Các câu hỏi đề mở môn triết học và hướng dẫn trả lời – Các câu hỏi đề mở môn triết học và hướng dẫn – Studocu
Các câu hỏi đề mở môn triết học và hướng dẫn trả lời
Mục Lục
HỆ THỐNG CÂU HỎI
ĐÁP ÁN GỢI MỞ
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước CN).
Nguồn gốc nhận thức: Để tồn tại và thích nghi với trong thế giới, con người cần phải có hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như về bản thân. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, những câu hỏi như: Thế giới xung quanh ta là gì? Nó có bắt đầu và kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối thế giới? Con người là gì? Nó được sinh ra như thế nào và có quan hệ như thế nào với thế giới bên ngoài? Bản chất đích thực của cuộc sống nằm ở đâu? v.v. đã được đặt ra ở một mức độ nhất định, dưới hình thức nhất định, và đã được đặt ra ngay từ thời nguyên thủy.
Tuy nhiên, chỉ đến thời kỳ cổ đại, khi mà tri thức của con người về thế giới đã tích lũy tới một mức độ cho phép, khả năng tư duy của con người đã được “mài sắc” và nâng cao tới mức cho phép đủ để diễn tả thế giới một cách trừu tượng bằng hệ thống phạm trù, khái niệm trừu tượng, thì lúc đó, những câu hỏi trên mới được trả lời một cách sâu sắc. Nói cách khác, khi con người đạt tới trình độ phát triển tư duy trừu tượng, chỉ tới lúc đó, triết học với tính cách là lý luận, là hệ thống quan niệm chung nhất về thế giới và cuộc sống con người mới ra đời.
Nguồn gốc xã hội: Thứ nhất, đó là sự phát triển của sản xuất vật chất và quá trình phân công lao động xã hội. Để triết học ra đời cần phải có những người chuyên lao động trí óc. Bởi vì, chỉ có họ mới có thể khái quát những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được thành hệ thống các quan niệm có tính chỉnh thể về thế giới – tức tri thức triết học. Sự phát triển của sản xuất vật chất đến mức nào đó sẽ dẫn tới sự phân công lao động xã hội, phân chia thành hai loại lao động: lao động chân tay và lao động trí óc. Chính sự xuất hiện lao động trí óc, biểu hiện ở sự ra đời tầng lớp trí thức đã tạo điều kiện cho triết học ra đời.
Thứ hai, cùng với quá trình phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội, sự phân chia giai cấp trong xã hội thành thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột, cũng như sự xuất hiện quá trình đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị, bị bóc lột chống giai cấp thống trị, bóc lột cũng là nguồn gốc xã hội của sự ra đời triết học. Bởi vì, nhằm để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mà mình đại diện,các nhà tư tưởng đã xây dựng các học thuyết triết học khác nhau, với những quan điểm chính trị khác nhau. Trên thực tế, từ khi ra đời, triết học luôn mang tính giai cấp, nghĩa là nó luôn phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao triết học không ra đời ở thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ mà chỉ đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với việc xã hội xuất hiện phân chia giai cấp và sự ra đời bộ phận lao động trí óc thì triết học mới ra đời.
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất (hay giữa tư duy và tồn tại / tinh thần và tự nhiên). Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Angghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” . Sở dĩ gọi vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học vì:
Thứ nhất, đây chính là vấn đề liên quan trực tiếp tới vấn đề quan hệ giữa linh hồn của con người với thể xác mà ngay từ thời cổ xưa con người đã đặt ra. Chính từ việc giải thích những giấc mơ, người xưa đi tới quan niệm về sự tách rời giữa linh hồn và thể xác, về sự bất tử của linh hồn. Từ đó nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con người với thế giới bên ngoài. Khi triết học ra đời với tư cách lý luận về thế giới và về quan hệ giữa con người với thế giới thì nó không thể không giải quyết vấn đề này.
Thứ hai, suy cho cùng, tất cả các hiện tượng xảy ra trong thế giới đều có thể qui về một trong hai mảng hiện tượng lớn nhất trong thế giới – hoặc nó thuộc mảng hiện tượng vật chất, hoặc nó thuộc mảng hiện tượng tinh thần. Vấn đề quan hệ giữa tinh thần và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại chính là vấn đề quan hệ giữa hai mảng hiện tượng lớn nhất này trong thế giới. Triết học với tư cách lý luận chung nhất về thế giới không thể không đề cập, giải quyết quan hệ giữa chúng. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, tất cả các học thuyết triết học, dù chúng có sự khác nhau như thế nào thì cũng phải trả lời các câu hỏi như: Tư duy con người có quan hệ thế nào với sự vật bên ngoài? Thế giới được tạo ra trong đầu óc con người có quan hệ thế nào với thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người? Tư duy con người có khả năng hiểu biết được tồn tại bên ngoài hay không? v.v..
Có thể khẳng định ngắn gọn: vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, hay giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của mọi triết học, mà nếu không giải quyết vấn đề này thì một học thuyết nào đó không thể gọi là học thuyết triết học đúng nghĩa được. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học chính là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của bất kỳ một học thuyết triết học hay một triết gia nào.
Về nội dung, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mà ở mỗi mặt, các nhà triết học phải trả lời cho một câu hỏi lớn: Một là, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Hai là, ý thức con người có thể phản ánh trung thực thế giới bên ngoài không? nói cách khác, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Một là, nguồn gốc nhận thức luận: Đó là sự tuyệt đối hóa, thổi phồng mặt tích cực của nhân tố ý thức con người, trong nhận thức và thực tiễn. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm triết học biểu hiện ở việc khẳng định về sự tồn tại trước và có vai trò quyết định của nhân tố ý thức, tinh thần đối với nhân tố vật chất trước hết bắt nguồn từ chỗ trong cuộc sống con người (cả trong nhận thức và thực tiễn), ý thức có vai trò rất to lớn, tích cực. Chính xuất phát từ khả năng sáng tạo của ý thức, tư duy con người với những “mô hình” tồn tại trong đầu, thông qua hoạt động thực tiễn của con người đã cho ra đời cả một thế giới các sự vật mới, đã làm cho bộ mặt của thế giới vật chất, của xã hội biến đổi sâu sắc.
Tương tự, trong nhận thức cũng vậy, để đi tới sự đánh giá nhất định về sự vật, hiện tượng bên ngoài, đòi hỏi người ta phải thông qua ý thức, cảm giác, phải dựa vào vốn hiểu biết cũng như năng lực tư duy nhất định của mình. Từ thực tế đó, các nhà triết học duy tâm đi tới quan điểm cho rằng nhân tố ý thức, tinh thần có trước sự vật bên ngoài, tồn tại độc lập với sự vật bên ngoài, thậm chí quyết định sự tồn tại sự vật bên ngoài. Họ không biết rằng hay cố tình không biết, xét cho tới cùng, những hình ảnh trong đầu, những “mô hình” có sẵn, chỉ có thể có được thông qua sự phản ánh các sự vật hiện tượng bên ngoài vào đầu óc của con người. Có thể khẳng định, chủ nghĩa duy tâm thể hiện một quan điểm phiến diện, đối với vai trò nhân tố ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cũng từng chỉ rõ: “Theo quan điểm của một chủ nghĩa duy vật thô lỗ, giản đơn, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá (…) của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa” ( ).
Hai là, nguồn gốc xã hội: Đó là sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong các chế độ xã hội có sự phân chia giai – tầng, đẳng cấp: thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Trong chế độ xã hội này, sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay được biểu hiện cụ thể bằng địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay. Tình trạng đó đã dẫn tới quan niệm cho rằng nhân tố tinh thần, tư tưởng có vai trò quyết định tới sự biến đổi, phát triển của xã hội nói riêng, thế giới nói chung. Chẳng hạn như Nho giáo quan niệm rằng yếu tố đạo đức đóng vai trò quyết định sự ổn định và phát triển của xã hội. Quan điểm duy tâm này lại được các giai cấp thống trị đương thời ủng hộ, bảo vệ để làm cơ sở lý luận cho các quan điểm chính trị – xã hội nhằm duy trì địa vị thống trị của mình. Chính vì thế mà trong lịch sử triết học, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và của nghĩa duy tâm thường gắn liền với các cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng chính trị. Chủ nghĩa duy vật thường gắn liền với tư tưởng chính trị dân chủ, tôn trọng các quyền lợi cơ bản của giới lao động chân tay, bị trị trong xã hội. Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tư tưởng chính trị độc đoán, phi dân chủ, thiếu tôn trọng, thậm chí không quan tâm tới quyền lợi của người lao động bị trị.
Cơ sở của sự ra đời và tồn tại thuyết không thể biết là:
Thứ nhất, xuất phát từ những khó khăn mà con người vấp phải trong quá trình nhận thức, đánh giá về sự vật, hiện tượng. Năng lực nhận thức của mỗi con người, của cả loài người ở mỗi giai đoạn lịch sử là có giới hạn. Các giác quan của con người với tư cách là các cơ quan nhận thức cơ bản đầu tiên hạn chế trước sự biến đổi, phát triển của thế giới khách quan (cả về mặt không gian và thời gian). Từ những khó khăn thực tế đó, thuyết không thể biết đi tới kết luận con người hoàn toàn không có khả năng đánh giá đúng được sự vật, hiện tượng, không có khả năng nhận thức được đúng đắn thế giới.
Thứ hai, xuất phát từ tính tương đối của chân lý. Chân lý với tính cách là sự hiểu biết đúng đắn về sự vật khách quan không chỉ có tính tuyệt đối mà còn có tính tương đối. Tính tương đối của chân lý biểu hiện ở chỗ, do sự vật luôn tồn tại trong trạng thái vận động không ngừng cho nên một đánh giá đúng về sự vật trong điều kiện, hoàn cảnh này được coi là chân lý, lại có thể trở thành sai lầm trong điều kiện, hoàn cảnh khác. Sai lầm của thuyết không thể biết ở đây là đã tuyệt đối hóa tính tương đối đó của chân lý, dẫn tới hoài nghi về tính đúng đắn của chân lý và cuối cùng phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Thực ra, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đúng được sự vật khách quan, có khả năng nhận thức được thế giới. Hơn nữa, con người còn có thể kiểm tra được một đánh giá nào đó về sự vật hiện tượng khách quan bên ngoài là đúng hay sai bằng thực tiễn. Nếu thông qua thực tiễn, người ta có thể tái tạo ra được sự vật dựa trên những hiểu biết về nó thì điều đó chứng tỏ sự hiểu biết đó về sự vật là đúng.
Ph.Ăngghen đã từng vạch rõ sự hạn chế của phương pháp siêu hình là “Chỉ nhìn thấy những sự vật mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” .
Phương pháp biện chứng là hệ quả tất yếu của quan điểm biện chứng, – quan điểm khẳng định các sự vật hiện tượng đều luôn tồn tại trong trạng thái vận động và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Do đó, muốn nhận thức đúng về sự vật, cần phải nhận thức, xem xét sự vật trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng của nó, trong trạng thái quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau giữa nó với các sự vật khác xung quanh.
Có thể kết luận rằng: Sự khác biệt căn bản giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng là ở chỗ, phương pháp siêu hình nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc, máy móc;
còn phương pháp biện chứng nhìn nhận, xem xét sự vật với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Phương pháp biện chứng không chỉ nhìn thấy những sự vật cụ thể mà còn thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, sự diệt vong của chúng; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật; không chỉ “thấy cây mà còn thấy cả rừng”. Đối với phương pháp siêu hình thì, sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; hoặc là thế này, hoặc là thế khác; “hoặc là… hoặc là…”, chứ không thể vừa là thế này vừa là thế khác; “vừa là… vừa là…”. Đối với phương pháp biện chứng thì, một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia, “vừa là… vừa là…”. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực khách quan đúng như nó đang tồn tại. Vì vậy, phương pháp biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.
Câu 4: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. 1. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội a) Vai trò thế giới quan + Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí con người trong thế giới cũng như về bản thân cuộc sống con người. Thế giới quan có vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống của mình ; bởi lẽ trong thế giới quan bao gồm không chỉ yếu tố tri thức mà trong đó còn có cả yếu tố tình cảm, niềm tin, lý tưởng, biểu hiện
thái độ sống của con người.
Trong thế giới quan, mặc dù có cả các yếu tố khác như niềm tin, lý tưởng nhưng yếu tố tri thức đóng vai trò quyết định. Bởi lẽ, tri thức chính là nền tảng, cơ sở của sự xác lập niềm tin và lý tưởng. Niềm tin của con người cần phải dựa trên cơ sở tri thức. Nếu niềm tin không được xây dựng trên cơ sở tri thức thì niềm tin đó sẽ biến thành niềm tin mù quáng. Tương tự, lý tưởng cũng phải dựa trên cơ sở tri thức. Nếu lý tưởng không dựa vào tri thức thì lý tưởng đó sẽ biến thành sự cuồng tín.
Tuy nhiên, tự bản thân tri thức chưa phải là thế giới quan. Tri thức chỉ gia nhập thế quan, trở thành một bộ phận của thế quan chừng nào nó chuyển thành niềm tin và cao hơn, chuyển thành lý tưởng sống của con người, mà vì lý tưởng sống đó, người ta sẵn sàng hy sinh bản thân mình. Bởi lẽ, chỉ khi nào tri thức chuyển thành niềm tin, lý tưởng thì tri thức đó mới trở nên bền vững, trở thành cơ sở cho mọi hoạt động của con người.
Như vậy có thể nói, thế giới quan có một kết cấu khá phức tạp, trong đó các yếu tố tri thức, niềm tin, lý tưởng của thế giới quan không tách rời nhau mà hoà quyện vào nhau, tạo thành một thể thống nhất trên cơ sở của tri thức để định hướng mọi hoạt động của con người. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập một nhân sinh quan tích cực, biểu hiện bằng thái độ sống tích cực. Vì thế, trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mức độ phát triển, trưởng thành của một cá nhân cũng như một cộng đồng nhất định. Chẳng hạn, thời kỳ nguyên thủy, con người nguyên thủy có thế giới quan huyền thoại chứa đựng nhiều tư tưởng phi thực tế, phi khoa học, điều đó cho thấy trình độ quá lạc lậu, mông muội của họ.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù trong thế giới quan ngoài yếu tố tri thức còn có niềm tin, lý tưởng v.v…, hơn nữa trong yếu tố tri thức của thế giới quan không phải chỉ có tri thức triết học mà còn có cả các tri thức khác (bao gồm tri thức khoa học cụ thể và tri thức kinh nghiệm), song tri thức triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Có thể khẳng định, việc tìm hiểu, học tập triết học là một tiền đề quan trọng để nâng cao hiểu biết, trình độ và năng lực tư duy lý luận để từ đó xây dựng được một thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của thế giới và của thời đại.
Vai trò, chức năng phương pháp luận của một học thuyết triết học đối với đời sống con người càng to lớn khi học thuyết đó phản ánh đúng đắn, khoa học trạng thái tồn tại của thế giới khách quan. Việc tìm hiểu, học tập triết học không chỉ góp phần xây dựng một thế giới quan đúng đắn mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành một phương pháp luận chung thật sự đúng đắn, có thể đem lại kết quả tích cực trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi con người.
Tóm lại, triết học đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội. Việc tìm hiểu, vận dụng triết học là một điều kiện không thể thiếu của việc nâng cao hiểu biết và năng lực tư duy lý luận, là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc. Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” ( ). Đồng thời ông cũng chỉ rõ “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” ( ).
Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học Mác cũng chấm dứt quan niệm của triết học cũ coi triết học là “khoa học của các khoa học”, đứng trên mọi khoa học. Trái lại, triết học Mác khẳng định về vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển của bản thân triết học; trong đó, tùy vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi hỏi triết học cũng phải biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho phù hợp.
Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)… Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về điều thiện và làm điều thiện…
Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc, nhưng nó cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống xã hội, và thần bí về đời sống con người.
Câu 7: Trình bày quan niệm về đạo đức – chính trị – xã hội của Nho gia nguyên thủy. Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Hoa nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung. Kinh điển của Nho gia gồm bộ Ngũ kinh và bộ Tứ thư .
Nho gia được Khổng Tử (551 – 479 TCN) sáng lập vào cuối thời Xuân thu; sang thời Chiến quốc, nó bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Tuân Tử (315 – 230 TCN) phát triển Nho gia theo xu hướng duy vật, còn Mạnh Tử (372 – 298 TCN) phát triển Nho gia theo xu hướng duy tâm. Họ bất đồng nhau trong việc lý giải bản tính con người. Tuy nhiên, Mạnh Tử, đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy . Vì vậy, Nho gia nguyên thủy được coi là triết lý của Khổng Tử và Mạnh Tử. Nội dung chủ yếu của nó bàn về đạo làm người quân tử, cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước bằng đức trị và thực hành chính danh để xây dựng một xã hội đại đồng ,… Triết lý này được trình bày thành một hệ thống bao gồm các tư tưởng về đạo đức – chính trị – xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể khái quát như sau:
Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng xã hội, cơ sở gia đình không phải là những quan hệ kinh tế – xã hội, mà là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là 3 quan hệ (đạo) vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Khi các quan hệ này chính danh, nghĩa là: vua ra vua, tôi ra tôi; cha ra cha, con ra con; chồng ra chồng, vợ ra vợ thì xã hội ổn định, gia đình yên vui; và ngược lại. Xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc loạn lạc, luân thường đạo lý suy đồi, kỷ cương phép nước lõng lẽo là do 3 quan hệ này rối loạn, do danh – thực oán trách nhau, nghĩa là, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi; cha chẳng ra cha, con chẳng ra con; vợ chẳng ra vợ, chồng chẳng ra chồng. Vì vậy, muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại 3 quan hệ đó. Để chấn chỉnh lại 3 quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm cứu cánh.
Khổng Tử ít quan tâm đến các vấn đề nguồn gốc của vũ trụ nên quan điểm của ông về trời – đất, quỷ – thần không rõ ràng . Tuy nhiên, để tìm chỗ dựa vững chắc cho lý luận của mình, Khổng Tử xây dựng thuyết Thiên mệnh.
Xuất phát từ vũ trụ quan của kinh Dịch, Khổng Tử cho rằng, vạn vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cưỡng lại được, mà nền tảng tận cùng của trật tự đó là Thiên mệnh. Còn sự hiểu biết được Thiên mệnh là điều kiện tiên quyết để trở thành con người hoàn thiện . Xuất phát từ quan điểm Thiên mệnh, Khổng Tử và các nhà Nho tìm kiếm sự thống nhất giữa trời, đất, người và vạn vật, đặc biệt là trên bình diện đạo đức – chính trị – xã hội, chứ không để ý đến khía cạnh sinh học – tự nhiên trong con người.
+ Dựa trên thuyết thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng: Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo, và Tính tương cận, tập tương viễn. Điều này có nghĩa là: Con người có tính người, tính người do trời phú, sự phú cái tính ấy về cơ bản là đồng đều ở mỗi con người. Nhưng trong cuộc sống, do điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập quán, tập tục không giống nhau mà người này khác xa người kia. Vậy, tập là nguyên nhân làm biến tính ở mỗi con người, làm cho con người không giữ được tính do trời phú cho, làm cho con người trở nên vô đạo; rồi cả nước, cả thiên hạ vô đạo. Vì vậy, muốn giữ được tính cho con người phải lập đạo; nghĩa là phải làm (giáo dục) cho cả nước, cả thiên hạ hữu đạo.
Đạo phải có giáo mới sâu sắc, vững chắc và rộng khắp. Còn mục đích của giáo là làm cho mọi người, mọi nhà, cả thiên hạ hữu đạo. Hữu đạo là thể hiện được mối quan hệ giữa người và người, giữa người và trời đất – vạn vật một cách đúng đắn, nghĩa là phù hợp với thiên mệnh . Khổng Tử cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm và dương; lập đạo của đất, nói về cương và nhu; thì lập đạo của người, phải nói về nhân và nghĩa. Quan niệm về nhân và nghĩa là quan niệm trung tâm của đạo đức Nho gia nguyên thủy. Chúng hợp với các quan niệm khác tạo thành hệ thống phạm trù đạo đức của phái này: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng…
– Quan niệm về nhân: Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản qui định bản tính con người, chi phối mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội, và nó được hiểu rất rộng. Khổng Tử cho rằng, nhân là lòng thương người (ái nhân); còn Mạnh Tử thì cho rằng, nhân là lòng trắc ẩn. Nói chung, nhân là cách đối xử của con người với con người, để tạo ra người. Muốn thực hiện đạo làm người, tức muốn thực hiện đức nhân cần phải: Điều gì mà mình không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác; Mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt; Khống chế mình theo đúng lễ… Người có đức nhân thì bên ngoài xã hội luôn cung, khoan, tín, mẫn, huệ (cung kính, khoan hòa, tín nhiệm, nhạy bén, rộng rãi)…, bên trong gia đình luôn hiếu, đễ (hiếu thảo, nhường nhịn)…
Quan niệm về nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng, ông cho rằng chỉ có người quân tử, tức kẻ cai trị, mới có được đức nhân, còn người tiểu nhân, tức nhân dân lao động, không thể có được đức nhân. Nghĩa là, đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị.
