Các chức năng của tiền tệ và Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
Tiền tệ là đơn vị được pháp luật quy định và có chức năng hợp pháp cho nên kinh tế tại quốc gia. Vậy chức năng của tiền tệ là gì? Hãy đưa ra các ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ?Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê để giải đáp các câu hỏi trên:
Mục Lục
1. Các chức năng của tiền tệ
Tiền tệ là một sản phẩm tư pháp của nền kinh tế hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đây cũng là sản phẩm của sự phát triển mô thuận giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự phát triển của xã hội gắn liền với sự phát triển của tiền tệ và sự ra đời và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa.
Tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Qua quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra: hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung. Hình thái giá trị ở toàn bộ hoặc mở rộng xuất hiện sau một lần phân công lao động lần thứ nhất; giá trị của vật sẽ không biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa khác nhau. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt có hai thuộc tính là: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ là do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra quyết định, làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản. Đây được xem là loại hàng hóa.
Tiền tệ có chức năng là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng của tiền tệ đều sẽ có vai trò đối với sự vận hành của thị trường.
– Đối với chức năng là thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa; Để có thể đo lường giá trị của các hàng hóa đó thì bản thân của tiền tệ cũng phải có giá trị. Do đó, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để tiến hành đo lường giá trị hàng hóa không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ còn so sánh với lượng vàng là có thể đo lường được. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả của hàng hóa hay là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả của hàng hóa sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền, quan hệ cung – cầu về hàng hóa. Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả lên các nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả. Giá trị hàng hóa tiền tệ sẽ không làm thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả của nó. Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì chính tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định năm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa; Đơn vị đó có thể là trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ;
– Đối với chức năng làm phương tiện lưu thông: tiền sẽ làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Và để làm được chức năng lưu thông hàng hóa thì phải có tiền mặt; trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa sẽ đưa ra công thức lưu thông hàng hóa như sau: H – T – H; khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán vàng đi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chưa được mầm móng của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông thì tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi hay bạc nén; nhưng lâu dần sẽ thay thế bằng tiền đúc. Và tiền lúc bị hao mòn dần cũng như mất một phần giá trị nhưng nó vẫn sẽ được xã hội chấp nhận như tiền lúc đủ giá trị. Giá trị thực của tiền sẽ tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Khi tiến hành đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng hóa mà mình cần làm phương tiện lưu thông tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.
– Đối với chức năng làm phương tiện cất trữ: Để tiến hành làm phương tiện cất trữ thì tiền sẽ được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Để thực hiện chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải có đủ giá trị như: tiền, vàng, bạc. Đây là chức năng làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu quá trình sản xuất tăng dẫn đến hàng hóa trở nên nhiều hơn thì tiền cất trữ sẽ được đưa vào trong lưu thông.
– Đối với chức năng tiền tệ thế giới: khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ sẽ trở thành chức năng tiền tệ thế giới. Để thực hiện được chức năng này thì tiền phải có đủ giá trị, phải trở thành hình thái ban đầu của nó là vàng. Vàng sẽ được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế là biểu hiện của cải của xã hội.
Các chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa sẽ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự gắn kết và phát triển các chức năng của tiền tệ sẽ phản ánh sự phát triển của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Quy luật lưu thông của tiền tệ
Lưu thông tiền tệ là việc lưu thông trên thị trường nhằm định giá cho các sản phẩm, dịch vụ, phản ánh sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế trong quy luật của nó. Tính chất lưu thông sẽ được thực hiện tự do theo nhu cầu của những chủ thể tham gia trong thị trường. Tiền tệ sẽ được phát hành bởi quốc gia nên sẽ chịu sự quản lý và giám sát của những mục đích lưu thông cụ thể của quốc gia đó. Những tính chất lưu thông sẽ được hình thành trước khi thông qua phát hành tiền mặt. Trong quá trình tiến bộ và phát triển công nghệ và kĩ thuật thì những lưu thông không dùng tiền mặt sẽ được sử dụng. Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật tự xây dựng và thực hiện trong quá trình kinh tế được lưu thông trên thị trường. Phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Tính chất cân đối hai điều tiết được thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước và bảo đảm cho những nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận của từng cá nhân và tổ chức. Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế; Đặc biệt là giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc lạm phát.
