Các khái niệm trong xây dựng | Xây Dựng Số

Menu

Các khái niệm trong xây dựng






Xây dựng là một lĩnh vực lớn bao gồm tất cả các nhà thầu, thi công công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình,.. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực xây dựng, chúng ta nên nắm chắc được các khái niệm để có một cái nhìn bao quát hơn.

Xây dựng là một lĩnh vực lớn

Các khái niệm về xây dựng

  1. Hoạt động xây dựng

    : Bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

  2. Xây dựng công trình

    : Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng avf các công trình khác.

  3. Thiết bị lắp đặt vào công trình

    : Bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

  4. Thi công xây dựng công trình

    : Bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, ửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.

  5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

    : Bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.

  6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội

    : Bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.

  7. Chỉ giới đường đỏ

    : Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

  8. Chỉ giới xây dựng

    : Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.

  9. Quy hoạch xây dựng

    : Là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

  10. Quy hoạch xây dựng vùng

    : Là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.

  11. Quy hoạch chung xây dựng đô thị

    : Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- Xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.

  12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

    : Là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình.

  13. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

    : Là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn.

  14. Điểm dân cư nông thôn

    : Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc(gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.

  15. Thiết kế đô thị

    : Là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.

Khái niệm về đô thị và đơn vị ở

  1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình

    : Là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.

  2. Dự án đầu tư xây dựng công trình

    : Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầ tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

  3. Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình

    : Là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.

  4. Quy chuẩn xây dựng

    : Là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xấy dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng  ban hành.

  5. Tiêu chuẩn xây dựng

    : Là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.

  6. Chủ đầu tư xây dựng công trình

    : Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

  7. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng

    : Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

  8. Tổng thầu xây dựng

    : Là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

  9. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng

    : Là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

  10. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng

    : Là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

  11. Nhà ở riêng lẻ

    : Là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

  12. Thiết kế cơ sở

    : Là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

  13. Giám sát tác giả

    : Là hoặt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.

  14. Sự cố công trình xây dựng

    : Là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.

Khái niệm về sự cố công trình

Tất cả các khái niệm trên đều bao quát được tất cả phạm vi thuộc lĩnh vực xây dựng. Ngành xây dựng rất rộng lớn, vì vậy, để hiểu được hết các quy định và khái niệm cần rất nhiều thời gian.

Ngành xây dựng là gì?

Thiết kế xây dựng là gì?