– Quan niệm về nghĩa: Theo Nho gia, nếu nhân là lòng thương người, đức nhân dùng để đối xử với người và tạo ra người, thì nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta. Đức nhân thể hiện trong quan hệ với người khác; còn đức nghĩa thể hiện trong quan hệ với mình, khi tự vấn lương tâm mình về điều mình nên nói, về việc mình nên làm. Khi nói một điều gì đó hay khi làm một việc gì đó mà ta cảm thấy thỏa mái, thảnh thơi, hứng thú trong lương tâm thì đó là ta nói điều nghĩa, ta làm việc nghĩa. Vậy, nghĩa được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải làm, bất kể làm điều đó có đem lại cho người thực hiện nó ích lợi gì hay không. Khổng Tử cho rằng, con người muốn sống tốt phải biết lấy nghĩa để đáp lại lợi, chứ không nên lấy lợi đáp lại lợi, vì lấy lợi đáp lại lợi sẽ sinh ra oán trách…
Song, do hạn chế bởi lập trường giai cấp, mà Khổng Tử cho rằng, bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rẽ về việc lợi. Như vậy, tiểu nhân và quân tử là hai loại người đối lập nhau không phải chủ yếu về địa vị xã hội mà chủ yếu là về phẩm chất đạo đức.
– Quan niệm về lễ: Để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi phục lại kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ, đặc biệt là lễ của nhà Chu. Vì lễ có thể: xác định được vị trí, vai trò của từng người; phân định trật tự, kỷ cương trong gia đình và ngoài xã hội; loại trừ những tật xấu và tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi. Do nhận thấy tác dụng to lớn của lễ mà Khổng Tử đã dốc sức san định lại lễ. Ở Khổng Tử, trước hết, lễ được hiểu là lễ giáo phong kiến như những phong tục tập quán; những qui tắc, qui định về trật tự xã hội; thể chế, pháp luật nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn, tế lễ, luật lệ, hình pháp…; sau đó, lễ được hiểu là luân lý đạo đức như ý thức, thái độ, hành vi ứng xử, nếp sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội trước lễ nghi, trật tự, kỷ cương phong kiến. Nhân và lễ có quan hệ rất mật thiết. Nhân là nội dung bên trong của lễ, còn lễ là hình thức biểu hiện nhân ra bên ngoài. Nhân giống như cái nền tơ lụa trắng tốt mà trên đó người ta vẽ lên những bức tranh tuyệt đẹp. Khổng Tử cho rằng, trên đời không hề tồn tại người có nhân mà vô lễ. Vì vậy, ông khuyên chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm điều trái lễ.
Ngoài quan niệm về nhân, nghĩa, lễ, Nho gia còn bàn đến: trí – tức là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân; tín – tức là lòng ngay dạ thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau, dũng – tức là sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết xấu hổ vì cái sai cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa… Chúng là các nguyên tắc cơ bản của đạo đức Nho giáo . Khổng Tử còn cho rằng, người quân tử có đủ trí, nhân, dũng. Do có trí nên người quân tử không nhầm lẫn, do có nhân nên người quân tử không buồn phiền, do có dũng nên người quân tử không có gì phải kinh sợ.
Nếu Khổng Tử chỉ chú trọng đến Tam đức (nhân, trí, dũng) thì sang thời Chiến quốc, Mạnh Tử bỏ dũng thay vào đó lễ và nghĩa thành Tứ đức (nhân, lễ, nghĩa, trí) .
+ Cũng dựa trên thuyết Thiên mệnh, nhưng Mạnh Tử cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, bởi vì khi sinh ra mỗi con người đều có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí. Do có nhân nên ai cũng có lòng trắc ẩn, do có nghĩa nên ai cũng có lòng tu ố, do có lễ nên ai cũng có lòng cung kính, do có trí nên ai cũng biết lẽ thị phi. Chúng toát ra từ tâm. Là người ai cũng có cái tâm. Tâm là cội nguộn của tính thiện trong con người. Vì vậy, con người cần phải trường kỳ tâm dưỡng kỳ tính, – tức gìn giữ cái tâm thiện ấy. Dù bản tính con người là thiện, nhưng trong cuộc sống của con người vẫn có cái ác. Cái ác ấy xuất hiện là do kỷ cương xã hội rối loạn, luân thường đạo lý bị đảo điên. Để vãn hồi tính thiện ở con người thì phải lập lại trật tự kỷ cương cho xã hội trên cơ sở thực hành đường lối nhân nghĩa .
Như vậy, Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn của người quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải tu thân. Để tu thân cần phải đạt đạo, – con đường phải theo, quan hệ mà con người phải biết để ứng xử trong cuộc sống, – mà trước hết là đạo quân – thần, phụ – tử, phu – phụ cần phải đạt đức, – phẩm chất tốt đẹp của con người cần phải thể hiện trong cuộc sống, – và phải biết thi, thư, lễ, nhạc.
Tóm lại, quan điểm đạo đức – chính trị – xã hội của Khổng – Mạnh là xây dựng mẫu người quân tử. Muốn trở thành người quân tử không chỉ có tu thân, dù tu thân là gốc mà phải biết hành động tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Muốn hành động hiệu quả người quân tử phải thực hành đường lối nhân trị, – cai trị bằng tình người, bằng sự yêu người, coi người như bản thân mình…, – và chính danh, – cai trị sao cho vua ra vua, tôi ra tôi; cha ra cha, con ra con; chồng ra chồng, vợ ra vợ. Chỉ có như vậy thì người quân tử, tức giai cấp cai trị, mới xây dựng được một xã hội đại đồng. Nho giáo nguyên thủy khao khát cải biến xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc từ loạn thành trị là một khao khát thầm kín của cả thiên hạ lúc bấy giờ. Nó thể hiện tính nhân bản sâu sắc. Đòi hỏi của Nho giáo nguyên thủy về người cai trị – người quân tử không thể là dân võ biền mà phải là người có một vốn văn hóa toàn diện là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng chủ trương xây dựng một xã hội đại đồng của Nho giáo hoàn toàn không dựa trên các quan hệ kinh tế – xã hội, không xuất phát từ việc xây dựng nền sản xuất vật chất, không dựa vào quần chúng nhân dân bị trị, tức “bọn” tiểu nhân, mà chỉ dựa trên các quan hệ đạo đức – chính trị – xã hội, xuất phát từ việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cá nhân cho tầng lớp thống trị và chỉ dựa duy nhất vào tầng lớp thống trị là một chủ trương duy tâm, ảo tưởng, xa rời thực tế cuộc sống bấy giờ. Ý tưởng về xã hội đại đồng cho dù đã làm lay động trái tim và khối óc của biết bao con người, nhưng nó mãi mãi chỉ là một lý tưởng chính trị rất cao đẹp của tầng phong kiến thống trị xã hội Trung Quốc. Do không phù hợp với ước vọng của quần chúng nhân dân, vì vậy, nó mãi mãi chỉ là một lý tưởng. Nho gia nguyên thủy Khổng – Mạnh chứa đựng nhiều giá trị nhân bản và toát lên tinh thần biện chứng sâu sắc. Điều này không có trong Nho giáo hậu Tần. Nho gia nguyên thủy đã làm nổi bật khía cạnh xã hội của con người; tuy nhiên, khía cạnh xã hội của con người đã bị hiểu một cách hạn chế và duy tâm. Đây là điểm khác so với quan điểm của Đạo gia – trường phái triết học nhấn
Đạo gia được Lão Tử (còn gọi là Lão Đam, tên Lý Nhĩ, người nước Sở, có thời làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ap, sống khoảng thế kỷ VI TCN) sáng lập ra; và sau đó, Trang Tử (người nước Tống, 369 – 286 TCN) phát triển thêm vào thời Chiến quốc. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh và bộ Nam hoa kinh . Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện trong lý luận về đạo và đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới, và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi.
+ Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa… Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật; nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết: Có một vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian… Cái hỗn mang chưa có tên nên tạm gọi là đạo… Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn vật…
+ Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Theo Lão Tử, đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện, và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn Vật. Tóm lại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không theo đạo…
Như vậy, quan niệm về đạo của trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy về những vấn đề bản nguyên thế giới được xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái hữu sinh ra vạn vật…
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông viết: Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể; hai mặt cao thấp liên hệ với nhau, mới có chênh lệch; và, trong vạn vật, không vật nào không cõng âm, bồng dương. Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hoá không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín. Ông nói, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì cong thì lại thẳng, trũng lại đầy, cũ thì lại mới… Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân – nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi trung… Vì vậy, để xoá bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội.
Theo Lão Tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tự mất đi theo quy luật quân bình (cân bằng nhau). Ông viết: Không tôn trọng người hiền thì dân không tranh nhau, không coi trọng của cải quý báu thì dân không có trộm cắp.
Như vậy, phép biện chứng của Lão Tử mang tính chất máy móc. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, nghĩa là không có sự phát triển.
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về đạo vào lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan điểm của mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị – xã hội.
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
Đối lập với vô vi là hữu vi. Hữu vi là sống và hành động không theo lẽ tự nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can thiệp vào đất trời. Lão Tử phản đối mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến sự xa lánh và làm mất đạo.
Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đối lập với quan điểm của Khổng Tử. Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng, nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế. Ông viết: Chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa.
Nếu Khổng Tử đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc Thánh nhân với các phẩm chất đạo đức như nhân, lễ, nghĩa, trí…; thì Lão Tử chủ trương bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi. Nếu Khổng Tử chủ trương xây dựng xã hội đại đồng, thì Lão Tử chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó. Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo (tự nhiên). Ông chủ trương xây dựng nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành… Dân hai nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng… nhưng đến già, đến chết họ không bao giờ qua lại thăm nhau. Từ thuyết vô vi, Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là: Từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung.
Tóm lại, những tư tưởng sâu sắc và độc đáo về đạo, về đức, về phép biện chứng, về vô vi trong hệ thống triết học của Lão Tử đã nâng ông lên vị trí những nhà triết học hàng đầu trong nền triết học Trung Hoa cổ đại. Chúng là mạch suối nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nền triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Hoa nói riêng…
Cuối thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được Hàn Phi (280 – 233 TCN) hoàn thiện. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật của 3 bậc tiền bối thành một học thuyết có tính hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi Tử. Mặt khác, Hàn Phi còn kết hợp 3 học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau, trong đó, Nho gia được coi là “vật liệu để xây dựng xã hội”, Đạo gia là “kỹ thuật thi công”, còn Pháp gia là “bản thiết kế”.
Xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến quốc là xã hội nô lệ suy tàn đang chuyển sang xã hội phong kiến. Lúc đó, trật tự cương thường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Để cải tạo xã hội đó, nếu Nho gia chủ trương dùng nhân nghĩa, Mặc gia chủ trương dùng kiêm ái, Đạo gia chủ trương dùng vô vi… thì Pháp gia lại chủ trương pháp trị. Pháp trị của Hàn Phi dựa trên những luận cứ sau đây:
Một là, thừa nhân tính qui luật của những lực lượng khách quan mà ông gọi là lý. Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp.
Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội. Do không có chế độ xã hội nào bất di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Theo ông, người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thời thế mà lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nước sao cho thích hợp. Ông cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại. Pháp luật mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn.
Ba là, do bản tính con người là ác và do trong xã hội người tốt cũng có nhưng ít, còn kẻ xấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong chờ họ làm việc thiện (thực hành nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chận không cho họ làm điều ác (thực hiện pháp trị).
Phép trị quốc của Hàn Phi là một học thuyết có nội dung hoàn chỉnh được tổng hợp từ pháp, thế và thuật; trong đó, pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó. Cả ba pháp, thế, thuật đều là công cụ trị nước của bậc đế vương.
Pháp được hiểu là qui định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo; là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm của con người trong xã hội. Ông đòi hỏi, bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp.
Thế được hiểu là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn (Tôn quân quyền). Theo Hàn Phi, thế quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân. Muốn thi hành được pháp thì phải có thế. Pháp và thế không tách rời nhau.
Thuật là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào. Thuật bao gồm 3 mặt là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Hàn Phi đòi hỏi vua phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ. Và nếu pháp được công bố rộng rãi trong dân, thì thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn của vua được dấu kín. Nhờ thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn, và loại được kẻ bất tài.
Trong thời đại bấy giờ, chủ trương của phái Pháp gia dùng pháp luật để trị nước là đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục… là đi ngược lại xu hướng phát triển của văn minh nhân loại. Vì vậy, do thực hành triệt để pháp trị mà nhà Tần đã thống nhất được đất nước và cũng do thực hành triệt để pháp trị mà nhà tần mất nước. Từ thời Hán về sau, dù Pháp gia không chính thức được công nhận, nhưng những tư tưởng có giá trị của phái này đã được các học phái khác hấp thụ để bổ sung, hoàn chỉnh quan điểm của mình.
Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở thành Apđe (Abdère), Đêmôcrít (Démocrite, 460 – 370 TCN) sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trong khu vực, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học. Là đại biểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ thời cổ Hi Lạp, là học trò nổi tiếng của Lơxíp , Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao gồm các bộ phận sau:
Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm…), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.
Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.
Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa… được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ…
Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.
Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.
Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.
Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất – nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên… là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết.
Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính; muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học.
Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại. Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt…; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội. Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.
Platông (Platon, 427 – 347 TCN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc ở thành phố Aten; người hoàn thiện hệ thống triết học duy tâm khách quan do Xôcrát đặt nền móng và là đại biểu trung thành của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm, chứa giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức – chính trị – xã hội như sau:
Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính) tồn tại trên trời mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng, duy nhất… và thế giới sự vật (cảm tính) tồn tại dưới đất mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến, thoáng qua, đa tạp… Ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, là khuôn mẫu của sự vật. Còn sự vật là cái được sản sinh, có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm. Bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm…
Sự sinh thành thế giới sự vật, con người được Platông lý giải từ thế giới ý niệm. Theo ông, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với 4 yếu tố cơ bản là: tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (quan hệ tỷ lệ), sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính. Tuy nhiên, đây là một công việc sáng tạo đầy tính thần bí. Thần tạo hóa đã kiến tạo ra thế giới sự vật hữu hình cảm tính bằng cách mô phỏng theo thế giới ý niệm. Thần linh là linh hồn vũ trụ; thần linh xuất hiện dưới dạng các tinh tú và chỉ được nhận thức bằng chính linh hồn vũ trụ trong con người (lý trí). Thần linh mang lại sự sống cho tất cả chim, cá, thú, con người và cả bản thân thần linh. Đối với Platông, thần linh là thước đo của vạn vật. Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất tử. Thể xác được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí nên nó chỉ tồn tại thoáng qua và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn.
Linh hồn của con người , theo Platông, là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao trời, sau đó, dùng cánh bay xuống nhập vào thể xác của con người; khi nhập vào thể xác, nó quên hết quá khứ. Linh hồn của con người bao gồm 3 bộ phận: cảm giác, ý chí và lý trí; trú ngụ tạm thời ở 3 chỗ trong cơ thể: từ rốn trở xuống, trong lòng ngực, trong đầu óc; hoạt động theo 3 khía cạnh: dục vọng, tình cảm, nhận thức; thể hiện 3 phẩm hạnh: điều độ, can đảm, khôn ngoan. Trong 3 bộ phận của linh hồn chỉ có lý trí là bất tử. Linh hồn bất tử hay lý trí của con người có 9 bậc nằm thường trực trong khối óc của 9 hạng người trong xã hội là: triết gia; vua chúa, tướng lĩnh; quan chức nhà nước; nhà thể thao, thầy thuốc; nhà tiên tri, nhà truyền đạo; nghệ sĩ; thợ thủ công, nông dân; thầy giáo, nhà hùng biện; và bạo chúa. Hoạt động cơ bản của linh hồn là nhận thức.
Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử – lý trí về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tĩnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là công cụ để nhận thức chân lý.
Như vậy, theo Platông, nhận thức chân lý thực chất là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật. Trong triết học của Platông, nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức; và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị – xã hội.
Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc… Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình. Hạnh phúc của con người nằm trong thế giới ý niệm ở trên trời.
Do 3 bộ phận cấu thành linh hồn trong mỗi con người cụ thể là không giống nhau nên trong xã hội có 3 loại người. Loại thứ nhất bao gồm các triết gia, – những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả; Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai bao gồm các chiến binh, – những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ tràn đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo vệ xã hội. Loại thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia…, – những người mà bộ phận cảm xúc trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ thích nghi với lao động chân tay và đam mê của cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo đảm đời sống vật chất cho xã hội. Platông coi nô lệ không là con người mà là động vật biết nói, do không có lý trí nên nô lệ không biết nhận thức, do không nhận thức nên không có đời sống đạo đức, do không có đời sống đạo đức nên nằm ngoài vòng chính trị.
Nhà nước được hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế độ sở hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước tha hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức, phá hoại tính hài hoà của xã hội. Vì vậy, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân; phải xây dựng chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,… trên cơ sở thực hiện một quy trình giáo dục đào tạo tuyển lựa đặc biệt có chú trọng đến thành phần tinh túy trong xã hội. Theo Platông, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc do một vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo.
Như vậy, nếu quan niệm về đạo đức duy lý của Platông bị bám đầy tính chất duy tâm thần bí là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này, thì quan niệm về chính trị – xã hội của Platông cũng bám đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì, Platông vừa đòi hỏi phải xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Một mặt, Platông kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng; nhưng mặt khác, ông ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Aten.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng Platông là nhà triết học đầu tiên trình bày các quan niệm triết học một cách có hệ thống và nhất quán. Platông đã nâng chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao đủ sức để đương đầu lại các trào lưu duy vật mà trước hết là đường lối duy vật của Đêmôcrít.
Ph.Bêcơn (Francis Bacon, 1561 – 1626), – người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm phương Tây, – là một nhà tư tưởng cấp tiến có đầu óc thực tiễn của tầng lớp quý tộc luôn đòi hỏi phải chấn hưng đất nước. Nhưng muốn chấn hưng đất nước, cần phải thống trị giới tự nhiên, nghĩa là biết sử dụng sức mạnh của nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho con người. Để làm được điều này cần phải phát triển khoa học và triết học. Nhưng muốn phát triển khoa học và triết học, thì trước hết phải khắc phục tính tư biện giáo điều, lề thói lý luận suông xa rời cuộc sống của triết học và khoa học cũ.
Theo Ph.Bêcơn, triết học mới cần phải được coi là khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ sở của mọi khoa học. Mục đích của triết học và khoa học mới là xây dựng các tri thức lý luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục về mọi lĩnh vực nghiên cứu như: Thượng đế, giới tự nhiên, con người, chứ không phải là củng cố các đức tin mù quáng. Nhiệm vụ của triết học mới là đại phục hồi cho khoa học hay xây dựng khoa học mới bằng cách cải tạo toàn bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế giới trong tư duy giống như nó tồn tại trong hiện thực. Còn nhiệm vụ của khoa học mới là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không phải đi tìm nguyên nhân cuối cùng. Triết học và khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “tri thức là sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiễn”. Nhiệm vụ tối thượng của chúng là giúp tăng cường quyền lực tinh thần cho con người để con người thống trị, tức làm chủ và cải tạo giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người.
Với quan điểm như thế, ông đã xây dựng một hệ thống triết học về khoa học của mình. Hệ thống triết học này thể hiện những tư tưởng chủ yếu sau đây:
+ Lý luận về ảo tưởng: Theo Ph.Bêcơn, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng; do đó, năng lực tìm hiểu thế giới của con người bị hạn chế, mà hậu quả là dẫn đến những sai lầm không thể tránh khỏi. Để tránh các sai lầm, cần phải xem xét nguồn gốc, tính chất của các ảo tưởng và tìm cách khắc phục chúng. Ph.Bêcơn chỉ ra bốn loại ảo tưởng. Đó là ảo tưởng “loài”, ảo tưởng “hang động”, ảo tưởng “thị trường”, ảo tưởng “nhà hát”. Ảo tưởng “loài” là sai lầm gây ra do nhân loại lầm lẫn bản tính chủ quan của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật. Khi mắc phải ảo tưởng này con người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật bằng cách gán ép cho sự vật khách quan những đặc điểm chủ quan của mình. Ảo tưởng “hang động” xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Do mỗi con người cụ thể có những đặc điểm tâm lý, tính cách chủ quan khác nhau mà trong quá trình nhận thức, chúng đã xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật.