Trong quy luật lưu thông tiền tệ thì nội dung sẽ chỉ ra số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả sản phẩm trong lưu thông; và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó. Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ sẽ được xác định bằng tổng giá cả của sản phẩm lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền. Trong đó:
– Tốc Độ lưu thông của đồng tiền và số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ. Đây sẽ phản ánh cán cân cung cầu thực tế trên thị trường; khi thấy tiềm năng của giao dịch hoặc lợi nhuận qua việc đầu tư thì tiền tệ sẽ được tham gia và luân chuyển thường xuyên với những chủ sử hữu khác nhau => phản ánh những tính chất quay vòng hay làm nên giá trị mới cho nền kinh tế;
– Tổng giá cả của mỗi loại sản phẩm tăng giá cả nhầm với khối lượng đưa vào lưu thông của sản phẩm đó. Phản ánh những giá trị quy đổi ra tiền tệ của tất cả sản phẩm trong giai đoạn cụ thể. Tổng giá cả của sản phẩm lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả những loại sản phẩm lưu thông; Bấy giờ, giá trị này sẽ phản ánh nhu cầu được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
Từ đó, nhà nước sẽ tính toán và cân đối lượng kiện để thực hiện cho lưu thông trên thị trường và mang đến hiệu quả nhất định đối với nền kinh tế.
3. Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đánh giá sự phát triển của đất nước. Quy luật lưu thông tiền tệ giúp cho chính phủ căn cứ để phát hiện cho việc lưu thông và có vai trò như hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều hòa tiền tệ có đi không chế được việc kiểm soát lạm phát, cùng cố sức mua để đồng tiền có thể chuyển đổi. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế theo hướng ngày càng phát triển vững mạnh và thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện vật chất. Việc quản lý quy luật lưu thông tiền tệ sẽ tránh khỏi những nguy cơ dẫn đến lạm phát và mất giá trị của đồng tiền.
4. Một số ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
– Ví dụ 1: Gia đình ông A hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng nông sản. Trong vụ vừa qua, Gia đình ông đã gieo trồng và sản xuất rau củ quả vụ mùa đông có diện tích là 0,3 ha; Gia đình ông đã phải đầu tư số tiền lớn rơi vào khoảng 2,5 tỷ đồng. Với số tiền đầu tư này thì ông đã chi trả cho các khoản: lao động, giống cây, phân bón, dụng cụ chăm sóc trong vòng 4 tháng. Và đến thời kỳ thu hoạch thì gia đình ông đã bán và thu về được số tiền là 3,7 tỷ đồng. Như vậy, tao thấy dằng quy luật lưu thông tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình ông A. Do hoạt động kinh doanh buôn bán nên ông đã bỏ ra số tiền đầu tư vào quá trình sản xuất; sau đó đã thu lại về tiền khi bán hàng hóa. Chính lúc này, hàng hóa của ông đã được lưu thông và số tiền mà ông thu về được sẽ thực hiện các chức năng của tiền tệ; trong đó một phần sẽ được thực hiện cho việc sản xuất và lưu thông hàng hóa cho các lần kinh doanh và sản xuất tiếp theo.
– Ví dụ 2: Anh B kinh doanh mặt hàng nông sản là kinh doanh gạo, nên khi tiến hành để cố gắng buôn bán thì anh B phải nhập về khoảng 10 tấn gạo với giá trị là 150 triệu đồng. Và số lượng gạo này sẽ được đem đi bán cho những người đang còn nhập gạo. Đây thể hiện cho việc hàng hóa sẽ được lưu thông đến tay người tiêu dùng thì người kinh doanh sẽ bỏ một giá trị tiền tệ nhất định nhằm đưa hàng hóa ra quá trình lưu thông. Và giá trị tiền tệ sẽ tỷ lệ thuận với tổng giá cả của hàng hóa được đem ra lưu thông.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời.