: Nếu hàng nhập kho chưa bán

        Có TK 632, 641, 642…: Nếu hàng đã bán hoặc đã sử dụng

        Có TK 133: Giảm thuế GTGT được khấu trừ

Ví dụ: Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội có chính sách chiết khấu thương mại từ ngày 01/09/2021 đến ngày 30/09/2021: Mua 10 cây cọ ARESCA trị giá 5.000.000đ/cây (giá chưa có thuế GTGT 10%), được hưởng CKTM 10% trên giá bán chưa thuế GTGT (500.000đ/cây chưa thuế GTGT). Nếu kết thúc chương trình, tức là hết ngày 30/09/2021 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu thương mại. 

Ngày 03/09/2021: Công ty TNHH Việt Cường mua 5 cây, thanh toán chuyển khoản.

Kế toán Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội viết hóa đơn cho Công ty TNHH Việt Cường theo giá bán chưa được chiết khấu là 5.000.000 đ/cây, chưa có thuế GTGT 10%.

– Ngày 15/09/2021: Công ty TNHH Việt Cường mua 3 cây, thanh toán chuyển khoản.

Kế toán Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội viết hóa đơn theo giá bán chưa được chiết khấu là 5.000.000 đ/cây, chưa có thuế GTGT 10%.

Ngày 25/09/2021: Công ty TNHH Việt Cường mua 2 cây, chưa thanh toán.

Kế toán Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 5.000.000đ/cây, chưa có thuế GTGT 10%.

– Sau ngày 30/09/2021, xét thấy Công ty TNHH Việt Cường đủ điều kiện được hưởng chiết khấu thương mại, kế toán Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội lập bảng kê và viết hóa đơn điều chỉnh và đồng thời giảm vào số tiền nợ chưa thanh toán như sau:

Khi đó hạch toán:

Bên bán (Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội)

Bên mua (Công ty TNHH Việt Cường)

Nợ TK 5211:         5.000.000

Nợ TK 33311:          500.000

Có TK 131:          5.500.000

Nợ TK 331:      5.500.000

Có TK 156: 5.000.000

 Có TK 1331:  500.000

 Lưu ý: Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán có tính chất khác nhau, vì vậy đơn vị cần phân biệt rõ ràng để quản lý và hạch toán đúng bản chất

STT

Tiêu chí so sánh

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thanh toán

1

Điều kiện chiết khấu

Khách hàng mua hàng khối lượng lớn theo quy định

Khi người mua thanh toán trước thời hạn quy định

2

Mục đích chính sách

Thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn

Khuyến khích người mua trả tiền sớm trước quy định

3

Hạch toán (Với người bán)

Ghi nhận vào giảm trừ doanh thu

chi phí tài chính

Ghi nhận vào

4

Hạch toán (Với người mua)

Giảm trừ hàng tồn kho hoặc giảm chi phí (nếu đã bán, đã sử dụng)

Ghi nhận doanh thu tài chính

4.2 Hạch toán Giá trị hàng bán bị trả lại 

  • Bên bán:

    Khi nhận hóa đơn và hàng bán bị trả lại sẽ hạch toán

Nợ TK 5212: Giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331: Thuế GTGT 

Có TK 111, 112, 131…

Đồng thời, ghi nhận giảm giá vốn và nhập lại hàng (Phương pháp kê khai thường xuyên)

Nợ TK 154, 155, 156: Số lượng hàng bị trả lại x đơn giá xuất kho

Có TK 632: Giá vốn 

Trường hợp phát sinh thêm chi phí trả lại hàng.

Nợ TK 641

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

  • Bên mua:

      Xuất hoá đơn, trả lại hàng và hạch toán

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152, 153, 156

Có TK 1331

Khi phát sinh trả lại hàng thì có các chứng từ liên quan như

  • Biên bản ghi nhận lý do trả hàng kiêm bàn giao hàng hóa;

  • Hoá đơn GTGT;

  • Phiếu xuất- nhập kho…

Tải về Mẫu biên bản trả hàng và thu hồi hóa đơn

 4.3 Hạch toán Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán sau khi bán hàng -> bên bán lập hoá đơn điều chỉnh giảm giá thì căn cứ hóa đơn 2 bên hạch toán như sau:

  • Bên bán: (Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền giảm giá cho người mua

Bên mua:

Nợ TK 331, 111, 112: Tổng số tiền giảm giá nhận được từ bên bán

Có Tk 152, 153, 156: Nếu hàng nhập kho chưa bán

Có TK 632: nếu hàng đã bán

Có TK 1331: thuế GTGT

Các chứng từ liên quan như: 

  • Văn bản về việc chấp thuận giảm giá;

  •  Hoá đơn GTGT…

Ví dụ: Ngày 02/10/2021, Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội bán cho Công ty TNHH Việt Cường 1 chậu lan hồ điệp đơn giá 10.000.000đ. Khi giao hàng, Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội đã xuất hóa đơn như sau:

– Ngày 08/10/2021, Công ty TNHH Việt Cường phát hiện ra chậu lan bị héo mất 2 bầu. Nhưng vì không muốn đổi hoặc trả lại nên Công ty TNHH Việt Cường đã đề nghị Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội giảm giá.

    Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội đồng ý giảm giá và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán.

Cách hạch toán

ĐVT: VND

Bên bán (Công ty TNHH thương mại cây xanh Hà Nội)

Bên mua (Công ty TNHH Việt Cường)

Nợ TK 5213:                    2.000.000

Nợ TK 3331:                       200.000

Có TK 111, 112, 131: 2.200.000

Nợ TK 331, 111, 112:                  2.000.000

Có TK 152, 153, 156, 632:     200.000

Có TK 1331:                        2.200.000

5. Các lưu ý khi kiểm tra, thanh tra, quyết toán thuế đối với các khoản giảm trừ Doanh thu

Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể tìm cách “hợp thức hoá” các khoản giảm trừ Doanh thu không thực sự phát sinh nhằm làm giảm doanh thu dẫn đến giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy, nhằm tránh tình trạng gian lận thuế xảy ra ở các Doanh nghiệp, đối với những khoản giảm trừ Doanh thu, cơ quan thuế đã có những biện pháp thanh, kiểm tra khá chặt chẽ. Các khoản giảm trừ Doanh thu không được cơ quan thuế chấp nhận như:

  • Khoản giảm trừ Doanh thu tại các Công ty xây dựng bởi Doanh nghiệp xây dựng chỉ ghi nhận Doanh thu khi đã thống nhất và bàn giao tài sản, nếu công trình kém chất lượng thì được bảo hành công trình theo điều khoản quy định trong hợp đồng dẫn đến việc tăng chi phí chứ không phải giảm trừ doanh thu;

  • Chiết khấu thương mại không thể hiện trên hóa đơn, thiếu các văn bản về chính sách Chiết khấu thương mại cho khách hàng;

  • Hàng bị trả lại nhưng không có hoá đơn xuất trả của bên mua;

  • Giảm giá hàng bán không đăng ký chương trình khuyến mại hoặc mức giảm giá trên 50%

    (theo quy định tại Luật thương mại 2005; Nghị định 81/2018/NĐ-CP).

Kế toán cần hiểu đúng và trung thực về bản chất của các khoản giảm trừ doanh thu để giải trình chính xác, hợp lý, có cơ sở cho những “thắc mắc” của cơ quan quản lý thuế.

6. Câu hỏi thường gặp về giảm trừ doanh thu

6.1 Làm sao kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu?

Cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu diễn ra như các bút toán kết chuyển thông thường. Tuy nhiên, kế toán cần đặc biệt lưu ý ở chỗ, đối với các doanh nghiệp theo thông tư 200 thì có tài khoản riêng cho các khoản giảm trừ doanh thu là tài khoản 521 còn đối với các doanh nghiệp 

6.2 Cách hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu trên misa

Cách 1:  Anh/Chị vào Nghiệp vụ/ Bán hàng/ Giảm giá hàng bán/ Thêm/ Chọn các mặt hàng cần điều chỉnh, khai báo số tiền giảm, khai báo các thêm các thông tin khác nếu cần rồi nhấn Cất.

cac-khoan-giam-tru-doanh-thucac-khoan-giam-tru-doanh-thu

Cách 2: Anh/chị vào phân hệ Tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác, hạch toán Nợ 511/ Có TK liên quan để hạch toán giảm doanh thu:

Các khoản giảm trừ doanh thu là một trong những căn cứ để xác định chính xác doanh thu của doanh nghiệp. Bởi vậy, kế toán doanh nghiệp cần thực hiện ghi nhận và theo dõi các khoản này khi có phát sinh. Với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ mà nhất là phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng quá nhiều khi ghi nhận và theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu:

  • Chiết khấu thương mại:

    • Theo dõi hạch toán mua hàng có chiết khấu

    • Theo dõi hạch toán bán hàng có chiết khấu

    • Theo dõi phân bổ chiết khấu

  • Giảm giá hàng bán:

    • Theo dõi hạch toán mua hàng được giảm giá

    • Theo dõi hạch toán bán hàng phải giảm giá

  • Hàng bán bị trả lại:

    • Theo dõi hàng bán bị trả lại

    • Theo dõi trả lại hàng bán 

Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng tiện ích mới, hỗ trợ công tác kế toán tại doanh nghiệp như:

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

  • Kết nối ngân hàng điện tử: các quy định hiện nay khiến việc doanh nghiệp phải giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến hơn, đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy phần mềm online MISA AMIS cho phép kết nối ngân hàng điện tử mang đến lợi ích về thời gian, công sức và tiền của cho doanh nghiệp và cho kế toán.

  • Kết nối với Cơ quan Thuế: Việc kê khai và nộp thuế điện tử hiện nay đang là xu thế và phần mềm online MISA AMIS với tiện ích mTax cho phép kế toán có thể kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm.

  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Phần mềm online MISA AMIS nằm trong một hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm quản lý mang đến giải pháp tổng thể cho quản trị doanh nghiệp.….

CTA nhận tư vấnCTA nhận tư vấn

Nhanh tay đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày AMIS Kế toán tại đây.

Tác giả: Phan Trần Thùy Dương

 5,239 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]