Ảo tưởng “thị trường” được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó; vì vậy, sự xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật là không thể tránh khỏi.
Ảo tưởng “nhà hát” có nguồn gốc từ những quan niệm sai trái nhưng được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo… đang thống trị trong đời sống xã hội; vì vậy, chúng cản trở quá trình nhận thức đúng đắn của con người nếu chúng không tương hợp với đường lối chính trị, tôn giáo đó…
Theo Ph.Bêcơn, để khắc phục các ảo tưởng này, chúng ta cần phải khách quan hóa hoạt động nhận thức. Điều này được thực hiện bằng các cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…; ra sức hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức và nhân cách, cá tính cá nhân của từng con người, đặc biệt phải biết làm thí nghiệm, biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính riêng lẻ để xây dựng chuẩn xác các khái niệm, nguyên lý chung phản ánh đúng đắn, chính xác bản chất, quy luật của sự vật tồn tại trong hiện thực khách quan.
Phương pháp “con kiến” được các nhà kinh nghiệm tầm thường sử dụng để thu lượm, góp nhặt những dữ kiện vung vãi, giống như con kiến, mà không biết tổng hợp, khái quát để rút ra những nhận định đúng đắn, tức thực tiễn mù quáng.
Phương pháp “con nhện” được các nhà giáo điều sử dụng để rút ra các công thức phi nội dung, giống như con nhện chỉ đơn thuần biết rút tơ từ chính mình mà bất chấp mọi tài liệu, thực tế sinh động bên ngoài đang tồn tại, thay đổi ra sao, tức lý luận suông. Để khắc phục hai phương pháp trên, nhà khoa học thật sự phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp “con ong”.
Phương pháp “con ong” giúp cho các nhà khoa học thực nghiệm tìm kiếm các cứ liệu thực nghiệm (hương nhụy), vạch ra cách thức tổng hợp, so sánh và khái quát các cứ liệu đó để xây dựng các tri thức (mật), nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới.
Đương thời, Ph.Bêcơn đưa ra phương pháp ba bảng (bảng có mặt, bảng vắng mặt, bảng trình độ), sau này Milơ (S.Mill) đã hệ thống hóa thành Bốn phương pháp Milơ (tương đồng, khác biệt, đồng thay đổi, và thặng dư) để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng khách quan, đa dạng và thống nhất trong thế giới vật chất mà quan sát hay thí nghiệm mang lại dưới dạng các sự kiện kinh nghiệm cảm tính.
Phương pháp của Ph.Bêcơn còn được gọi là phương pháp quy nạp khoa học hay quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả. Đây là phương pháp cơ bản mang lại nhiều phát minh nổi tiếng của khoa học thực nghiệm trước đây. Nó dắt dẫn tư duy khoa học xuất phát từ những sự kiện khoa học riêng lẻ (cái riêng) để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng quát (cái chung) khi dựa trên mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật giữa chúng đã được phát hiện ra, mà không nhất thiết phải dựa trên số lượng lớn các sự kiện riêng lẻ được khảo sát. Theo Ph.Bêcơn, quá trình nghiên cứu – nhận thức đúng đắn cần phải trải qua 3 bước như sau:
Một là, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm chúng ta trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính.
Hai là, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng.
Ba là, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó, bằng quy nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì ta có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới.
Phương pháp của Ph.Bêcơn có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành và phát triển khoa học thực nghiệm và triết học duy vật kinh nghiệm.
Như vậy, Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính; còn kinh nghiệm cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoa học là những công cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới để con người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình.
Là nhà tư tưởng kiệt xuất của tầng lớp quý tộc cấp tiến, Ph.Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản. Ông đòi hỏi: Phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ; Phải phát triển một nền công nghiệp và thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời ông cũng chống lại mọi cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân.
Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy Ph.Bêcơn không chỉ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm, mà ông còn là một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phương Tây. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh – kỹ thuật phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph.Bêcơn. Triết học của Ph.Bêcơn về sau được Hốpxơ và Lốcơ kế tục và phát triển. Lốcơ đã đẩy chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm do Ph.Bêcơn khởi xướng thành chủ nghĩa duy giác. Rồi từ chủ nghĩa duy giác của Lốcơ, giám mục Béccơly đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm chủ quan nổi tiếng lúc bấy giờ.
R.Đềcáctơ (René Descartes, 1596 – 1650) đã khơi dậy chủ nghĩa duy lý cho thời cận đại và ông cũng là người sáng lập ra khoa học lý thuyết. Ông không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà khoa học tự nhiên kiệt xuất của nhân loại. Học thuyết triết học của ông toát lên tinh thần duy lý, tìm kiếm và sử dụng một cách có ý thức phương pháp chỉ đạo lý trí để nhận thức đúng đắn thế giới. Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học). Trong siêu hình học, Đềcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm; nhưng trong khoa học, ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng. Lịch sử triết học và khoa học Phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông.
Theo Đềcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết phải là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. Như vậy, Đềcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới – triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người. Nếu Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đềcáctơ chủ trương rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mang tính phương pháp luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức. Ông cho rằng, để đạt chân lý chúng ta cần phải biết nghi ngờ mọi cái kể cả cái mà người đời cho là chân lý. Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Đềcáctơ đề cao tư duy, lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới “tòa án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. Nghi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sở phương pháp luận của triết học Đềcáctơ.
Quan điểm duy lý này của Đềcáctơ có ý nghĩa tích cực trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, chống lại lòng tin vô căn cứ. Tuy nhiên, cũng giống như Ph.Bêcơn, người chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt cảm tính (phương pháp siêu hình kinh nghiệm); thì Đềcáctơ cũng chỉ thấy một mặt của quá trình nhận thức – mặt lý tính; do đó cơ sở phương pháp luận này cũng mang tính siêu hình, phiếm diện (phương pháp siêu hình tư biện).
+ “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đềcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”.
Để luận chứng cho nguyên lý này, ông lý luận như sau: Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì, nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được.
Đối với Đềcáctơ, sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của cơ thể (thể xác) thì chưa thể là chân lý được, bởi vì nó còn có thể bị nghi ngờ. Sở dĩ như vậy là do chúng ta biết cơ thể qua cảm giác, mà cảm giác thì không đáng tin cậy. Để chứng minh sự tồn tại thật sự (chân lý) của thể xác cần phải dựa vào sự tồn tại của Thượng đế.
Dựa trên nguyên lý cơ bản “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.
+ Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế. Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế. Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người… Vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng…, và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian. Riêng con người là một sự vật đặc biệt được tạo thành từ hai thực thể trên, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm.
+ Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Đềcáctơ:
Một là, chỉ coi là chân lý những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Hai là, phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức.
Tóm lại, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diện và phép suy diễn hợp lý (diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý.
Nếu trong lĩnh vực siêu hình học, Đềcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã sang hướng duy tâm, thì trong lĩnh vực khoa học, mà trước hết là vật lý học ông bộc lộ thế giới quan duy vật siêu hình – máy móc của mình. Tuy nhiên, có chỗ ông bộc lộ nhiều quan điểm biện chứng vượt trước thời đại.
+ Trong lĩnh vực vật lý học, Đềcáctơ xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đến vô cùng tận. Bản chất của vật chất là quãng tính; hay quãng tính là thuộc tính của thực thể vật chất. Không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Không có không gian trống rỗng. Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ cái hích ban đầu của Thượng đế; sau đó, vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt (bảo toàn). Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật cơ học.
Dựa trên quan niệm này, Đềcáctơ xây dựng mô hình vũ trụ. Nhờ vào cái hích đầu tiên của Thượng đế, thế giới có được một xung lượng ban đầu. Xung lượng này đưa vật chất đồng nhất nguyên thủy – ête vào trạng thái chuyển động xoáy, dẫn tới sự hình thành các hạt vật chất lớn dần. Đó là những hạt lửa bao trùm toàn bộ vũ trụ, những hạt không khí…, rồi những hạt đất to nhất tạo thành các hành tinh và các vật cứng khác. Xung lượng này luôn được bảo toàn trong quá trình vận động của vũ trụ.
Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ. Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức “chính đề – phản đề – hợp đề”. Đó cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cái vật chất và cái tinh thần, giữa khách thể và chủ thể… trong bản thân ý niệm tuyệt đối. Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử. Hêghen coi lịch sử là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian. Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Ý thức cá nhân chỉ là sự khái quát, sự “đi tắt” toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân loại đã trải qua. Ý thức nhân loại là sự tái hiện lại toàn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản phẩm của lịch sử, là hiện thân của ý niệm tuyệt đối.
Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối. Hêghen thừa nhận có 3 hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học, trong đó, triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con người. Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là sự chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học. Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử; vì vậy, triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hêghen, – khoa học về ý niệm tuyệt đối, – được chia thành 3 bộ phận là khoa học lôgích, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với 3 giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với nó.
Là tác phẩm quan trọng nhất của Hệ thống triết học Hêghen, Khoa học lôgích nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống. Khi vạch ra những hạn chế của lôgích học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ ra được ranh giới giữa lôgích học với các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó…, Hêghen khởi thảo một lôgích học mới giúp vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như một phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. Đó là khoa học về những phạm trù và quy luật của tư duy; nhưng tư duy mà lôgích học nghiên cứu là tư duy thuần túy, tức ý niệm tuyệt đối trong chính nó hay Thượng đế. Theo Hêghen, lôgích học giúp thể hiện Thượng đế trong bản chất vĩnh hằng của Ngài trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn khác, trong đó có tư duy con người. Tư duy con người chỉ là một giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, qua đó ý niệm tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân mình. Khi xác định bản tính khách quan như thế của tư duy, Hêghen coi giới tự nhiên chỉ là tư duy khách quan vô thức – tư duy thể hiện dưới dạng các sự vật, – để phân biệt với tư duy con người là tư duy khách quan có ý thức. Lôgích học nghiên cứu tư duy như thế phải là một hệ thống siêu hình học.
Khoa học lôgích của ông bao gồm 3 phần, mỗi phần nghiên cứu 1 trong 3 giai đoạn tương ứng của tư duy thuần túy trong chính nó. Đó là học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm.
Như vậy, toàn bộ Khoa học lôgích thể hiện quá trình tự thân vận động phát triển của ý niệm tuyệt đối trong chính nó và cho nó. Đầu tiên, ý niệm tuyệt đối tự tha hóa chính mình trong tồn tại của mình để tự đem đến cho mình một nội dung. Sự vận động tiếp theo cho phép ý niệm tuyệt đối khám phá thấy mình trong bản chất, và sau cùng nó quay về với chính mình trong ý niệm, nghĩa là trở về cái ban đầu.
Vận động trở về cái khởi đầu cũng là tiến lên phía trước là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống Hêghen. Luận điểm này không chỉ nói lên bản chất duy tâm mà còn vạch rõ linh hồn biện chứng của toàn bộ triết học Hêghen.
Qua các học thuyết về tồn tại, bản chất và khái niệm, Hêghen đã trình bày một cách xúc tích, nhưng đầy đủ và rõ ràng các luận điểm cơ bản của phép biện chứng. Phép biện chứng là một linh hồn uyển chuyển của lôgích học; và lôgích học là một cơ thể sống động, chứ không phải là tổng những phạm trù sơ cứng. Do là một cơ thể sống động nên lôgích học luôn đào thải những phạm trù không thể hiện bản chất sống động của tư duy, đồng thời trang bị cho con người một phong cách tư duy biện chứng để khám phá ra chân lý, để đi đến tự do.
Mọi nội dung cốt lõi của phép biện chứng đã được Hêghen bao quát hết trong Khoa học lôgích của mình. Xét về bản chất, phép biện chứng khái niệm của Hêghen là phép biện chứng duy tâm. Do bản tính duy tâm nên phép biện chứng này đầy tính tư biện, không triệt để và chứa nhiều yếu tố thần bí. Hêghen bắt nó phải dừng lại trong hệ thống của mình và trong khuôn khổ Nhà nước Phổ…
Những hình thức chủ yếu của ý niệm tuyệt đối tồn tại dưới dạng giới tự nhiên là cơ học, vật lý học, sinh thể học. Khi luận về cơ học, Hêghen trình bày những vấn đề về không gian, thời gian, vật chất, vận động, lực hấp dẫn vũ trụ… theo tinh thần duy tâm, thậm chí còn mang màu sắc siêu hình. Khi bàn về vật lý học, Hêghen trình bày các vấn đề về thiên thể, ánh sáng, nhiệt… Và khi nói đến sinh thể học, Hêghen trình bày các vấn đề về địa chất học, thực vật học, động vật học… Hêghen cố gắng trình bày giới tự nhiên như một chỉnh thể thống nhất mà trong nó, mọi vật có liên hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, mà ông cho rằng, bản thân giới tự nhiên thụ động, không tự vận động, không biến đổi, không phát triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian. Ở đây, nhiều chỗ nhà biện chứng lại tỏ ra tư biện và bất chấp khoa học; vì vậy, Triết học tự nhiên là bộ phận yếu nhất trong toàn bộ hệ thống triết học của ông.
Đây là phần thứ ba trong hệ thống Hêghen, tại đây, ông xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại chính mình như thế nào. Triết học tinh thần bao gồm học thuyết về tinh thần chủ quan, học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thần tuyệt đối.
+ Tinh thần chủ quan thể hiện sự tồn tại của mình trước hết trong linh hồn con người (nhân loại học); sau đó, nó thể hiện trong ý thức (hiện tượng học) để phân biệt với cơ thể; và sau cùng, nó thể hiện trong tri thức (tâm lý học) – cái tinh thần bắt thế giới bên ngoài phục tùng nó.
+ Tinh thần khách quan là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. Nó thể hiện tính tự do của ý niệm tuyệt đối trước hết trong pháp quyền; nó lấy tự do ý chí làm nền tảng, lấy ý niệm pháp quyền và việc thực hiện pháp quyền làm đối tượng. Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần khách quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là pháp quyền của hành vi, nó lấy sự hòa hợp hành vi của các chủ thể làm cơ sở. Tinh thần khách quan hoàn thành quá trình tự phát triển trong phong hóa. Phong hóa là sự thể hiện bản tính tự do của ý niệm tuyệt đối trong các hình thức thể hiện là gia đình, xã hội công dân và nhà nước, trong đó, nhà nước là hình thức cao nhất.
+ Tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất của tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan. Nó thể hiện đầu tiên trong nghệ thuật, thông qua việc đề cao cái đẹp tinh thần – hình ảnh cảm tính của ý niệm tuyệt đối; sau đó, nó thể hiện trong tôn giáo, thông qua việc thống nhất niềm tin với lý tính – biểu tượng của ý niệm tuyệt đối; và cuối cùng, nó hoàn thiện chính mình trong hệ thống khái niệm trừu tượng của triết học. Theo Hêghen, nghệ thuật, tôn giáo, triết học là các phương thức mà y niệm tuyệt đối sử dụng để tự khám phá ra chính mình, để rũ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nơi trần gian mà quay về với mình, quay về với cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy đủ của nó, trong đó, triết học là quá trình tự nhận thức đầy đủ và trọn vẹn nhất của ý niệm tuyệt đối.
Hêghen cho rằng, triết học của ông – học thuyết về tinh thần tuyệt đối là sự tổng hợp toàn bộ giá trị của mọi học thuyết có giá trị trước đó, thuộc mọi lĩnh vực nghiên cứu hoạt động tinh thần của con người. Nó là khoa học của mọi khoa học. Trong triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã hoàn thành quá trình nhận thức của mình, đã khám phá ra chính mình, và quay trở về với mình trong học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Vì vậy, tinh thần tuyệt đối là kết quả tối cao, toàn diện và triệt để của toàn bộ lịch sử thế giới.
Nếu Triết học tự nhiên có nhiều điểm yếu thì Triết học tinh thần là một thành tựu vĩ đại của triết học Hêghen. Xét về thực chất, đây là học thuyết duy tâm bàn về sự phát triển ý thức cá nhân và ý thức xã hội; bàn về sự phát triển trí tuệ, lý tính con người. Ở đây, ông đã lý giải tiến trình phát triển xã hội theo tinh thần duy tâm.
Một là, thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hêghen. Mọi sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chi phối mọi sự sinh thành, tồn tại và tiêu vong của hết thảy mọi cái trong thế giới. Vật chất, giới tự nhiên chỉ là sự tự tha hóa, một sự tồn tại khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Đề cao cái tinh thần, khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra các phương thức giải quyết cho các vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực tiễn là tư tưởng chủ đạo được trình bày trong toàn bộ nội dung triết học Hêghen.
Hai là, phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen. Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến – mọi cái đều là hiện thân, là các giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ lẫn nhau của ý niệm tuyệt đối -, và tư tưởng về sự phát triển – quá trình phủ định biện chứng của ý niệm tuyệt đối -… là những tư tưởng cơ bản xuyên suốt, là mạch suối ngầm thấm chảy qua toàn bộ hệ thống của Hêghen. Phát triển là một quá trình thay đổi từ thấp lên cao, bằng cách chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong các hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối tạo nên. Trên cơ sở mổ xẻ quá trình tự vận động của ý niệm tuyệt đối, Hêghen đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng và các quy luật không cơ bản – các cặp phạm trù.
Ngoài việc phát hiện ra các quy luật biện chứng, Hêghen còn xây dựng các nguyên tắc của lôgích biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận thức, ông đã đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và nhận thức luận. Theo Hêghen, nhận thức phải đi từ trừu tượng đến cụ thể, nhận thức lý thuyết phải thống nhất với hoạt động thực tiễn. Chân lý phải mang tính cụ thể, tính quá trình và là sự phù hợp của khái niệm với thực tiễn. Tuy nhiên, đối với Hêghen, nhận thức là khám phá ra ý niệm tuyệt đối chứ không phải khám phá ra giới tự nhiên vật chất; và thực tiễn không phải là hoạt động vật chất mà chỉ là những hoạt động tinh thần của chủ thể sáng tạo ra tư tưởng mà thôi.
Phép biện chứng của Hêghen không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới ý niệm, mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu thế giới ý niệm. Thông qua phép biện chứng của ý niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm. Phép biện chứng của Hêghen, về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông; vì vậy, trong triết học của Hêghen, bên cạnh những nội dung biện chứng, tiến bộ, vạch thời đại, khoa học và cách mạng lại có không ít quan điểm siêu hình, phản động, phản khoa học và bảo thủ, tư biện; nghĩa là trong nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Hêghen đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên, ông bất chấp hay phủ nhận nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên bấy giờ nếu chúng không dung hợp với ý niệm tuyệt đối. Hêghen coi nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao của hiện thân tinh thần tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên thế giới phải vươn đến. Và sau cùng, trong triết học Đức – triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về với mình; do đó, tại đây, mọi sự phát triển tiếp tục đều chấm dứt… Dù có nhiều hạn chế không nhỏ nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang lại – phép biện chứng tư duy là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Triết học Hêghen là một cội nguồn của triết học Mác.
Cứu lấy phép biện chứng, giải phóng hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của Hệ thống Hêghen là một yêu cầu cấp bách của triết học mà sau này Mác đã thực hiện. Khi cải tạo phép biện chứng duy tâm Hêghen theo tinh thần duy vật của triết học Phoiơbắc, Mác đã xây dựng phép biện chứng duy vật – phép biện chứng của sự vật – thế giới khách quan, mà phép biện chứng của ý niệm chỉ là hình ảnh biện chứng trong bộ óc con người phản ánh phép biện chứng của sự vật – thế giới khách quan.
Tóm lại, với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách khoa, kiến thức uyên bác và thiên tài của mình, Hêghen trở thành nhà triết học lớn nhất thời bấy giờ. Học thuyết của ông khép lại một giai đoạn phát triển triết học đầy sôi động, đồng thời mở ra một giai đoạn cách mạng mới trong lịch sử triết học – giai đoạn gắn tư tưởng triết học với thực tiễn cách mạng.
