Các giao dịch không dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt?

Các giao dịch không dùng tiền mặt? Quy định thanh toán không dùng tiền mặt? Trường hợp thanh toán nào không được phép sử dụng tiền mặt? Các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt?

    Với sự phát triển của nền kinh tế thị trưởng, việc kiểm soát các doanh nghiệp về vấn đề tài chính là rất quan trọng. Đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị lớn Nhà nước rất khó kiểm soát các khoản thu chi. Trong các giao dịch lớn nên các cá nhân, tổ chức phải đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc các loại thuế khác. Vì vậy, không thực hiện thanh toán bằng tiền mặt sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện dễ dàng việc thu thuế, tránh tình trạng trốn thuế ở một số nơi. Việc thanh toán không dùng tiền mặt mà thông qua một cách thức khác như séc, chuyển tiền thì sẽ căn cứ, giấy tờ chứng minh việc thực hiện giao dịch đó.

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    1. Giao dịch dân sự không dùng tiền mặt là gì?

    Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:

    Điều 116. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Và giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

    –      Bằng lời nói;

    –      Bằng văn bản. Trong đó giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản;

    –      Bằng hành vi cụ thể.

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

    Theo đó, giao dịch dân sự không dùng tiền mặt được hiểu là những giao dịch đó không được thanh toán bằng tiền mặt.

    Xem thêm: Thanh toán bằng tiền mặt trên 20 triệu có được chấp nhận không?

    2. Những giao dịch dân sự không được thanh toán bằng tiền mặt:

    Để bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tạo thuận lợi cho việc giải ngân vay vốn, Ngân hàng nhà nước đã ra Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

    Theo đó, Điều 4 Thông tư trên quy định rõ, khi giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

    Ngoài ra, Nghị định 222/2013/NĐ-CP cũng quy định các giao dịch sau đây bắt buộc không được dùng tiền mặt:

    Những giao dịch không được thanh toán bằng tiền mặt gồm:

    Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2017/TT-NHNN, quy định rằng khi giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

    Điều 4. Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

    1. Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Việc chuyển số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tổ chức tín dụng cho vay thực hiện ngay trong ngày giải ngân vốn vay theo mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay; trường hợp việc giải ngân vốn vay thực hiện sau giờ giao dịch thanh toán trong ngày của tổ chức tín dụng cho vay thì việc chuyển tiền được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo của tổ chức tín dụng đó.

    Thứ hai, Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch.

    Thứ ba, Đối với các giao dịch chứng khoán thì Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong hai trường hợp là Trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trong các giao dịch đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán

    Thứ tư, Giao dịch tài chính của doanh nghiệp thì Các doanh nghiệp không sử dụng giao dịch bằng tiền mặt trong hai trường hợp là trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp hoặc khi vay và cho vay lẫn nhau. Cụ thể quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT – BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp.

    Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác

    1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

    2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

    a) Thanh toán bằng Séc;

    b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

    c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

    Thứ năm, Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

    Chi tiết tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, để có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các doanh nghiệp cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên. Các trường hợp chi tiết được quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC.

    Sở dĩ những giao dịch trên không được phép thanh toán bằng tiền mặt vì chủ yếu đây là những giao dịch có giá trí lớn. Vì là giao dịch lớn nên các cá nhân, tổ chức phải đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc các loại thuế khác. Vì vậy, không thực hiện thanh toán bằng tiền mặt sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện dễ dàng việc thu thuế, tránh tình trạng trốn thuế ở một số nơi. Ngoài ra Nhà nước quy định không được sử dụng tiền mặt bởi các giao dịch này để có thể kiểm soát ngân sách thu chi của Nhà nước một cách tốt nhất. Việc thanh toán không bằng tiền mặt mà thông qua một cách thức khác như séc, chuyển tiền thì sẽ căn cứ, giấy tờ chứng minh việc thực hiện giao dịch đó.

    Xem thêm: Áp dụng phương thức thanh toán để hưởng thuế suất 0%

    3. Các văn bản quy định về giao dịch không dùng tiền mặt:

    Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà chỉ là tiền ghi sổ, nghĩa là dựa trên số tiền tại tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.

    Việc thanh toán được tiến hành bằng cách chích chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

    Phương thức này góp phần làm cho quá trình thanh toán trở nên an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, giúp tăng nhanh vòng quay của vốn; đồng thời làm giảm chi phí lưu thông do không phải vận chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi khác.

    Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật, Nghị định về thuế giá trị gia tăng

    Để được khấu trừ thuế, Doanh nghiệp không dùng tiền mặt trong các trường hợp:

    – Hóa đơn mua vào (bao gồm cả VAT) có giá trị trên 20 triệu.

    – Nhiều hóa đơn của 1 nhà cung cấp được xuất trong cùng 1 ngày có giá trị trên 20 triệu

    – Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 01/01/2014.

     Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt

    – Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

    – Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

    – Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 01/03/2014.

    Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật, Nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp

    Để chi phí mua hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN), Doanh nghiệp không dùng tiền mặt trong các trường hợp:

    – Hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả VAT), hóa đơn bán hàng có giá trị trên 20 triệu.

    – Nhiều hóa đơn của một nhà cung cấp được xuất trong cùng một ngày (gồm hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng) có giá trị trên 20 triệu.

    – Ngày bắt đầu có hiệu lực: Từ ngày 02/08/2014

    Xem thêm: Thanh toán điện tử là gì? Hệ thống thanh toán trên mạng là gì?

    4. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:

    Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Mastercard, Visa card…

    Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến sau:

    + Séc thanh toán: séc chuyển khoản, séc được bảo chi, séc được bảo lãnh

    + Uỷ nhiệm chi

    + Uỷ nhiệm thu

    + Thẻ thanh toán

    + Thư tín dụng nội địa

    Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu nhất ở Việt Nam hiện nay.

    Séc thanh toán

    Séc thanh toán là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Ở Việt Nam séc được đưa Uỷ nhiệm chi

    Uỷ nhiệm chi là lệnh của người trả tiền cho ngân hàng về việc trích chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản chủ nợ. Đây là 1 hình thức thanh toán khá phổ biến trong nền kinh tế khi các nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.

    Uỷ nhiệm thu

    Uỷ nhiệm thu là lệnh của người thụ hưởng, ra lệnh cho ngân hàng thu tiền của người mua hàng.

    Thẻ thanh toán

    Thẻ thanh toán là một trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

    Thư tín dụng nội địa

    Thư tín dụng nội địa là một trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay.

    Thư tín dụng nội địa định nghĩa là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính nhằm cung cấp một sự đảm bảo trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.

    So với nhiều nước phát triển thì tại Việt Nam các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này chỉ mới xuất hiện và còn rất nhiều bất cập trong quá trình sử dụng.