L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 – 1872) là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của Mác. Triết học của ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và làm sinh động thế giới quan duy vật khoa học bấy giờ. Phoiơbắc cho rằng mình có sứ mạng phải xây dựng một nền triết học mới – triết học về chính con người để tạo cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian. Xuất phát từ quan điểm này mà Phoiơbắc đã coi con người là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng, xưa nay triết học nghiên cứu quan hệ giữa tư duy và tồn tại, nhưng đây lại là vấn đề thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có con người đang sống, đang tồn tại mới có tư duy. Ông luôn nhấn mạnh, chỉ khi xuất phát từ gốc độ đó thì vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa thật sự. Do khoa học nghiên cứu bản chất của con người là nhân bản học, và con người là đối tượng của triết học mới, nên triết học mới đó – triết học tương lai nhất thiết phải là triết học nhân bản. Như vậy, theo ông, nhân bản học phải là khoa học cơ sở và chung nhất mà mọi ngành khoa học khác, kể cả triết học, phải dựa vào. Triết học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản, mà nội dung của nó bao gồm những quan niệm chủ yếu sau:
Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc cho rằng: vật chất có trước ý thức; giới tự nhiên tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất – giới tự nhiên; bản thân giới tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và đời sống xã hội của con người; con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, để nhận thức giới tự nhiên, tức tất cả những gì không phải là siêu nhiên…
Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên, vì con người là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, sinh đẻ… Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của mỗi con người, mà xét đến cùng, chúng làm cho người này không giống người kia. Do đó, theo Phoiơbắc, con người vừa mang bản tính cá nhân, và con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng.
Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có ý chí, có trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động cảm xúc… Đó là con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt, đang sống, đang làm việc, đang yêu, đang nhận thức như mỗi chúng ta, chứ không phải con người trong ý tưởng – con người trừu tượng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người, chứ không phải xuất phát từ Thượng đế.
Do mang bản tính cộng đồng, mà mỗi con người cá nhân bị ràng buộc với những người khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là hạnh phúc được kiếm tìm trong sự hòa hợp với mọi người, trong cộng đồng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người, tình yêu cũng tuôn trào từ bản tính cộng đồng của con người chứ không phải bắt nguồn từ Thượng đế.
Từ đây, Phoiơbắc coi bản chất con người là tổng thể các nhu cầu, khả năng, khát vọng, ham muốn… Bản chất đó chỉ thật sự sống động khi mỗi cá nhân con người được sống trong sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên và sự chan hòa với nhau trong cộng đồng xã hội.
Theo Phoiơbắc, con người thật sự luôn hành động một cách tự do theo tình cảm đam mê, theo nhu cầu lợi ích, theo tình yêu khát vọng… của mình. Nhưng cái tự do đó không tách ra khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ với các sự vật tự nhiên hay cộng đồng nhân loại. Trong hạnh phúc có cả tự do và tất yếu. Vươn đến hạnh phúc là biến hành động tất yếu thành hành động tự do. Con người chỉ đạt được tự do khi nhu cầu được đảm bảo, khả năng được thực hiện, khát vọng ham muốn được tuôn tràn…, nghĩa là bản chất người được thể hiện. Đời sống hạnh phúc chỉ có được khi hành động tự do của con người thống nhất với những điều kiện sống của họ. Vì vậy, muốn sống hạnh phúc, con người cần phải cải tạo điều kiện sống sao cho phù hợp với bản tính của mình. Bản tính vừa cá nhân vừa cộng đồng của con người, theo Phoiơbắc, là cơ sở của tính ích kỷ hợp lý, – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội. Tính ích kỷ hợp lý đòi hỏi các quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân con người phải phù hợp hài hòa với quyền lợi chung của cộng đồng xã hội. Phoiơbắc cho rằng, tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, và hơn thế nữa, nó còn là động lực tiến bộ xã hội, bởi vì nó là sự thể hiện rõ nhất bản chất người trong mỗi con người. Phoiơbắc quan niệm rằng: Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người. Tuy nhiên, trong “biển trời” mênh mông của tình yêu thì, tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình yêu đích thực. Đối với Phoiơbắc, con người và tình yêu chỉ là một, chúng không thể tách rời nhau.
Nhìn chung, quan niệm của Phoiơbắc về con người thể hiện quan điểm của giai cấp tư sản muốn khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi con người. Nó có ưu điểm là đã quan tâm đến con người (chủ yếu mặt tự nhiên – sinh học); song, nó còn có hạn chế là đã tuyệt đối hóa tình yêu, coi tình yêu là bản chất con người mà không chú ý mặt lịch sử – xã hội, không thấy điều kiện chính trị – xã hội mà con người phải sống trong đó. Quan niệm về con người của ông rất trừu tượng, bởi vì nó không mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc.
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Sự bất lực trong nhận thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, niềm mơ ước khao khát vươn lên trong cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn thương của con người đã sản sinh ra tôn giáo. Tôn giáo là sự tha hóa bản chất của con người. Còn Thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người muốn có. Vì vậy, giá trị, mơ ước, khát vọng của con người như thế nào thì Thượng đế như thế nấy. Thượng đế là nhân cách cá nhân được thần thánh hóa.
Như vậy, theo Phoiơbắc, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người; không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người đã sinh ra Thượng đế.
Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới hoang đường, tôn giáo làm tha hóa con người để dễ dàng thống trị nó. Tôn giáo không chỉ kìm hảm mà còn tước đi ở con người tính năng động sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải lựa chọn: hoặc là tôn giáo – tín ngưỡng – thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản – tình yêu – con người.
Phoiơbắc phê phán mạnh mẽ tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc giáo; tuy nhiên, càng phê phán tôn giáo ông càng thấy rằng nếu thiếu tôn giáo, con người sẽ khó sống được, bởi vì con người cần có niềm tin để an ủi mình (dù là giả tạo) trước cuộc đời đầy đau khổ. Vì vậy, ông ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới thay cho Cơ đốc giáo. Đó là Tôn giáo của tình yêu vĩnh cữu phổ quát giữa con người (trước hết là tình yêu nam nữ) dựa trên tính nhân bản mà trong đó vai trò Thượng đế được giao cho chính con người đảm trách. Theo ông, tình yêu vừa là cơ sở, vừa là cứu cánh của con người để con người thật sự sống đúng như bản tính của mình, nhằm biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất.
Khi đứng vững trên quan điểm duy vật về khả năng con người nhận thức được và nhận thức ngày càng đầy đủ thế giới, Phoiơbắc cho rằng, giới tự nhiên và con người chứ không phải lý tính lôgích trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ thể nhận thức cũng không phải là lý tính lôgích trừu tượng mà là con người sống động, tồn tại trong thực tế, có cảm giác và lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng – khách thể. Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên, nhưng đó là một quá trình lâu dài, thông qua các cá nhân và các thế hệ khác nhau. Nếu một người không thể nhận thức được thế giới thì tất cả mọi thế hệ nối tiếp có thể nhận thức được thế giới khách quan vô tận.
Dù có quan điểm khả tri, nhưng Phoiơbắc chỉ coi nhận thức là một quá trình tĩnh tại, thụ động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể mà không phải là quá trình mang tính thực tiễn năng động, sáng tạo thế giới của con người – chủ thể nhận thức. Trong lý luận nhận thức của mình, Phoiơbắc hoàn toàn không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Theo ông, thực tiễn mang tính thấp hèn, do đó, nó cần được loại ra khỏi nhận thức, trục xuất ra khỏi hệ thống triết học. Bản thân ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn. Ông không thấy được vai trò to lớn của thực tiễn là làm hoàn thiện con người, thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, xã hội nói chung. Vì không thấy trong thực tiễn động lực phát triển xã hội nên ông cố đi tìm nó trong tình yêu.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc đầy tính duy vật và nhân bản nhưng nó cũng không ít màu sắc siêu hình. Bởi vì, một mặt, do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép biện chứng; mặt khác, ông hiểu biện chứng rất hời hợt, – phép biện chứng không phải là sự độc thoại của một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh… Trong lĩnh vực xã hội, Phoiơbắc cũng như mọi nhà tư tưởng trước Mác đều sa vào chủ nghĩa duy tâm, quá đề cao sức mạnh tinh thần, trước hết là giáo dục, đạo đức, pháp luật… mà không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiếm diện trong lý giải đối tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống… Đặc biệt, trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm. Thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất quán… Dù vậy, triết học của ông cũng đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây, và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước. Ông đã trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật; ông phê phán triệt để chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo; ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật và nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác.
Nếu vấn đề kết cấu và tính chất của thế giới vật chất được các ngành khoa học làm sáng tỏ, thì vấn đề bản chất của thế giới được triết học vạch ra thông qua phạm trù thực thể – cái cơ sở thống nhất của mọi tồn tại. Nếu thực thể của thế giới được triết học duy tâm coi là một bản nguyên tinh thần nào đó như ý niệm tuyệt đối, linh hồn vũ trụ…, thì đối với triết học duy vật, nó là một bản nguyên vật chất. Bản nguyên vật chất này được diễn đạt bằng phạm trù vật chất – phạm trù cơ bản nhất của trào lưu triết học này.
Triết học duy vật đã phát triển trải qua các hình thức duy vật biện chứng chất phác, duy vật siêu hình máy móc và duy vật biện chứng hiện đại. Điều này đã làm cho cách hiểu vật chất với tính cách là một phạm trù triết học ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.
Khi tuyệt đối hóa tính liên tục của vật chất, một số nhà triết học duy vật – khoa học thời này (Descartes, Maxwell…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Aristote) đồng nhất vật chất với không gian hay với trường điện từ. Rồi từ chỗ coi năng lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, một số nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với năng lượng, tuyệt đối dao động điện từ của vật chất – trường điện từ liên tục trong không gian theo thời gian tuyệt đối.
Khi tuyệt đối hóa tính gián đoạn của vật chất, một số nhà triết học duy vật – khoa học thời này (F.Bacon, I.Newton…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Démocrite) coi vật chất là nguyên tử, tức đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể của nó. Rồi từ chỗ coi khối lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng và chia cắt một cách siêu hình vật chất – nguyên tử với vận động, không gian, thời gian; tuyệt đối hóa vận động cơ học của vật chất trong không gian, thời gian tuyệt đối.
Quan niệm thứ hai giữ vai trò thống trị trong giai đoạn này cho phép hiểu vật chất là tất cả các nguyên tử – phần tử bất biến nhỏ nhất, không có cấu trúc, không cho xuyên qua… Coi khối lượng bất biến – đại lượng đặc trưng cơ bản nhất của nguyên tử; còn tính không sinh, không diệt của vật chất được đồng nhất với tính bất biến của khối lượng; sự vật vật chất được coi là các chất điểm… Nghĩa là, vật chất đồng nhất với nguyên tử; vật chất – nguyên tử đồng nhất với khối lượng; vật chất – khối lượng đồng nhất với chất điểm… Từ đây, họ đồng nhất vận động của vật chất với chuyển động cơ học của các chất điểm xảy ra trong không gian và thời gian tuyệt đối, theo các định luật cơ học, có nguồn gốc là Cái hích của Thượng đế.
Nhìn chung, các quan niệm trên không phân biệt được vật chất như một phạm trù của triết học với vật chất như một quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu cụ thể của thế giới vật chất mà khoa học ở thời đại đó phát hiện ra. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, sự thay đổi khối lượng của điện tử theo vận tốc của nó, cấu trúc nguyên tử… đã đưa quan niệm của khoa học tự nhiên cũ về kết cấu và tính chất của vật chất rơi vào tình thế khủng hoảng. Sự khủng hoảng của khoa học tự nhiên cũ trước những thành tựu mới đã kéo theo sự sụp đổ của quan niệm triết học duy vật siêu hình máy móc về vật chất nói riêng, triết học duy vật siêu hình nói chung. Tình hình này đã làm cho những người theo chủ nghĩa duy tâm nhanh chóng rút ra kết luận sai lầm cho rằng vật chất tiêu tan, rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ…
Khi phân tích kỹ tình hình phức tạp của khoa học và triết học lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã chỉ rõ ra rằng những phát minh mới của vật lý học không bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà là bác bỏ chủ nghĩa duy tâm và quan niệm duy vật siêu hình về giới hạn cấu tạo của thế giới vật chất. Từ đây, Người đi đến kết luận: “Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” . Điều này nói rằng, quá trình nhận thức thế giới không có giới hạn, bởi vì bản thân thế giới vật chất là vô tận cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin đã phát biểu cách hiểu đó như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” . Định nghĩa này có ba nội dung cơ bản:
Một là, vật chất không phải là một quan niệm của khoa học mà là một phạm trù triết học, nghĩa là một sự phản ánh trừu tượng nhất và khái quát nhất của tư duy con người.
Hai là, phạm trù vật chất phản ánh tính thực tại khách quan, nghĩa là phản ánh mọi cái tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào cảm giác (ý thức, tư duy) ở con người, nhưng có thể gây ra cảm giác bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giác quan của con người.
Ba là, cảm giác (ý thức, tư duy) của con người – thực tại chủ quan – chỉ là sự phản ánh (chép lại, chụp lại) thực tại khách quan – vật chất.
Định nghĩa này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại. Một là: Nó thể hiện cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học. Khi khẳng định tính thứ nhất của tồn tại vật chất và tính thứ hai của tồn tại tinh thần, ý thức, nhận thức của con người, triết học duy vật biện chứng không chỉ khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người mà còn chỉ rõ, thông qua ý thức của con người, thế giới vật chất được nhận thức. Cảm giác nói riêng, nhận thức, ý thức của con người nói chung chỉ là hình ảnh chủ quan chép lại, chụp lại, phản ánh thế giới vật chất khách quan. Từ cảm giác hình thành tri giác, biểu tượng… và các hoạt động cảm tính; rồi từ đây, khái niệm, phán đoán, suy luận… xuất hiện cùng các hoạt động lý tính của con người. Song song với hoạt động lý tính, các quá trình cảm xúc, ý chí xảy ra dưới sự tác động của thế giới bên ngoài lên các cơ quan thụ cảm. Nhận thức, ý thức chỉ là đặc tính của một dạng vật chất phát triển cao – vật chất xã hội, có nguồn gốc sâu xa từ thế giới vật chất khách quan. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật cũ đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể nào đó của nó hay đi tìm một thứ vật chất “thật sự” tồn tại bên cạnh các sự vật vật chất trong thế giới, mà còn bác bỏ thuyết không thể biết của chủ nghĩa duy tâm.
Hai là: Nó cho phép xác định cái vật chất trong đời sống xã hội của con người để tìm kiếm các nguyên nhân vật chất – những nguyên nhân thuộc về phương thức sản xuất chi phối đời sống xã hội. Khi xác định đúng những nguyên nhân vật chất – cơ sở cuối cùng gây ra các biến cố xã hội, triết học duy vật biện chứng góp phần củng cố nhận thức khoa học cho các ngành khoa học xã hội và tìm ra các phương án tối ưu thúc đẩy hoạt động xã hội phát triển. Điều này góp phần khắc phục sự thống trị lâu đời của chủ nghĩa duy tâm – thần bí, củng cố quan niệm duy vật lịch sử trong nhận thức xã hội của con người.
Ba là: Nó khẳng định tính đa dạng và tính vô tận của thế giới vật chất khách quan mà các ngành khoa học khác nhau chỉ nghiên cứu những lát cắt, những lĩnh vực khác nhau trong thế giới đó, để làm sáng tỏ những tính chất và kết cấu phức tạp của thế giới vật chất và làm sâu sắc thêm nhận thức của con người về thế giới vật chất khách quan nhận thức được. Điều này góp phần khắc phục sự đồng nhất siêu hình quan niệm (phạm trù) của triết học về vật chất với các quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu của thế giới vật chất, và chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa chúng với nhau.
Câu 17: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về vận động và không gian, thời gian. Với tính cách là một thực thể, vật chất có các thuộc tính như vận động, không gian, thời gian. Chúng trực tiếp trả lời cho câu hỏi: Vật chất tồn tại bằng cách nào, như thế nào? Cũng như quan niệm về vật chất, các quan niệm về vận động, không gian, thời gian xuất hiện rất sớm trong lịch sử triết học, mà nội dung của chúng không ngừng được làm phong phú và sâu sắc thêm nhờ vào sự phát triển của các khoa học cụ thể. Tuy nhiên, không nên đồng nhất quan niệm triết học về vận động, không gian, thời gian với các quan niệm của khoa học cụ thể về chúng.
Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại – lý thuyết trường tương tác… đã góp phần chứng minh cho quan điểm duy vật biện chứng về tự vận động của vật chất, đồng thời bác bỏ quan niệm duy tâm siêu hình cho rằng nguồn gốc vận động của thế giới vật chất tự nhiên nằm trong một lực lượng phi vật chất siêu nhiên nào đó bên ngoài thế giới vật chất – Cái hích của Thượng đế. Quan điểm này, xét đến cùng, thể hiện sự bế tắc trong lý giải thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử khoa học, chủ nghĩa duy tâm thường bám vào các thành tựu mới của khoa học để xuyên tạc chúng. Ví dụ, chủ nghĩa duy tâm vật lý học dựa trên cách hiểu siêu hình, đồng nhất vật chất với khối lượng, đồng nhất vận động với năng lượng xuyên tạc công thức E=mc2, để rút ra kết luận cho rằng vật chất biến thành năng lượng, và coi sự tồn tại năng lượng thuần tuý là bằng chứng của sự tồn tại vận động không có vật chất. Sự thật, công thức này chỉ nói lên mối tương quan giữa khối lượng và năng lượng – hai đặc trưng cơ bản của vật chất – chứ không nói lên khối lượng biến thành năng lượng, và cũng không cho phép coi năng lượng là vận động thuần tuý không có vật chất hay là cơ sở của thế giới.
Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà vật chất thể hiện sự tồn tại của chính mình. Vận động của vật chất được biểu hiện bằng muôn vàn hình thức, kiểu khác nhau; trong đó, vận động của ý thức, tư duy, trên thực tế, cũng là sản phẩm của sự vận động vật chất. Khám phá thế giới khách quan, nhận thức vật chất, xét về thực chất, là vạch ra tính cụ thể của các hình thức và kiểu vận động của thế giới vật chất. Do vật chất không được sáng tạo và không bị hủy diệt (tính tuyệt đối) nên vận động vật chất trong thế giới cũng không được sinh ra hay không mất đi, mà chỉ chuyển từ hình thức, kiểu này sang hình thức, kiểu khác. Tính đa dạng của tồn tại vật chất trong thế giới được thể hiện bằng tính đa dạng của các hình thức vận động.
Tuy nhiên, nếu dựa trên trình độ phát triển của khoa học hiện nay thì vận động có thể được chia ra thành 3 nhóm: vận động trong lĩnh vực vật chất vô sinh bao gồm vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học; vận động trong lĩnh vực vật chất hữu sinh bao gồm vận động dưới tế bào, vận động tế bào, vận động cá thể, vận động của sinh quyển; vận động trong lĩnh vực vật chất xã hội bao gồm mọi sự thay đổi trong các cá nhân hay cộng đồng xã hội.
Một là, các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất, chúng ứng với các trình độ kết cấu – tổ chức khác nhau của vật chất, và được các khoa học liên ngành hay chuyên ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng bản thân chúng không cô lập mà có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Luận điểm này đã được chứng minh bởi định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, bởi các lý thuyết trường thống nhất.
Hai là, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó các hình thức vận động thấp hơn, trong khi đó, các hình thức vận động ở trình độ thấp không bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Do đó, chúng ta không được quy giản hình thức vận động cao về với các hình thức vận động thấp. Việc chủ nghĩa cơ giới quy mọi vận động vật chất về với vận động cơ học, chủ nghĩa Darwin xã hội quy vận động xã hội về với vận động sinh học… đều là những sai lầm cần phê phán.
Ba là, trong hiện thực, một sự vật vật chất nào đó có thể tồn tại bằng nhiều hình thức vận động khác nhau, tuy nhiên, bản thân sự vật đó bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Các hình thức vận động khác nhau của sự vật vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng vận động vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất. Vì vậy, muốn tìm hiểu hiện tượng vật chất ở cấp độ cấu trúc nào thì phải dựa trên hình thức vận động cơ bản của vật chất ở cấp độ đó để lý giải.
Không gian, thời gian là những phạm trù xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa nhân loại. Ngay từ xa xưa, không gian được dùng để nói lên vị trí, kích thước, sự đồng tồn tại của các sự vật, còn thời gian được dùng để nói lên độ lâu của các tiến trình, trình tự thay đổi trước sau của sự tồn tại trong thế giới. Tuy nhiên, bàn về không gian và thời gian nói chung, về tính khách quan, tính tuyệt đối, tính bất biến của chúng luôn là đề tài tranh cải trong lịch sử triết học .
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, không gian và thời gian thống nhất với nhau và với vật chất vận động; không gian và thời gian là thuộc tính cố hữu, là hình thức tồn tại của vật chất vận động. Trong thế giới, không có không gian và thời gian bên ngoài vật chất vận động, và cũng không có vật chất vận động bên ngoài không gian và thời gian.
Do vật chất vận động tồn tại khách quan, vĩnh cữu, vô tận nên không gian và thời gian cũng mang bản tính khách quan, vĩnh cữu, vô tận. Ngoài ra, không gian có tính ba chiều (dài, rộng, cao) và thời gian có tính một chiều (quá khứ hiện tại tương lai). Chúng thống nhất lại thành không – thời gian bốn chiều hay không – thời gian thực – là thuộc tính cố hữu, hình thức tồn tại của vật chất vận động trong thế giới. Đầu thế kỷ 20, lý thuyết tương đối Einstein ra đời đã bác bỏ tính tuyệt đối – bất biến của không gian và thời gian và chứng minh tính tương đối – biến đổi, tính thống nhất của không gian và thời gian với vận chất vận động, nghĩa là luận chứng cho quan điểm duy vật biện chứng về không gian và thời gian.
Tính đa dạng của thế giới vật chất vận động được thể hiện qua tính đa dạng của cấu trúc không gian và thời gian. Vì vậy, tương ứng với kết cấu – tổ chức của vật chất mà khoa học hiện nay phát hiện ra – vật chất vô sinh, vật chất hữu sinh và vật chất xã hội, chúng ta có thể nói về không gian và thời gian vật lý học, không gian và thời gian sinh học, không gian và thời gian xã hội. Đây là không gian và thời gian hiện thực. Trong toán học thuật ngữ không gian n chiều chỉ là sự trừu tượng hóa để nghiên cứu các đối tượng đặc thù.
Câu 18: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Vấn đề nguồn gốc và bản chất của ý thức là vấn đề rất phức tạp của triết học, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và thần học. Nếu chủ nghĩa duy tâm – tôn giáo đồng nhất ý thức con người với linh hồn cá nhân, rồi đồng nhất linh hồn cá nhân với linh hồn thế giới, và tìm kiếm nguồn gốc, bản chất của chúng trong cái siêu nhiên, phi lịch sử – xã hội, thì chủ nghĩa duy vật – khoa học coi ý thức con người là đời sống tâm lý – tri thức – tinh thần của họ, và dựa vào các thành tựu khoa học cùng cơ sở thực tiễn để tìm kiếm nguồn gốc, làm rõ bản chất của nó trong cái tự nhiên, cái lịch sử – xã hội của chính con người.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, bộ óc người cùng với sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Nhưng nguồn gốc tự nhiên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để ý thức ra đời. Ý thức chỉ xuất hiện thật sự khi sự hình thành bộ óc người và sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc người gắn liền với các hoạt động lao động, ngôn ngữ xảy ra trong các quan hệ xã hội của họ.
Tóm lại, không phải hễ thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người là trong con người có ngay ý thức về thế giới, mà ý thức được hình thành từ trong quá trình hoạt động lao động và giao tiếp cộng đồng của con người. Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và diễn ra trong các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, phụ thuộc vào xã hội và mang tính chất xã hội.
Khi khắc phục cả sự tuyệt đối lẫn sự coi thường tính năng động sáng tạo của ý thức, khắc phục việc tách ý thức ra khỏi vật chất hay đồng nhất ý thức với vật chất , chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức là hình thức phản ánh xã hội – phản ánh một cách năng động sáng tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người có lợi ích. Vì vậy, tính phản ánh, tính sáng tạo, tính xã hội là những mặt tạo nên bản chất của ý thức.
Ý thức không phải là bản sao thụ động, giản đơn, máy móc của sự vật. Ý thức thuộc về con người – một sinh thể xã hội mà hoạt động bản chất là hoạt động thực tiễn sáng tạo lại thế giới theo nhu cầu của xã hội. Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình hoạt động thực tiễn sáng tạo đó của con người. Ý thức “chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó” . Vì vậy, ý thức là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có sự tồn tại cảm tính, là thực tại chủ quan không mang tính vật chất phản ánh sáng tạo thực tại khách quan – thế giới vật chất.
Tính sáng tạo của ý thức thể hiện rất phong phú. Từ trong các quan hệ xã hội, từ các cơ sở hiện thực khách quan và chủ quan hiện có, ý thức có thể tạo ra các sắc thái cảm xúc, những khao khát, những hiểu biết mới; ý thức có thể đưa ra các dự báo, tiên đoán về tương lai, xây dựng các giả thuyết, lý thuyết khoa học rất trừu tượng và khái quát; tuy nhiên ý thức cũng có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại hoang đường. Ngoài ra, ở một số người còn có một năng lực ý thức rất đặc biệt như tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị… Điều này nói lên tính phức tạp của đời sống tâm lý – ý thức của con người. Dù sáng tạo là một mặt rất cơ bản của bản chất ý thức, nhưng từ bản thân mình, ý thức không thể sáng tạo ra vật chất; bởi vì, sáng tạo của ý thức chỉ là sáng tạo theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, sáng tạo ra các khách thể tinh thần.
Quá trình phản ánh sáng tạo của ý thức xảy ra theo cơ chế sau: Xuất phát từ sự trao đổi thông tin hai chiều có chủ đích và mang tính chọn lọc giữa chủ thể và khách thể – đối tượng phản ánh mà chủ thể mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh hay ý tưởng tinh thần phi vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn có chủ đích, chủ thể lựa chọn các phương tiện, công cụ hiệu quả để vật chất (hiện thực) hóa mô hình tinh thần trong tư duy thành các sự vật quá trình thực sự tồn tại trong hiện thực cuộc sống. Ý thức là một hiện tượng xã hội không chỉ do nó bắt nguồn từ thực tiễn xã hội, mà còn do nó phản ánh những quan hệ xã hội và sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần theo nhu cầu, quy luật xã hội cho phép.
Tóm lại, tính phản ánh và tính sáng tạo của ý thức thống nhất với nhau trong hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Ý thức là hình thức phản ánh xã hội – phản ánh một cách năng động sáng tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người có lợi ích.
Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố và quan hệ thâm nhập vào nhau. Nếu dựa theo “chiều ngang” thì ý thức được chia thành tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…, còn nếu dựa theo “chiều dọc” thì ý thức được chia thành tự ý thức, tiềm thức, vô thức…
Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới. Tri thức thuộc nhiều lĩnh vực (về tự nhiên, xã hội, con người…) và có nhiều cấp độ (cảm tính và lý tính, kinh nghiệm và lý luận, thông thường và khoa học…). Tri thức là yếu tố cơ bản và cốt lõi của ý thức, là phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức. Con người là một sinh thể có ý thức, sống bằng phương thức hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Nhưng muốn cải tạo hiệu quả thế giới con người phải dựa trên những hiểu biết về thế giới để vạch ra phương hướng, cách thức hành động. Ý thức không chứa tri thức chỉ là sự trừu tượng trống rỗng, nó không giúp gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. Quá trình hình thành và phát triển của ý thức cũng là quá trình con người tìm kiếm và tích lũy tri thức về thế giới xung quanh. Sự hiểu biết càng nhiều thì ý thức càng sâu sắc.
Tình cảm là những rung động tâm lý khá bền vững ổn định của cá nhân con người phản ánh thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống. Tình cảm thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động của con người phụ thuộc không ít vào tình cảm – tức thái độ của con người trước hoạt động đó. Tình cảm có thể là chỗ mạnh nhất nhưng cũng có thể là chỗ yếu nhất trong mỗi con người, vì vậy nó có thể là động lực quan trọng nhưng cũng có thể là lực cản lớn đối với tiến trình phát triển của xã hội.
Quan hệ giữa tri thức và tình cảm. Tri thức và tình cảm là hai cái đối lập nhưng thống nhất với nhau. Tri thức là hình ảnh chủ quan thể hiện hiểu biết của con người về hiện thực khách quan; còn tình cảm là hình ảnh chủ quan thể hiện rung cảm của con người trước hiện thực khách quan đó. Tri thức có khả năng phản ánh tất cả sự vật, hiện tượng hay đặc điểm, tính chất của chúng mà giác quan con người tiếp nhận; còn tình cảm chỉ gắn liền với những sự vật, hiện tượng hay đặc điểm, tính chất nào đó nếu chúng thỏa mãn hay không thỏa mãn một nhu cầu xác định của cá nhân con người. Quá trình hình thành tình cảm lâu dài và phức tạp hơn quá trình hình thành tri thức… Dù có sự khác nhau rất cơ bản, nhưng tri thức và tình cảm có liên hệ mật thiết với nhau. Tình cảm được nảy sinh dựa trên cơ sở tri thức, thường thì tri thức như thế nào tình cảm như thế nấy. Khi tình cảm được hình thành thì nó chi phối lại tri thức giúp đào sâu hay xuyên tạc tri thức. Vì vậy, tình cảm không dựa trên tri thức là tình cảm mù quáng, tri thức mà không chứa tình cảm là tri thức “sách vở”. Sự thống nhất của chúng tạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ đối với mọi hoạt động của con người.
Tự ý thức là quá trình con người tự phản ánh chính mình (thế giới bên trong) trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đó là ý thức của con người về hành vi, tình cảm, tư tưởng, động cơ, lợi ích, địa vị… của mình trong xã hội, nghĩa là con người cố nhận thức mình như một cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trình độ tự ý thức phản ánh trình độ phát triển nhân cách, mức độ làm chủ chính mình của mỗi cá nhân. Nó là cơ sở để con người tự điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội. Tự ý thức có thể là tự ý thức của một cá nhân, của một giai cấp, của một tập đoàn xã hội…
Tiềm thức – ý thức dưới dạng tiềm năng là những hoạt động tâm lý – nhận thức tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể nhưng có liên hệ trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Do là những tri thức đã biến thành kỹ năng, bản năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, nên tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý – nhận thức mà chủ thể không cần hay không thể kiểm soát một cách trực tiếp. Tiềm thức giúp giảm sự quá tải trong hoạt động nhận thức khoa học, giảm sự căng thẳng trong hoạt động tâm lý thường ngày.
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không do lý trí điều khiển, không bị ý thức kiểm soát, nghĩa là xảy ra bên ngoài phạm vi lý trí hay chưa được ý thức chú ý đến. Dù là một thực thể xã hội có ý thức nhưng không phải mọi hành vi của con người đều do ý thức chỉ đạo. Có những hành vi do bản năng chi phối hay do thói quen thực hiện vẫn tự động xảy ra, nghĩa là chúng không do lý trí chỉ đạo mà là do vô thức điều khiển. Là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, vô thức điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự suy tính của lý trí. Dù thể hiện rất đa dạng, – ham muốn bản năng, giấc mơ, bị thôi miên, sự mặc cảm, trực giác, nói lỡ lời…-, nhưng nói chung, vô thức luôn thực hiện chức năng giải tỏa những ức chế vượt ngưỡng trong hoạt động thần kinh, do đó nó góp phần lập lại thế cân bằng mới trong hoạt động tinh thần của con người để tránh tình trạng ức chế hay căng thẳng quá mức do thần kinh làm việc quá tải gây ra. Ngoài ra, vô thức còn có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục, khoa học, nghệ thuật… nhưng không vì vậy mà chúng ta tuyệt đối hóa, thần bí hóa nó. Không nên tách vô thức ra khỏi hoàn cảnh xã hội và cô lập nó với hoạt động ý thức của con người; bởi vì, con người là một thực thể xã hội có ý thức, vô thức nằm trong con người có ý thức, do đó hành động vô thức của con người sẽ bị ý thức can thiệp đến để hướng hành vi con người đến các chuẩn mực mà xã hội kiến tạo nên. Vô thức chỉ là một mắt xích trong cuộc sống có ý thức của con người.
Câu 19: Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít? Nếu chủ nghĩa duy vật tầm thường đề cao nhân tố vật chất coi nhẹ nhân tố tinh thần (ý thức), còn chủ nghĩa duy tâm đề cao nhân tố tinh thần coi nhẹ nhân tố vật chất thì, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với ý thức, đồng thời cũng vạch rõ sự tác động ngược trở lại của ý thức đến vật chất, đặc biệt là vật chất xã hội – vật chất có mang ý thức, từ đó xác định đúng vai trò và tác dụng của ý thức trong đời sống con người.
Dù do vật chất sinh ra và bị vật chất quyết định, song sau khi ra đời, ý thức trở thành thực tại chủ quan, có quy luật và kết cấu riêng, tồn tại trong bộ óc của con người có lợi ích đang hoạt động thực tiễn, vì vậy nó có tính độc lập tương đối. Khi dựa trên tính độc lập tương đối và thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức của con người có thể tác động mạnh mẽ trở lại vật chất – hiện thực khách quan, làm biến đổi hoặc duy trì nó nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình. Tuy nhiên, nếu ý thức tự nó, nghĩa là nó không thông qua hoạt động thực tiễn thì nó sẽ không trực tiếp làm thay đổi được gì trong hiện thực cả; bởi vì “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất” mà thôi.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng không tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của ý thức con người, đồng thời cũng không bỏ qua nó, mà chỉ khẳng định ý thức con người chỉ có sức mạnh thật sự khi tác động thông qua hoạt động thực tiễn của chính con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, các nhân tố ý thức xâm nhập vào lực lượng vật chất (tri thức được vật chất hoá, quan điểm, tình cảm, ý chí được quần chúng hóa…) và tại đây, chúng bộc lộ sức mạnh trực tiếp có được của mình. Sự xâm nhập của các nhân tố ý thức vào lực lượng vật chất càng sâu rộng, thì sức mạnh và vai trò can thiệp trực tiếp của chúng vào vật chất, hiện thực khách quan càng lớn.
Tuy nhiên, sự tác động của các nhân tố ý thức có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực đến tiến trình phát triển của hiện thực khách quan. Ý thức càng phản ánh đầy đủ, chính xác các quy luật khách quan của hiện thực, thì khi tác động đến hiện thực sức mạnh của nó sẽ hướng vào việc cải tạo và thúc đẩy sự phát triển nhanh của hiện thực đó. Còn ngược lại, nếu ý thức phản ánh không đúng các quy luật khách quan của hiện thực hay chủ yếu dựa trên tình cảm, ý chí, lợi ích, mục đích chủ quan của lực lượng xã hội bảo thủ, lạc hậu thì khi tác động đến hiện thực, sức mạnh của nó sẽ duy trì tiếp tục hiện thực cũ, kìm hãm quá trình phát sinh, phát triển của hiện thực mới. Tóm lại, vai trò và tác dụng của ý thức thể hiện qua việc vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn mọi hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra. Điều này nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức. Việc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức cũng có nghĩa là phát huy vai trò nhân tố con người, phát huy vai trò của nhân tố chủ quan – tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí…-, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.
Triết học duy vật biện chứng luôn cho rằng: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã”. Và, “tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” . Khi dựa trên tư duy triết học mà trước hết là triết học duy vật và các thành tựu của khoa học mà trước hết là khoa học tự nhiên, triết học duy vật biện chứng xây dựng nguyên lý về tính thống nhất thế giới trong tính vật chất. Nguyên lý này được phát biểu như sau:
Một là, thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận; trong nó không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau.
Hai là, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau; chúng là những dạng thể cụ thể, có một mức độ kết cấu – tổ chức nhất định của vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của các quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
Ba là, ý thức hay đời sống tinh thần, tư duy của con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có kết cấu, tổ chức cao – vật chất xã hội và bộ óc của con người. Thế giới vật chất đa dạng nhưng thống nhất và duy nhất.
Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tuỳ tiện đưa ra những nhận định, đánh giá chủ quan.
Hai là, biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành những thí nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết đó.
Một là, xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.
Hai là, dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích được đặt ra.
Nghĩa là, chủ thể phải biết lấy hiện thực khách quan (thực tế) chứ không phải lấy ý muốn, tình cảm chủ quan làm căn cứ cho mọi hoạt động cải tạo thế giới của mình. Còn trong mọi hoạt động cải tạo thế giới của mình cần biết phát huy tính năng động sáng tạo của hiện thực chủ quan (ý thức).
Nguyên tắc khách quan đối lập với chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, đồng thời nó cũng xa lạ với thái độ thờ ơ lãnh đạm, thụ động, chờ thời.
Do mang tính đặc thù mà mỗi một ngành khoa học chỉ xây dựng một hệ thống phạm trù riêng dành cho ngành mình để phản ánh lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Thí dụ, trong vật lý học có các phạm trù nguyên tử, điện tử, lực, hấp dẫn…; trong sinh học có các phạm trù đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền…; trong kinh tế học có các phạm trù tư bản, lợi nhuận, sức lao động, tiền tệ… Tuy nhiên, do mang tính phổ biến mà hệ thống phạm trù triết học không chỉ được xây dựng và dùng trong triết học mà nó còn được dùng trong mọi ngành khoa học. Đó là các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, phát triển, mâu thuẫn, lượng, chất, phủ định, cái riêng, cái chung, nguyên nhân, kết quả, nội dung, hình thức…
Các phạm trù của phép biện chứng liên kết với nhau thành từng cặp quy định lẫn nhau để phản ánh các mối liên hệ phổ biến, nghĩa là phản ánh các khía cạnh tổng quát của quá trình vận động và phát triển diễn ra trong toàn bộ thế giới – tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là: Cái riêng – Cái chung, Nguyên nhân – Kết quả, Nội dung – Hình thức, Bản chất – Hiện tượng, Khả năng – Hiện thực, Ngẫu nhiên – Tất nhiên. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật còn được coi là các quy luật biện chứng kém cơ bản. Việc định nghĩa một phạm trù triết học biện chứng nào đó mà bỏ qua phạm trù đối lập của nó là không chính xác. Do đó, phương pháp lôgích để định nghĩa được áp dụng cho chúng là định nghĩa qua quan hệ với cái đối lập của nó chứ không phải là định nghĩa qua loại và hạng.
Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của mối liên hệ xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được phát biểu như sau:
Một là, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau.
Hai là, trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới có mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan – phổ biến, nó chi phối một cách tổng quát sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới.
Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận thức. Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định… Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại.
Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức.
Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng.
Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèo lái sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.
Các sự vật, hiện tượng khác nhau trong thế giới đứng im, bất động hay không ngừng vận động, phát triển? Nếu vận động, phát triển thì cái gì là nguồn gốc của vận động, phát triển? Và cách thức, khuynh hướng của chúng diễn ra như thế nào?
+ Quan điểm biện chứng cho rằng, trong thế giới các mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau làm cho mọi sự vật, hiện tượng tồn tại như những hệ thống có cấp độ kết cấu tổ chức, với những quy định về chất (kết cấu tổ chức) và về lượng khác nhau. Các hệ thống sự vật khác nhau không ngừng vận động, và sự vận động của hệ thống không loại trừ sự đứng im (ổn định tương đối về chất) của nó hay của yếu tố tạo thành nó. Sự vận động – thay đổi nói chung – của một hệ thống sự vật bao gồm: Một là, sự thay đổi những quy định về chất theo xu hướng tiến bộ ; hai là, sự thay đổi những quy định về chất theo xu hướng thoái bộ; và ba là, sự thay đổi những quy định về lượng theo xu hướng ổn định tương đối về chất.
Nếu vận động là sự thay đổi nói chung, thì phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của một hệ thống, trong đó sự vận động có thay đổi những quy định về chất (kết cấu tổ chức) theo xu hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo, còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất theo xu hướng thoái bộ và sự vận động có thay đổi những quy định về lượng theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo, thống trị trên.
Như vậy, quan điểm biện chứng về phát triển không cho phép đối lập sự thay đổi tiến bộ với thay đổi thoái bộ, sự thay đổi về lượng với thay đổi về chất, không cho phép đồng nhất phát triển với thay đổi tiến bộ, mà phải hiểu phát triển như là một quá trình vận động rất phức tạp khó khăn, vừa liên tục vừa gián đoạn, vừa tiến lên vừa thụt lùi, thông qua việc giải quyết những xung đột giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) thực hiện sự chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất (bước nhảy về chất) làm cho cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ (phủ định biện chứng). Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.
Nếu quan điểm biện chứng duy tâm cố tìm nguồn gốc của sự phát triển trong các lực lượng siêu nhiên hay ý thức con người (phi vật chất), thì quan điểm biện chứng duy vật luôn cho rằng nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật vật chất, do những mâu thuẫn của sự vật vật chất quy định. Mọi quá trình phát triển của sự vật đều là quá trình tự thân của thế giới vật chất. Vì vậy, sự phát triển mang tính khách quan – tức tồn tại không phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của con người, và mang tính phổ biến – tức tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực hiện thực.
Trong thế giới, sự phát triển diễn ra rất đa dạng. Chính tính đa dạng của tồn tại vật chất quy định tính đa dạng của sự phát triển. Các hình thức, kiểu phát triển cụ thể xảy ra trong các hệ thống (lĩnh vực) vật chất khác nhau được các ngành khoa học cụ thể nghiên cứu.
Sự phát triển trong lĩnh vực tự nhiên vô sinh biểu hiện ở sự điều chỉnh các cấu trúc tổ chức vật chất bên trong hệ thống sao cho phù hợp với quá trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường xung quanh. Sự phát triển trong lĩnh vực tự nhiên hữu sinh biểu hiện ở việc tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự hoàn thiện của cơ thể trong quá trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường xung quanh. Sự phát triển trong lĩnh vực xã hội (con người) biểu hiện ở xu hướng nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo hiệu quả xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, tiến đến mục tiêu cuối cùng là kết hợp hài hòa cá nhân với xã hội, xã hội với tự nhiên để con người thật sự sống trong “vương quốc của tự do”. Sự phát triển trong lĩnh vực tư duy – tinh thần biểu hiện ở xu hướng nâng cao năng lực tư duy, hoàn thiện khả năng nhận thức của con người, giúp con người ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và làm phong phú đời sống tinh thần của mình.
Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về sự phát triển được phát biểu như sau:
Một là, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển.
Hai là, phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.
Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về sự phát triển chúng ta có thể xây dựng quan điểm phát triển để đẩy mạnh hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo thế giới một cách hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu:
Hai là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống nhất của các xu hướng, giai đoạn thay đổi của nó. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật vận động, phát triển (bản chất) của đối tượng nhận thức.
Quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải xác định sự chuyển hóa giữa những cái đối lập nhau (mâu thuẫn) để tìm ra nguồn gốc, giữa lượng – chất để thấy được cách thức, và giữa cái cũ – cái mới để phát hiện ra xu hướng vận động, phát triển của đối tượng.
Một là, chú trọng đến mọi điều kiện, tình hình, khả năng của đối tượng để nhận định đúng mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.
Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện, đối sách thích hợp để biến đổi những điều kiện, tình hình; để phát huy hay hạn chế những khả năng của đối tượng nhằm lèo lái đối tượng vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta.
Như vậy, quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình, đầu óc bảo thủ định kiến, cung cách suy nghĩ sơ cứng giáo điều; nó xa lạ với sự tuyệt đối hóa một giai đoạn nào đó trong quá trình vận động của đối tượng nhận thức cũng như của bản thân quá trình nhận thức đối tượng, nó cũng xa lạ với đầu óc trọng cổ, chủ nghĩa lí lịch, chủ nghĩa thực tại, chủ nghĩa vị lai… Phương pháp luận duy vật biện chứng đòi hỏi phải kết hợp nguyên tắc khách quan với quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để xây dựng quan điểm lịch sử – cụ thể – “linh hồn” phương pháp luận của triết học mácxít.
• Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,… đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên, thuộc tính chỉ được được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Chất bộc lộ ra thông qua thuộc tính, nhưng chất và thuộc tính không phải có ý nghĩa như nhau. Chất là đặc điểm hoàn chỉnh của sự vật hay hiện tượng, còn thuộc tính chỉ đứng về một mặt nào đó mà vạch rõ sự vật hay hiện tượng. Do vậy, chỉ có những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chất phản ánh bản chất của sự vật và hiện tượng, nó liên hệ khắng khít với một hình thức ổn định nào đó của vận động hay của nhiều sự vận động. Khi thuộc tính căn bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính; đồng thời mỗi thuộc tính lại được coi là một chất khi được xem xét trong một quan hệ khác. Mỗi sự vật vừa có một chất nhưng cũng có thể có rất nhiều chất, chất của sự vật hay hiện tượng lộ ra trong sự tác động lẫn nhau với sự vật hay hiện tượng khác. Chất không tồn tại độc lập, tách rời với bản thân sự vật hay hiện tượng. Ph.Ăngghen nói “…chất không tồn tại, mà chỉ có sự vật có chất mới tồn tại…”. Chất vạch rõ giới hạn phân chia sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Chất là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện tượng. Trái với các hệ thống triết học duy tâm và siêu hình coi chất là một phạm trù chủ quan, phụ thuộc vào cảm giác của con người, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chất cũng là hiện thực khách quan giống như bản thân vật chất đang vận động vậy. Chất của sự vật và hiện tượng còn được qui định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại thực tế những bước nhảy, do họ tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự thay đổi về lượng. Ph.Hêghen đã phê phán quan điểm đó và cho rằng, tính tiệm tiến chỉ là sự thay đổi về lượng, tức là cái đối lập với sự thay đổi về chất. Chỉ bằng phạm trù tính tiệm tiến thì không thể giải thích được sự xuất hiện của chất mới. Ông cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Cũng về điểm này, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả” . Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.
Như vậy, sự phát triển của bất kỳ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút không cố định mà có thể thay đổi do tác động của điều kiện chủ quan và khách quan qui định. Nghĩa là, muốn có chất mới, trước hết phải tích lũy về lượng đến độ cho phép, để chuyển sang chất mới. Ví dụ, muốn trở thành cử nhân kinh tế, trước hết phải tích lũy kiến thức chuyên môn ở Trường Đại học Kinh tế trong 4 năm, thi tốt nghiệp đỗ, chính là điểm nút chuyển từ chất “sinh viên” thành chất mới “cử nhân kinh tế”.
Chất mới ra đời có thể làm thay đổi qui mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật; nghĩa là tạo điều kiện lượng mới xuất hiện. Ví dụ, khi chất lỏng chuyển sang chất hơi làm cho tốc độ vận động hơi nước nhanh hơn, thể tích hơi nước lớn hơn, độ hòa tan khác với trước… Qui luật những thay đổi về lượng thành thay đổi về chất có mặt ở mọi lĩnh vực, thí dụ:
Trong hóa học: O + O O2 (ôxy) + O O3 ôzôn) CH4 +CH2 C2H6 (mêtan) + CH2 C3H8 (prôpan) + CH2 C4H10 (butan)
Trong toán học, có một hình chữ nhật, người ta có thể tăng và giảm chiều rộng. Nhưng sự tăng và giảm đó phải trong giới hạn nhất định thì nó vẫn còn là hình chữ nhật. Nếu tăng chiều rộng bằng chiều dài thì hình chữ nhật sẽ biến thành hình vuông – chất sẽ biến đổi. Hoặc giảm chiều rộng = 0 thì hình chữ nhật trở thành đường thẳng.
Trong thực tiễn cách mạng, quá trình chuyển biến của các phong trào cách mạng Việt Nam là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: từ phong trào xô viết nghệ tĩnh (1930-1931) đến phong trào dân chủ chống phát xít (1936-1939) đến cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Trong lĩnh vực sản xuất, công nhân nghiên cứu làm ra sản phẩm lần thứ 1, rút kinh nghiệm quá trình nghiên cứu làm ra sản phẩm lần thứ 2 chất lượng tốt hơn. Nếu công nhân chịu đầu tư nghiên cứu thể liên tục cho ra đời sản phẩm lần sau bao giờ cũng chất lượng và đa dạng hơn lần đầu.
Bắc (1952-1953), cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) làm chấn động địa cầu. Sự biến đổi dần dần về quân sự đã tạo ra sự biến đổi về chất. Thực dân Pháp phải đầu hàng. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bước sang giai đoạn mới thay đổi hẳn về chất.
Cũng lý giải như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam cũng là một quá trình biến đổi về lượng. Từ chiến thắng chiến tranh đặc biệt (1961-1965) đến chiến tranh cục bộ (1965-1968). Từ chiến tranh cục bộ chúng ta đã chiến thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa (1969-1973) của đế quốc Mỹ và cuối cùng chúng ta đã mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, đỉnh cao của nó là chiến dịch “Hồ Chí Minh” (ngày 30.4.1975).
Kết luận: Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chỉ rõ cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Khi nghiên cứu sự thống nhất của các mặt đối lập trong xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Angghen nói: Người tư hữu là mặt bảo thủ, người vô sản là mặt phá hoại. Người thứ nhất có hành động nhằm duy trì mâu thuẫn, người thứ hai có hành động nhằm tiêu diệt mâu thuẫn. Sau khi vạch rõ bản chất của mỗi một mặt đối lập của xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không những chỉ rõ trạng thái của xã hội ấy là thống nhất, mà còn chỉ rõ trạng thái ấy là đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển; nhưng không nên hiểu đấu tranh giữa các khuynh hướng khác nhau trong sự vật, hiện tượng là một cái gì tĩnh, không biến đổi. Trên thực tế, đó là cả một quá trình phát triển lịch sử của các mặt đối lập, quá trình vạch rõ mâu thuẫn. Trong giai đoạn đầu của quá trình ấy, sự thống nhất giữa các mặt đối lập còn tương đối bền vững; nhưng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm lung lay sự thống nhất ấy, làm cho nó kém bền vững hơn cho đến một lúc nhất định, mâu thuẫn làm cho nó “nổ tung” ra và tiêu diệt nó. Vì vậy, V.I.Lênin cho quá trình phát triển là sự phân chia vật thống nhất làm đôi. Phân chia vật thống nhất làm đôi có nghĩa là mở rộng, rạch rõ mâu thuẫn của hiện tượng, làm cho nó gay gắt và sâu sắc hơn. Như vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập là cái động lực, cái mãi mãi “không ổn” làm cho các sự vật và hiện tượng không được bất biến hay ở trạng thái ngưng trệ. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bất cứ sự thống nhất nào giữa các mặt đối lập cũng là tương đối, tạm thời; còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. Khi xem xét mối quan hệ như vậy, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối” .
Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển ở những lực lượng siêu nhân hay ở lý trí, ở ý muốn chủ quan của con người.
Những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động, phát triển ở sự tác động bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc, họ đã phải nhờ đến “Cái hích đầu tiên” (Newton) hay cầu viện tới Thượng đế (Aristote). Như vậy, bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sư vật và hiện tượng.
Trong lịch sử, tư tưởng này đã được Héraclite đề cập đến và được Hêghen phát triển. Hêghen viết: “Mâu thuẫn, thực tế là cái thúc đẩy thế giới, là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống” . C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. C.Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới” . Nhấn mạnh thêm tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” .
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động lẫn nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao gồm cả sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Sự thống nhất là tạm thời, có điều kiện vì sự vật chỉ tồn tại trong một thời gian. Khi mâu thuẫn của sự vật được giải quyết thì sự thống nhất bị phá vỡ làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện (điều này biểu hiện sự đứng im tương đối). Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì sự đấu tranh diễn ra từ đầu đến cuối, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Chính đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự thống nhất của các mặt đối lập bị phá vỡ, làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện, mang lại sự đấu tranh của các mặt đối lập mới (điều này thể hiện sự vận động tuyệt đối).
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
Mâu thuẫn tồn tại trong các sự vật, hiện tượng và trong các giai đoạn phát triển của chúng rất phong phú và đa dạng. Tính phong phú, đa dạng được qui định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài chỉ phát huy tác dụng khi thông qua mâu thuẫn bên trong. Phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài mang tính tương đối, vì tùy thuộc việc xác định phạm vị cần xem xét.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Trong xã hội có giai cấp luôn có cả hai loại mâu thuẫn này; tuy nhiên, chúng khác nhau về tính chất và xu hướng. Mâu thuẫn đối kháng phát triển ngày càng gay gắt, do vậy phương pháp giải quyết loại mâu thuẫn này phải dùng phương pháp cứng rắn và dứt khoát. Mâu thuẫn không đối kháng phát triển ngày càng dịu đi, do vậy phương pháp giải quyết chủ yếu là thuyết phục, nhẹ nhàng, mềm hóa.
+ Phân tích mâu thuẫn phải xem xét mâu thuẫn một cách toàn diện và cụ thể. Bởi vì, khi sự vật khác nhau thì mâu thuẫn của chúng cũng khác nhau; phải tìm cho ra mâu thuẫn cụ thể của từng sự vật để có biện pháp giải quyết phù hợp. Trong cùng một sự vật có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn có đặc điểm riêng; cho nên phải phân loại các mâu thuẫn của sự vật để có biện pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Quá trình phát triển mâu thuẫn có nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn, bản thân mâu thuẫn và từng mặt của nó có đặc điểm riêng và cách giải quyết cũng khác nhau… Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp chúng ta hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
+ Giải quyết mâu thuẫn phải giải quyết đúng lúc, đúng chỗ và đủ điều kiện. Bởi vì mâu thuẫn thường trải qua 3 giai đoạn: trong giai đoạn đầu chỉ mới xuất hiện sự khác nhau, hai mặt đối lập bắt đầu hình thành, đấu tranh thấp; trong giai đoạn thứ hai, xuất hiện mâu thuẫn và thể hiện rõ sự đối lập, đấu tranh giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt; giai đoạn thứ ba là giai đoạn chuyển hóa, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Mỗi thời đại lịch sử đều có mâu thuẫn cơ bản – mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội.
Sự đấu tranh giữa các giai cấp ấy quyết định chiều hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mâu thuẫn của những giai cấp cơ bản còn có nhiều mâu thuẫn của các tầng lớp khác, thậm chí ngay trong giai cấp vô sản cũng có sự khác nhau… Tất cả những cái đó cần phải được tính đến khi lựa chọn phương pháp và hình thức đấu tranh giai cấp, khi định ra chính sách. Trong cuộc đấu tranh thực tế, nếu không nhìn thấy tất cả cái lưới mâu thuẫn phức tạp ấy, tức là giản đơn hóa bức tranh đúng đắn về đấu tranh của các mặt đối lập. Việc hiểu đúng tính chất phức tạp và nhiều vẻ đó của các mâu thuẫn xã hội, có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động thực tiễn của Đảng giai cấp vô sản.
Tóm lại, qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng duy vật; chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Để trả lời cho câu hỏi: Sự vận động và phát triển của sự vật đi theo xu hướng nào? Quan điểm duy vật biện chứng đưa ra qui luật phủ định của phủ định nhằm khẳng định xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật không phải con đường thẳng hay đường tròn khép kín, mà là theo con đường “xoắn ốc” đi lên.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự qui định; cách thức phủ định không tùy thuộc ý muốn của con người. Nghĩa là mỗi sự vật có cách thức phủ định riêng, do đó mà có sự phát triển.
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì bản thân sự phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại thông qua phủ định biện chứng cho ra đời cái mới. Như vậy, cái mới là cái ra đời từ cái cũ, là cái được phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những cái lạc hậu, giữ lại những mặt tích cực, cái mới là cái ra đời hợp qui luật.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những mặt lạc hậu, tiêu cực. Do vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. V.I.Lênin viết: “không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng…mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định” .
Phủ định biện chứng là một quá trình tích cực chỉ thực hiện bằng con đường phát triển cái bị phủ định. Cái cũ không phải bị tiêu diệt một cách đơn giản: cái cũ chỉ tiêu diệt sau khi tự nó đã tạo ra điều kiện cho giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn phát triển cũ bị phủ định, bản thân nó là giai đoạn tiến bộ trong quá trình phát triển tiến lên nói chung. Nó bị phủ định, nhưng sự tiến bộ thực hiện trong nó thì không bị phủ định. Trái lại, sự tiến bộ ấy tiếp tục trong giai đoạn mới; giai đoạn mới hấp thụ và phát triển tất cả những thành tích của quá khứ. Ví dụ, chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản tức là phủ định biện chứng, nhưng điều kiện ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là do chủ nghĩa tư bản đẻ ra, và chủ nghĩa xã hội xuất hiện là giai đoạn phát triển nối tiếp sau của xã hội. Tất cả những thành tích, tất cả sự tiến bộ của sức sản xuất, cũng như tất cả những thành tích văn hóa đạt được trong chế độ tư bản không bị tiêu diệt, mà trái lại, nó được giữ lại và phát huy thêm. Người siêu hình không hiểu nội dung tích cực đó của phủ định biện chứng; đối với họ, phủ định có nghĩa là nói “không” một cách giản đơn. Hơn nữa, họ hình dung phủ định chỉ là một cái từ bên ngoài đến, một cái ở bên ngoài tác động vào.
Trong đời thường, có trường hợp phủ định xuất hiện dưới hình thức là một sự tác động từ bên ngoài phá hoại một cái gì đó. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng hiểu phủ định là một yếu tố liên hệ của cái mới với cái cũ, là sự duy trì ở giai đoạn phát triển cao nội dung tích cực của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta còn phải lưu ý thêm rằng, ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới dạng lọc bỏ, nghĩa là tiếp tục được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với nhân tố mới.
Hiện nay, nếu chúng ta không xem sự nghiệp đổi mới của Đảng ta như là một quá trình phủ định biện chứng, chúng ta dễ rơi vào những sai lầm cực đoan: hoặc là không kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời; hoặc ngược lại, phủ nhận mọi thành tựu đã đạt được trong thời kỳ trước đổi mới.
Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã được một số nhà biện chứng tự phát nêu ra từ lâu. Song, do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển, nên một số nhà triết học đã tuyệt đối hoá tính lặp lại sau một chu kỳ phát triển, từ đó hình thành quan niệm siêu hình xem sự phát triển diễn ra theo đường tròn khép kín.
Phủ định của phủ định với tư cách là một quy luật cơ bản của phép biện chứng lần đầu tiên được trình bày trong triết học Hêghen, trên cơ sở duy tâm khách quan, theo “tam đoạn thức” máy móc. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã trả lời về phủ định của phủ định như sau: về bản chất, “phủ định của phủ định” là một quá trình rất giản đơn hàng ngày xảy ra ở khắp mọi nơi; chỉ cần phủi hết mọi lớp thần bí mà nền triết học cũ dùng để bao bọc quá trình đó là đứa trẻ con nào cũng có thể hiểu được việc ấy. Thí dụ như hạt lúa chẳng hạn. Hàng triệu những hạt như vậy đem xay, đem nấu, và sau đó đem ăn. Nhưng nếu hạt lúa như vậy có đủ điều kiện bình thường đối với nó sẽ biến đổi một cách đặc biệt: nó sẽ mọc lên, hạt lúa đúng như thế sẽ không còn tồn tại nữa, mà sẽ bị phủ định; thay cho nó là một cây lúa mọc ra từ đấy, cây lúa là sự phủ định hạt lúa. Sự sinh sống bình thường của cây lúa ấy là như thế nào? nó mọc lên, đâm chồi nẩy hạt rồi sau cũng lại sinh ra hạt lúa, và khi hạt lúa này chín thì thân cây lúa chết đi và lại bị phủ định. Kết quả của sự phủ định của phủ định là chúng ta lại có hạt lúa như lúc đầu, nhưng không phải là một hạt, mà là 10, 20 hay 30 hạt…
Hạt thóc (PĐ) Cây lúa (PĐ) Nhiều hạt thóc
Đối với đa số các côn trùng, quá trình ấy xảy ra cũng giống như trường hợp hạt lúa. Thí dụ, bươm bướm ra đời từ trứng ngài bằng cách phủ định trứng ngài, nó trải qua cái giai đoạn biến chuyển khác nhau cho đến khi dậy thì; rồi nó thụ thai đẻ trứng và lại bị phủ định, nghĩa là chết đi khi quá trình tái sinh kết thúc và khi con cái đã để lại một số rất nhiều trứng. Chúng ta lưu ý, trong quá trình thực hiện, số lượng các bước phủ định nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của quá trình phát triển cụ thể.
Bướm (PĐ) Trứng (PĐ) Tằm (PĐ) Nhộng
Lịch sử các hình thái kinh tế-xã hội chỉ ra rằng khi giai cấp ra đời và khi xã hội có giai cấp phát triển thì tức là xã hội cũ không giai cấp bị phủ định. Dưới chế độ cộng sản văn minh sẽ không có giai cấp nữa. Như thế nghĩa là sau khi đã hoàn toàn phát triển, bản thân xã hội có giai cấp rút cục bị phủ định. Đó là phủ định của phủ định. Sự phủ định của phủ định ấy không làm cho chúng ta trở về điểm xuất phát đầu tiên trở về chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy. Nó đưa chúng ta đến điểm xuất phát mới, tức là điểm xuất phát đầu tiên đã được nâng lên giai đoạn cao hơn bằng sự phủ định nó và sự phủ định của phủ định. Như vậy chúng ta thấy rằng trong tiến trình phát triển, do phủ định hai lần nên giai đoạn sau có thể lặp lại giai đoạn trước, nhưng lặp lại trên trình độ phát triển cao hơn xã hội cộng sản không giai cấp dựa trên cơ sở tất cả những thành tích của sự phát triển trước.
CSNT (PĐ) CHNL (PĐ) PK (PĐ) TBCN (PĐ) CSCN
Không giai cấp (PĐ) Có giai cấp (PĐ) Không giai cấp Qui luật phủ định của phủ định tồn tại cả trong tư duy của con người. Ph.Ăngghen đã lấy sự phát triển của lịch sử triết học duy vật để vạch rõ qui luật này: chúng ta biêt rằng triết học cổ đại Hy Lạp là chủ nghĩa duy vật tự phát nguyên thủy. Vì là chủ nghĩa duy vật tự phát nên nó không thể giải thích mối quan hệ giữa tư duy và vật chất. Nhưng vì cần phải làm rõ vấn đề đó nên về sau mới nảy ra học thuyết về linh hồn tách khỏi thân thể, về linh hồn bất diệt và sau cùng dẫn đến nhất thần giáo. Như vậy là chủ nghĩa duy vật tự phát, nguyên thủy đã bị chủ nghĩa duy tâm phủ định. Nhưng trong sự phát triển về sau của triết học, chủ nghĩa duy tâm tỏ ra không có căn cứ, cho nên đã bị chủ nghĩa duy vật thời nay phủ định. Chủ nghĩa duy vật thời nay phủ định của phủ định không phải chỉ là sự khôi phục lại chủ nghĩa duy vật cũ một cách đơn giản, mà trái lại, gắn liền với cơ sở bền vững của chủ nghĩa duy vật thời nay còn có cả toàn bộ nội dung tư tưởng của hàng nghìn năm phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, cũng như của bản thân lịch sử hàng nghìn
năm ấy. Duy vật tự phát (PĐ) Duy tâm (PĐ) (PĐ) Duy vật biện chứng
Nói một cách khái quát, qua một số lần phủ định, sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển. Phủ định lần thứ nhất tạo ra sự đối lập với cái ban đầu, đó là một bước trung gian trong sự phát triển. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện rõ bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực đã được phát triển từ trong cái khẳng định ban đầu và cả trong những lần phủ định tiếp theo những yếu tố tích cực được khôi phục, được duy trì và phát triển. Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; và chính sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo.
Với những lý giải phần trên, cho chúng ta thấy rằng sự vận động và phát triển của sự vật không phải đi theo đường thẳng, không phải đi theo đường tròn khép kín, mà đi theo đường “xoáy ốc”. Vì rằng, qui luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật xu hướng phát triển. Sự phủ định của phủ định theo lối biện chứng là sự “tựa hồn như trở lại cái cũ”, tựa hồ như lắp lại các giai đoạn phát triển đã qua trên cơ sở cao hơn. Chính V.I.Lênin có ý nói tới điều đó khi V.I.Lênin nói rằng sự phát triển “tựa hồ như lắp lại các giai đoạn đã qua, nhưng lắp lại một cách khác, trên nền tảng cao hơn… sự phát triển có thể nói là phát triển theo vòng xoáy trôn ốc, chứ không phải theo đường thẳng” .
Diễn tả qui luật phủ định của phủ định bằng con đường “xoáy ốc” chính là hình thức cho phép diễn đạt được rõ ràng nhất các đặc trưng của qui trình phát triển biện chứng: tính kế thừa; tính lặp lại nhưng không quay trở lại; tính chất tiến lên của sự phát triển.
Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện trình độ cao hơn dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển tiến lên từ thấp đến cao.
Khi nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định cần phải nhấn mạnh rằng thực chất của phép biện chứng là nghiên cứu quá trình “với tất cả tính chất cụ thể của nó”, là giải thích xem quá trình ấy xảy ra trên thực tế như thế nào, chứ không phải là bịa ra một công thức rồi sau đó ra sức “chứng minh” rằng trong thực tế có quá trình y như công thức bịa đặt ấy. Không thể quả quyết trước rằng mọi quá trình đều là thí dụ về phủ định của phủ định. Sự phủ định vạch ra nhân tố liên hệ của cái mới với cái cũ, vạch ra sự giữ lại ở giai đoạn phát triển cao, nội dung tốt của giai đoạn thấp đã bị phủ định. Chúng ta cũng nên tránh khuynh hướng hiểu sự phát triển một cách máy móc, một chu kỳ phát triển cụ thể trong thực tế có thể nhiều hơn hai lần phủ định tùy theo tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần. Qua hai lần phủ định, dường như trở về cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, do vậy có tạo thành đường “xoáy ốc”.
Với những phân tích trên đây, chúng ta có thể kết luận nội dung cơ bản của qui luật phủ định của phủ định như sau:
“Qui luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc” .
Câu 26: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước v.v., nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một sự vật, hiện tượng hay một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất khác của một tập hợp nhất định.
Cặp phạm trù cái riêng và cái chung trong triết học gắn liền với “bộ ba” phạm trù là cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt, những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào khác. Cái đặc thù là phạm trù triết học chỉ những thuộc tính… chỉ lặp lại ở một số sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nhất định của một tập hợp nhất định. Cái phổ biến là phạm trù triết học được hiểu như cái chung của tập hợp tương ứng.
Vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung là một trong những vấn đề quan trọng và khó nhất của triết học nói riêng, của sự nhận thức của nhân loại nói chung. Trong quá trình tìm cách giải quyết vấn đề này đã hình thành nên hai quan điểm đối lập nhau.
Phái duy thực cho rằng cái chung tồn tại độc lập với ý thức con người, không phụ thuộc vào cái riêng, sinh ra cái riêng. Còn cái riêng thì hoặc không tồn tại, hoặc nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn. Cái riêng sinh ra và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi mất đi, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, không trải qua một biến đổi nào cả.
Phái duy danh thì ngược lại, họ cho rằng chỉ có cái riêng là tồn tại thực sự, còn cái chung chẳng qua là những tên gọi trống rỗng do lý trí con người đặt ra, tạo ra, chứ không phản ánh một cái gì tồn tại trong hiện thực.
Cả hai quan niệm của phái duy danh và phái duy thực đều là những quan niệm sai lầm. Họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung; hoặc ngược lại. Nếu xuất phát từ những quan niệm đó thì chúng ta không thể nào tìm ra được những phương pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Vì nếu theo quan điểm của phái duy thực coi cái chung tồn tại trước và độc lập với cái riêng, sinh ra cái riêng, ta phải đi đến kết luận rằng, khái niệm tồn tại trước và độc lập với cái mà nó phản ánh, và như vậy cũng có nghĩa là ý thức là cái có trước và sản sinh ra vật chất, đây thực chất là một quan niệm hoàn toàn duy tâm. Ngược lại, nếu theo quan điểm của phái duy danh, coi cái chung không tồn tại, là những tên gọi trống rỗng do lý trí con người đặt ra, nó không phản ánh một cái gì tồn tại trong hiện thực cả, như vậy thì khái niệm vật chất cũng trở thành một cái hoàn toàn trống rỗng, không biểu thị một cái gì cả. Vậy chủ nghĩa duy vật sẽ là giả dối khi mà toàn bộ lý luận của nó được xây dựng trên quan niệm cho rằng vật chất là cái tồn tại thực sự và khách quan. Và cả hai phái đều tỏ ra siêu hình, vì đều không nhận thức được mối quan hệ vốn có giữa cái riêng và cái chung. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, cả cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình.
Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng, ngoài cái riêng. Ví dụ, không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung.
V.I.Lênin viết: “cái riêng không tồn tại như thế nào khác ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung” . Điều này có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập đó không phải là hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệ dẫn tới cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm trong nó cái chung. Ví dụ, nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v.v..
Thứ ba, cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng là cái toàn bộ, nó không gia nhập hết vào cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm, thuộc tính chung được lặp lại ở các sự vật khác ra thì bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những cái đơn nhất, tức là những mặt, những thuộc tính v.v. chỉ có ở nó và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác, những đặc điểm riêng phong phú đó không gia nhập hết vào cái chung. Cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất tất nhiên, lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ, những thuộc tính chung ấy chỉ là bộ phận của cái riêng nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng, vì nó gắn liền với cái bản chất chung của cả một tập hợp những cái riêng, nó quy định phương hướng tồn tại và phát triển của những cái riêng đó.
Thứ tư, cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật thông qua sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất, cái đặc thù,cái phổ biến.
Trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, ban đầu nó xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt ở một cái riêng nhất định; về sau, theo quy luật tất yếu, cái mới nhất định phát triển mạnh dần lên và mở rộng ra ở một số cái riêng với tư cách là cái đặc thù; cuối cùng, cái mới hoàn thiện và hoàn toàn chiến thắng cái cũ và trở thành cái chung – cái phổ biến. Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau cái cũ ngày càng mất dần thành cái đặc thù, rồi thành cái đơn nhất trước khi hoàn toàn mất hẳn.
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Do đó, trong hoạt động thực tiễn không nên nhấn mạnh tuyệt đối hóa cái chung phủ nhận cái riêng. Vì cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung. Do đó, trong hoạt động thực tiễn không được nhấn mạnh tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung.
Để phát hiện ra cái chung, quy luật chung chúng ta phải xuất phát từ cái riêng, phải xuất phát từ việc phân tích các sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Cái chung sau khi đã được rút ra từ cái riêng, khi đem áp dụng vào cái riêng lại phải căn cứ vào đặc điểm của cái riêng để làm cho nó phù hợp.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng. Cái riêng là cái phong phú hơn cái chung. Cho nên trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào cái chung sâu sắc làm cơ sở, đồng thời chú ý đến cái riêng phong phú để bổ sung cho nó hoàn thiện.
Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn muốn xác định được đâu là cái chung đâu là cái đơn nhất phải đặt nó trong một quan hệ xác định. Có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
Nhìn vào thế giới vật chất đang vận động, chúng ta thấy rằng bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng nằm trong mối liên hệ vật chất, cái này ra đời từ cái kia và khi mất đi thì trở thành cái khác, không có sự vật, hiện tượng nào ra đời từ hư vô và khi mất đi lại trở về hư vô. Sự thay thế lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng đó biểu hiện một sự thật là tất cả các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan đều tồn tại và vận động trong mối liên hệ nhân quả với nhau. Cái này là nguyên nhân của cái kia, là kết quả của cái khác. Vậy nguyên nhân và kết quả là gì?
Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó ở các sự vật.
Ví dụ, sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho dây dẫn nóng lên. Ở đây, cần phân biệt nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện. Trước hết, cần hiểu nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định,còn nguyên cớ được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo. Ví dụ, nguyên nhân của việc mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc nước ta là ở bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ. Nhưng chúng đã dựng nên “Sự kiện vịnh Bắc bộ” vào ngày 5/8/1964 để lấy đó làm nguyên cớ ném bom miền Bắc. Nguyên nhân là cái gây ra kết quả, còn điều kiện tự nó không gây ra kết quả, nhưng nó đi liền giúp cho nguyên nhân gây ra kết quả. Ví dụ, vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v. thích hợp. Nguyên nhân phải gây ra kết quả mới được gọi là nguyên nhân, và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật là quan trọng vì nó nói lên sự vận động tự thân của sự vật, hiện tượng.
Kết quả là phạm trù triết học chỉ các biến đổi do nguyên nhân tương ứng gây ra.
Ví dụ, hiện tượng dây dẫn nóng lên là kết quả tác động của dòng điện với dây dẫn. Cần lưu ý rằng kết quả phải là kết quả của nguyên nhân sinh ra nó. Ví dụ, quả trứng gà B là kết quả của con gà A sinh ra nó, chứ không thể là kết quả của mọi con gà C, D nào khác. Kết quả phải là biến đổi đã hoàn thành mới đựơc gọi là kết quả. Ví dụ, tấm bằng cử nhân là kết quả học tập của một sinh viên sau thời gian học tập ở bậc đại học, còn điểm số từng môn học trong quá trình học ở đại học là quá trình hình thành của kết quả ấy.
Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Thứ nhất, tính khách quan. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối quan hệ nhân quả mang tính khách quan. Tính khách quan của mối liên hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân các sự vật, nó diễn ra ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc người ta có nhận thức được nó hay không. Ngược lại, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng mối quan hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác của con người quyết định.
Thứ hai, tính phổ biến. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tất cả mọi sự vật, hiện tựơng xuất hiện đều có nguyên nhân, không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả, chỉ có điều là con người đã biết hoặc chưa biết nguyên nhân đó mà thôi, các nguyên nhân này vẫn tồn tại một cách khách quan và sớm hay muộn con người sẽ phát hiện ra nó. Đây là nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nó đòi hỏi khi khoa học đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải tìm ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó. Chủ nghĩa duy tâm hiện đại ra sức phủ nhận nguyên tắc này và thay vào đó bằng nguyên tắc vô định luận cho rằng không có sự ràng buộc nhân quả trong tự nhiên, rằng có những hiện tượng không có nguyên nhân, đây là quan điểm sai lầm và gây ra tác hại to lớn trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, tính tất yếu. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, với một nguyên nhân nhất định, trong một điều kiện nhất định sẽ cho ra đời một kết quả nhất định và ngược lại. Ví dụ nước nguyên chất luôn luôn sôi ở 1000C trong điều kiện áp suất 1 at.
Một là, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng kế tiếp nhau như ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp v.v., nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm, sấm không phải là nguyên nhân sinh ra chớp. Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về thời gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân là cái đẻ ra (cái sản sinh), là cái sinh ra kết qua (cái phái sinh).
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Cùng một nguyên nhân trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây nên những kết quả khác nhau. Ví dụ, hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng do thể trạng của người hút thuốc khác nhau thì mức độ tác hại với mỗi người sẽ khác nhau. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc. Ví dụ, vật thể nóng lên có thể do bị đốt nóng, có thể do cọ sát với vật thể khác, có thể do ánh sáng mặt trời chiếu vào v.v., hoặc năng suất lúa cao do nhiều nguyên nhân như giống tốt, nước tưới đủ, phân bón đủ, chăm sóc chu đáo. Ngược lại, một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều kết quả. Ví dụ, do nguyên nhân chặt phá rừng đã gây ra nhiều kết quả như lũ lụt, hạn hán, nạn đói, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật v.v..
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác động và cường độ tác động của nó. Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ thúc đẩy và tăng cường kết quả, nếu nguyên nhân tác động ngược chiều thì nguyên nhân này làm suy yếu, tiêu diệt tác dụng của nguyên nhân kia làm hạn chế và kìm hãm kết quả.
Do chỗ một kết quả có thể đựơc gây nên bởi tác động đồng thời của một số nguyên nhân và hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả không giống nhau, cho nên chúng ta cần phân loại để xác định đựơc vai trò, tác dụng của từng nguyên nhân đối với việc hình thành kết quả.
Tuỳ theo vai trò, tính chất,vị trí của nguyên nhân mà người ta phân ra các loại nguyên nhân như: nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà thiếu nó thì kết quả không thể xảy ra, còn nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt, và khi tác động, nó phụ thuộc vào nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ, để có năng suất lúa cao thì giống là nguyên nhân chủ yếu, còn nước, phân bón, chăm sóc là nguyên nhân thứ yếu. Nước, phân bón, chăm sóc có quan trọng hay không là tuỳ thuộc yêu cầu của giống, khi nào cây lúa cần nước thì nước trở nên quan trọng nhất, khi cây lúa cần chăm sóc thì chăm sóc trở nên quan trọng. Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, hay các yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây nên những biến đổi nhất định.
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau và gây ra những biến đổi thích hợp với những kết cấu vật chất ấy.
Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định chi phối sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất. Nguyên nhân bên ngoài dù to lớn đến đâu cũng không thể thay thế được nguyên nhân bên trong, khi phát huy tác dụng nó phải thông qua nguyên nhân bên trong. Ví dụ, để có kết quả là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập, thống nhất cho đất nước ta có nhiều nguyên nhân như do Đảng ta lãnh đạo tài tình, nhân dân ta anh hùng dũng cảm, sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhưng yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong trường hợp này là Đảng ta và nhân dân ta là nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân chủ quan là sự hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng v.v. nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển v.v. của các quá trình xã hội nhất định. Còn nguyên nhân khách quan của các hiện tượng xã hội là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý chí của con người, của các giai cấp, các chính đảng v.v. Trong hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ thúc đẩy thế giới hiện thực phát triển nhanh hơn. Ngược lại, nếu hoạt động của con người không phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện thực, cần phải phân biệt nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra kết quả để có biện pháp xử lý thích hợp; phân biệt nguyên nhân tất nhiên và nguyên nhân ngẫu nhiên.
Hai là, sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân sinh ra nó. Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân. Ví dụ, do nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí thấp là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản trở, kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và giáo dục.
Ba là, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá thay đổi vị trí cho nhau khi thay đổi mối quan hệ.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện nhất định. Điều đó có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngựơc lại. Trong thế giới khách quan, chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu, không có kết thúc, vì thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết qủa chúng ta phải đặt nó trong một mối quan hệ xác định.
Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu, nghĩa là bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong quan hệ nhân quả. Điều đó đòi hỏi con người khi đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó phải khám phá ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó; trong thế giới khách quan chỉ có những cái con người chưa biết nhưng rồi sẽ biết, chứ không có cái gì con người không thể biết. Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả sẽ trang bị cho chúng ta quan điểm quyết định luận đúng đắn khác với quan điểm duy tâm theo thuyết định mệnh. Thừa nhân quy luật nhân quả, nhưng những người theo quan điểm duy vật biện chứng đồng thời khẳng định vai trò của con người trong việc nhận thức, vận dụng quy luật vì mục đích sống của mình.
Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại nguyên nhân (bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp, chủ quan hay khách quan v.v.) để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng nguyên nhân với việc hình thành kết quả. Đồng thời phải nắm được các nguyên nhân tác động cùng chiều hoặc tác động ngựơc chiều nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân nghịch chiều.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động mà có tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển.
Câu 28: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?
Trong quá trình vận động, phát triển của thế giới khách quan có rất nhiều sự biến, rất nhiều quá trình. Có những sự biến, quá trình xảy ra là do bản chất, do nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định, do đó cái tất nhiên sẽ xuất hiện. Nhưng có những sự biến, những quá trình xảy ra không phải do bản chất của kết cấu vật chất, mà do nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó chúng có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, đó là cái ngẫu nhiên.
Tất nhiên (tất yếu) là cái do bản chất, do nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó nhất định phải xảy ra như thế này chứ không thể xảy ra như thế khác, nó là cái tương đối ổn định.
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất quyết định mà do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định; do đó, nó có thể xuất hiện như thế này, hoặc xuất hiện như thế khác, nó là cái không ổn định.
Ví du, xuất phát từ mối liên hệ bản chất bên trong của hạt lúa, nếu như giống tốt, mạ khoẻ, khi cây lúa cần nước ta cung cấp đầy đủ, cần phân bón ta bón phân đầy đủ, cần chăm sóc ta chăm sóc chu đáo… thì tất nhiên năng suất lúa sẽ cao. Nhưng kết quả thu hoạch còn phụ thuộc vào các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài như: bão, lụt v.v..
Khi nghiên cứu cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, cần lưu ý phân biệt chúng với phạm trù cái chung, nguyên nhân và tính quy luật. Có người đồng nhất phạm trù tất nhiên với cái chung vì họ cho rằng cả cái tất nhiên và cái chung đều được quy định bởi bản chất nội tại, bởi quy luật bên trong của sự vật, nhưng có cái chung chỉ là thuộc tính được lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật riêng lẻ. Do vậy, có cái chung là cái tất nhiên, nhưng có cái chung chỉ là cái ngẫu nhiên. Cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân, trong đó tất nhiên là do nguyên nhân bên trong quyết định, còn ngẫu nhiên là tác động của nguyên nhân bên ngoài. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật, trong đó tất nhiên tuân theo loại quy luật động lực. Quy luật động lực là loại quy luật mà trong đó quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân xác định và điều kiện xác định, sẽ có một kết quả xác định xảy ra. Vì vậy, nếu biết được nguyên nhân xác định và điều kiện xác định, người ta có thể xác định đựơc chính xác kết quả xảy ra. Còn ngẫu nhiên tuân theo loại quy luật thống kê. Quy luật thống kê là loại quy luật mà trong đó quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là qua hệ đa trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân ban đầu, kết quả có thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác. Vì vậy, nếu biết được nguyên nhân ban đầu người ta không thể xác định được chính xác kết quả xảy ra mà chỉ có thể dự đoán với một xác suất nhất định.
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với với ý thức con người.
Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, còn ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển đo, làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm. Vì vậy, C.Mác cho rằng lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả. Điều đó có nghĩa là cái ngẫu nhiên chính là một bộ phận trong tiến trình phát triển chung của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra nhanh hoặc chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên. Ví dụ, cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng phát triển của phong trào nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hay chậm.
Hai là, tuy tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập với nhau dưới dạng thuần tuý.
Nghĩa là không có cái tất nhiên thuần tuý và cái ngẫu nhiên thuần tuý, chúng tồn tại trong mối liên hệ thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn ngẫu nhiên chính là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên. Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng chủ yếu của sự phát triển, nhưng khuynh hướng phát triển ấy khi bộc lộ thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung chứ không có cách bộc lộ nào khác. Bản thân cái tất nhiên ấy chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Những cái gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là cái ngẫu nhiên thuần tuý mà là cái ngẫu nhiên bao hàm cái tất nhiên, đằng sau chúng bao giờ cũng ẩn nấp cái tất nhiên nào đó.
Ví dụ, tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là ngẫu nhiên. Nhưng nếu đoạn đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu một cái tất nhiên nào đấy. Có thể do đoạn đường này quá hẹp, địa hình bị nhà cửa che khuất, không có biển báo từ xa nên tai nạn xảy ra là tất nhiên. Nhưng cái tất nhiên không thể tồn tại thuần tuý mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn cụ thể, ngẫu nhiên, xảy ra thường xuyên trên đoạn đường này.
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau khi thay đổi mối quan hệ, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối.
Điều đó thể hiện ở chỗ, có cái thông qua những mặt này hay trong mối quan hệ này là cái ngẫu nhiên, nhưng thông qua những mặt khác hay trong mối quan hệ khác thì lại là biểu hiện của cái tất nhiên và ngược lại. Do vậy, muốn biết cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ xác định. Chúng ta cần lưu ý tới đặc điểm này để tránh cái nhìn cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
Ví dụ, vào cuối xã hội công xã nguyên thuỷ, việc trao đổi vật này lấy vật khác là một việc hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì khi đó mỗi công xã sản xuất ra chỉ đủ riêng cho mình dùng. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động mà người ta sản xuất được nhiều sản phẩm hơn và bắt đầu có sản phẩm dư thừa; khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên bình thường và ngày càng trở thành một hiện
Nếu như cái tất nhiên là cái gắn bó với bản chất của sự vật, là cái nhất định phải xảy ra theo quy luật nội tại của nó, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất của sự vật, là cái có thể xảy ra hoặc không xảy ra thì trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên và dừng lại ở cái ngẫu nhiên. Mặt khác, cái ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm, cho nên chúng ta không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên, đúng như C.Mác đã khuyến cáo: “lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả”.
Vì cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên, cho nên, muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Trong số những cái ngẫu nhiên, con người phải tìm cho được cái ngẫu nhiên có lợi, cố định lại để biến nó thành cái tất nhiên, và phải tìm cho ra cái ngẫu nhiên có hại, tạo điều kiện để loại trừ nó.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, vì vậy, không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật hiện tượng. Để xác định cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ xác định.
1. Khái niệm
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức và kết cấu của nội dung.
Ví dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan cảm giác, các hệ thống v.v. tạo thành cơ thể đó. Còn hệ thống các mối liên hệ giữa các tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan, các hệ thống, các quá trình sinh, hóa, lý diễn ra trong nó là hình thức của cơ thể.
Sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài, giữa hai loại hình thức này thì hình thức bên trong là quyết định. Theo cách định nghĩa ở trên đây về hình thức, ta thấy hình thức không phải là một cái gì ở mặt ngoài của sự vật, ở mặt ngoài nội dung của nó. Vì vậy, phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Ví dụ, nội dung của một tác phẩm văn học là toàn bộ các sự kiện, các nhân vật của đời sống hiện thực mà tác phẩm đó phản ánh; hình thức bên trong của tác phẩm đó là bút pháp nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, bố cục tác phẩm v.v.; còn hình thức bên ngoài của tác phẩm là màu sắc trang trí bìa, kiểu chữ, khổ chữ v.v.. Yếu tố tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học ngoài nội dung ra thì chủ yếu là do hình thức bên trong của nó quyết định.
2. Mối quan hệ biện chứng
Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung, là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách mạng.
Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật.
Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Ví dụ, trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức. Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.
Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ví dụ, trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại. Ví dụ, trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, cho nên chúng ta không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức, đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức. Do cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện và một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau, cho nên, trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải tận dụng mọi loại hình thức có thể có, kể cả một số hình thức cũ để phục vụ cho nội dung mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau.
Vì nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức, nhưng hình thức lại có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, cho nên để nhận thức và cải tạo sự vật, trước hết chúng ta phải căn cứ vào nội dung, mặt khác phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung với hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển. Không nên cứng nhắc khi xem xét nội dung và hình thức, để xác định cái gì là nội dung cái gì là hình thức chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ xác định.
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
Hiện tượng là hình thức biển hiện ra bên ngoài của bản chất.
Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, vì cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật thì cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Nhưng bản chất không phải là bất kỳ cái chung nào, nó là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Trong thực tế có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.
Phạm trù bản chất là phạm trù cùng bậcvới phạm trù tất nhiên và phạm trù quy luật. Nhưng bản chất không đồng nhất hoàn toàn với quy luật. Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật vì nói đến bản chất sự vật tức là nói đến những quy luật vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên, mỗi quy luật chỉ biểu hiện một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật, do đó, phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng, chúng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mẫu thuẫn đối lập nhau.
Một là, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc chặt chẽ không tách rời nhau. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Vì vậy, V.I.Lênin viết: “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất” .
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và, nếu có một bản chất mới xuất hiện thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới. Ví dụ, bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v.. Khi không còn giai cấp tư sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các hiện tượng trên cũng sẽ mất đi theo.
Hai là, tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài, nhưng chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là hiện tượng của một bản chất nhất định. Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp nhất định. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự phản ánh của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp với bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình
Vì bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ ràng buộc, không tách rời nhau, bản chất thì ẩn dấu sâu kín bên trong sự vật còn hiện tượng thì lại là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cho nên, muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải xuất phát từ hiện tượng. Do một bản chất có thể biểu hiện ra bằng nhiều hiện tượng khác nhau và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất, cho nên muốn nhận thức bản chất sự vật chúng ta không nên chỉ dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng mà phải thông qua phân tích, tổng hợp rất nhiều hiện tượng. Vì bản chất là cái tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, cái không quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, hơn nữa hiện tượng nhiều khi còn xuyên tạc bản chất, cho nên, nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của một sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Trong hoạt động thực tiễn, không được dựa vào hiện tượng mà phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật.
Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là cái chưa tới, chưa biểu hiện, nhưng sẽ tới, sẽ biểu hiện ra khi có các điều kiện thích hợp.
Hiện thực là những cái hiện đang có, hiện đang tồn tại thực sự.
Khái niệm hiện thực ở đây khác với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực là khái niệm chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người. Còn hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại trong thực tế và độc lập với ý thức của con người. Khả năng là cái xuất phát từ bản chất bên trong sự vật, nó là “cái hiện chưa có”và “sẽ có”, tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng với tư cách là “cái chưa có”và “sẽ có”, là cái để xuất hiện sự vật đó thì lại tồn tại. Như vậy, dấu hiệu căn bản để phân biệt giữa khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng là cái hiện chưa có và sẽ có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại.
Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại khả năng. Có khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi là khả năng tất nhiên. Nhưng có khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên quy định gọi là khả năng ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa là khả năng chưa đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa.
Một là, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Quá trình đó diễn ra như sau: khả năng biến thành hiện thực; hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh khả năng mới; khả năng mới này khi có điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới v., đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới khách quan. Ví dụ, trong con gà mái chứa đựng khả năng đẻ trứng gà, khi con gà đẻ trứng thì quả trứng là hiện thực. Trong hiện thực quả trứng gà lại chứa đựng khả năng nở thành con gà con và v.v..
Hai là, trong cùng một sự vật, cùng một điều kiện nhất định, không phải chỉ tồn tại một mà là tồn tại nhiều khả năng khác nhau.
Ngoài những khả năng vốn có của sự vật, khi điều kiện mới xuất hiện thì sự vật sẽ xuất hiện những khả năng mới và bản thân mỗi khả năng cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Ba là, khả năng muốn biến thành hiện thực thường không phải chỉ cần một điều kiện mà là sự tập hợp của nhiều điều kiện.
Khi phân tích tình thế cho một cuộc cách mạng nổ ra, V.I.Lênin chỉ ra cần có 4 yếu tố (điều kiện) đó là: thứ nhất, giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình như trước được nữa; thứ hai, giai cấp bị trị đã bị bần cùng hóa quá mức bình thường; thứ ba, tính tích cực của quần chúng nhân dân được tăng lên đáng kể; thứ tư, giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền của giai cấp thống trị. Nếu thiếu một trong các điều kiện này thì cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra và thắng lợi.
Vì hiện thực là cái đang có,đang tồn tại thực sự,nên mọi hoạt động của con người trước hết phải
xuất phát từ hiện thực. Nếu chỉ xuất phát từ khả năng (cái chưa có) mà tách rời hiện thực là ảo tưởng.
Vì khả năng và hiện thực tồn tại không tách rời nhau, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau, cho nên, trong hoạt động thực tiễn nếu chúng ta tách rời khả năng và hiện thực sẽ không thấy được tiềm năng vận động, phát triển của sự vật, sẽ không tranh thủ thúc đẩy các điều kiện thích hợp cho những khả năng gần trở thành hiện thực.
Trong cùng một sự vật, cùng một điều kiện không chỉ tồn tại một mà là tồn tại nhiều khả năng. Vì vậy, chúng ta phải tìm được khả năng tốt nhất, khả năng tối ưu nhất, tạo các điều kiện thích hợp để khả năng đó trở thành hiện thực.
Khả năng là cái chưa có, chưa tồn tại thực sự nhưng nó biểu hiện khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật trong tương lai. Trong hoạt động thực tiễn, nếu chỉ dựa vào cái mới còn ở dạng khả năng, chưa phải là hiện thực thì sẽ rơi vào ảo tưởng, tuy vậy chúng ta vẫn phải tính đến khả năng để đề ra chủ trương, kế hoạch hoạt động sát hợp hơn. Phải phân loại các khả năng như khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa v.v.. Từ đó, mới tạo ra được các điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
Trong tự nhiên, quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực diễn ra một cách tự phát. Còn trong xã hội, quá trình khả năng biến đổi thành hiện thực được diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Điều đó đòi hỏi trong các hoạt động xã hội cần phải phát huy nguồn lực con người, phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy xã hội phát triển.
Một mặt, con người có quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, quy luật của mình để cho con người nhận thức. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính; sau đó, tiến hành những thao tác lý tính như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa… để phản ánh những quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Như vậy, thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức (lý luận), mọi tri thức dù hình thành ở trình độ, giai đoạn nào, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Mặt khác, cũng bằng hoạt động thực tiễn, con người biến đổi thế giới và biến đổi bản thân mình. Trong quá trình đó, con người không ngừng nâng cao năng lực và trình độ nhận thức của mình để đào sâu và mở rộng nhận thức, khám phá ra các bí mật của thế giới nhằm giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra. Để hoạt động thực tiễn hiệu quả, cần phải có tri thức chính xác hơn. Muốn vậy, phải tổng kết, khái quát kinh nghiệm, xây dựng lý luận, nghĩa là, thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học. Như vậy, thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức, nghĩa là luôn thúc đẩy nhận thức phát triển.
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián tiếp, trừu tượng, khái quát, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nhận thức lý tính mang tính năng động, sáng tạo được tiến hành thông qua các phương pháp so sánh – đối chiếu, trừu tượng hóa – khái quát hóa, phân tích – tổng hợp…, và được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy luận.
tượng được suy nghĩ. Khái niệm là vật liệu chính tạo thành tư tưởng, là phương tiện chủ yếu để tích lũy, vận hành, trao đổi những thông tin, tri thức của con người. Khái niệm có nội hàm (tất cả các dấu hiệu bản chất của đối tượng) và ngoại diên (tất cả các phần tử mà đối tượng bao quát) biến động cùng với quá trình đào sâu và mở rộng của hoạt động thực tiễn – nhận thức nhân loại. Khái niệm là yếu tố quan trọng của tư duy khoa học. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm là từ (thuật ngữ).
Nhận thức kinh nghiệm là cấp độ thấp của quá trình nhận thức lý tính, được nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn (lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, thực nghiệm khoa học…) và mang lại tri thức kinh nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm bị giới hạn ở lĩnh vực sự kiện và chủ yếu dừng lại trong việc miêu tả, so sánh, đối chiếu, phân loại sự kiện thu được nhờ quan sát và thí nghiệm. Là kết quả giao thoa giữa cảm tính và lý tính nên tri thức kinh nghiệm vừa cụ thể, sinh động, vừa trừu tượng, khái quát. Vì vậy, nó vừa có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn sinh hoạt hằng ngày của con người, vừa là chất liệu ban đầu làm nảy sinh, phát triển lý luận khoa học. Kinh nghiệm là cơ sở không chỉ để kiểm tra, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có mà còn để tổng kết, khái quát xây dựng lý luận mới. Có hai loại tri thức kinh nghiệm đan xen vào nhau trong quá trình phát triển nhận thức xã hội là tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.
Nhận thức lý luận là cấp độ cao của quá trình nhận thức lý tính. Mặc dù, lý luận nảy sinh từ trong quá trình tổng kết, khái quát kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và cũng không phải mọi lý luận đều xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối mà lý luận có thể xuất hiện trước dữ kiện kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận mang lại tri thức lý luận có tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát cao cho phép hiểu được cái chung, tất yếu, quy luật, bản chất sâu sắc, bên trong của đối tượng. Tri thức lý luận có độ chính xác cao hơn và phạm vi bao quát rộng hơn tri thức kinh nghiệm. Khi lý luận xâm nhập vào quần chúng, tức được vật chất hóa, thì nó biến thành sức mạnh vật chất. Vì vậy, lý luận có vai trò to lớn – “kim chỉ nam” trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người; “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”. Tuy nhiên, lý luận cũng có thể xa rời thực tiễn, cuộc sống; khi đó nó trở thành ảo tưởng. Khả năng này càng lớn nếu nó là lý luận không khoa học và được bảo vệ bởi những lực lượng vật chất phản động.
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không cho phép tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm mà sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, đặc biệt là chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, nhưng cũng không cho phép cường điệu vai trò của lý luận mà sa vào chủ nghĩa giáo điều. Nó chỉ ra rằng, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.
Nhận thức thông thường là cấp độ thấp nhất trong quá trình nhận thức. Nó phản ánh một cách sinh động tính muôn vẻ của môi trường tự nhiên – xã hội và quan hệ của con người với môi trường đó. Nhận thức thông thường được hình thành một cách trực tiếp, tự phát từ trong cuộc sống lao động hàng ngày của con người và chi phối một cách thường xuyên mạnh mẽ hành vi hoạt động của con người, đồng thời, nó mang lại những vật liệu cần thiết cho sự hình thành nhận thức nghệ thuật, khoa học, triết học cũng như thế giới quan của con người. Nhận thức thông thường biến đổi nhanh chóng cùng với quá trình biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội và mang tính giá trị rõ rệt đối với quá trình sống còn của con người. Bởi vì trong nó có cả những yếu tố tình cảm lẫn lý trí, sự thật lẫn hoang đường, tôn giáo lẫn khoa học.
Nhận thức khoa học là cấp cao nhất trong quá trình nhận thức, được hình thành một cách tự giác. Tính trừu tượng, tính khái quát, tính gián tiếp, tính năng động sáng tạo của nó ngày càng cao và ngày càng phản ánh những kết cấu, thuộc tính, quy luật sâu sắc, bên trong của hiện thực khách quan dưới dạng các hệ thống lôgích chặt chẽ, nhất quán.
Nhận thức khoa học là thành quả vĩ đại nhất của trí tuệ con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Nó ngày càng chi phối mạnh mẽ hành vi hoạt động của con người và thâm nhập sâu vào mọi hình thái ý thức xã hội với tính cách là nội dung khoa học của các hình thái ý thức xã hội này.
Nhận thức khoa học mang tính khách quan hướng đến việc nghiên cứu khách thể vận động, phát triển theo quy luật khách quan. Do dựa trên sự thật kinh nghiệm và lý trí, nên nhận thức khoa học đối lập với lòng tin, tín ngưỡng hoang đường của tôn giáo. Nhận thức khoa học mang lại tri thức khách quan, có hệ thống và có căn cứ – chân lý. Tính chân lý của nhận thức khoa học được chứng minh không chỉ dựa vào sự áp dụng chúng vào thực tiễn, mà bản thân khoa học còn tạo ra các phương thức chứng minh, các tiêu chuẩn chân lý riêng khác (tính phi mâu thuẫn lôgích) để kiểm tra tính chân lý của tri thức do mình mang lại. Khoa học phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng một hệ thống các cái trừu tượng – các khái niệm, phạm trù, quy luật, có liên hệ lôgích chặt chẽ, nhất quán với nhau và được diễn đạt thông qua hệ thống ngôn ngữ khoa học mang tính chuyên môn hóa. Nhận thức khoa học luôn đòi hỏi một hệ thống các phương tiện, phương pháp nghiên cứu chuyên môn hóa và những nhà khoa học có tài năng, phẩm chất đạo đức cao. Khoa học ngày càng gắn liền với thực tiễn, đồng thời chịu sự chi phối trực tiếp và mạnh mẽ từ thực tiễn. Khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tốc độ phát triển hiện nay của xã hội phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của khoa học.
Thừa nhận chân lý cụ thể, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách thể trong mối liên hệ với mọi khách thể khác và trong sự vận động, phát triển của bản thân khách thể, cũng như của sự phản ánh nó vào trong bộ óc con người, nghĩa là thừa nhận phép biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, “tư duy con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối” . Do bản tính khách quan mà trong mỗi chân lý tương đối vẫn chứa một yếu tố nào đó của chân lý tuyệt đối. Sở dĩ như vậy là vì thế giới khách quan là vô cùng tận, nó biến đổi, phát triển không ngừng, không có giới hạn tận cùng, trong khi đó, nhận thức của từng con người, của từng thế hệ lại luôn bị hạn chế bởi điều kiện khách quan và năng lực chủ quan.
Dù các hình thức nhận thức khác nhau có thể có tiêu chuẩn riêng, nhưng không có tiêu chuẩn nào thay thế tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, chúng cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. Vì vậy, C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…” .
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý phải được hiểu một cách biện chứng, bởi vì nó vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối nói lên tính khách quan của tiêu chuẩn thực tiễn trong việc xác định chân lý, khi thực tiễn được xác định ở một giai đoạn phát triển nhất định. Tính tương đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn không chỉ mang yếu tố khách quan mà còn bao hàm cả yếu tố chủ quan, và bản thân nó là một quá trình luôn vận động, biến đổi và phát triển. Những yếu tố chủ quan sẽ được khắc phục, tính xác định của thực tiễn ở giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ khác đi. Vì vậy, tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức mà con người nhận thức được ở một giai đoạn hoạt động thực tiễn nhất định thành chân lý tuyệt đích bất di bất dịch, mà là đòi hỏi phải tiếp tục kiểm nghiệm chúng ở mọi giai đoạn nhận thức tiếp theo của con người.
Quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn chân lý – thực tiễn sẽ giúp chúng ta xây dựng quan điểm thực tiễn. Quan điểm này đòi hỏi:
Việc nhận thức của chúng ta dù ở bất cứ giai đoạn, trình độ nào đều phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng việc tổng kết thực tiễn; Học đi đôi với hành; Lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
Xa rời quan điểm thực tiễn sẽ dẫn đến chủ nghĩa giáo điều, quan liêu, bảo thủ, sẽ sa vào chủ nghĩa tương đối, quan điểm chủ quan, duy ý chí.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp tìm hiểu đối tượng như một chỉnh thể toàn vẹn. Sự thống nhất của phân tích và tổng hợp không chỉ là điều kiện tất yếu của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa mà còn là một yếu tố quan trọng của phương pháp biện chứng. Không có phân tích thì không hiểu được những cái bộ phận cấu thành cái toàn bộ, và ngược lại, không có tổng hợp thì không hiểu cái toàn bộ như một chỉnh thể được tạo thành như thế nào từ những cái bộ phận nào. Vì vậy, muốn hiểu thực chất của đối tượng mà chỉ có phân tích hoặc chỉ có tổng hợp không thôi thì chưa đủ mà phải kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế riêng của mình.
Quy nạp là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức riêng đến kết luận chứa đựng tri thức chung. Còn diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức chung đến kết luận chứa đựng tri thức riêng. Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp phát hiện ra những tri thức mới về đối tượng.
Sự đối lập của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ: Quy nạp được dùng để khái quát các tài liệu quan sát, thí nghiệm nhằm xây dựng các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của khoa học, vì vậy quy nạp, đặc biệt là quy nạp khoa học, có giá trị lớn trong khoa học thực nghiệm. Diễn dịch được dùng để cụ thể hóa các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của khoa học trong các điều kiện tình hình cụ thể, vì vậy diễn dịch, đặc biệt là phương pháp giả thuyết – diễn dịch, phương pháp tiên đề, có giá trị lớn trong khoa học lý thuyết.
Sự thống nhất của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ: Quy nạp xây dựng tiền đề cho diễn dịch, còn diễn dịch bổ sung thêm tiền đề cho quy nạp để thêm chắc chắn. Sự thống nhất của quy nạp và diễn dịch là một yếu tố quan trọng của phương pháp biện chứng. Không có quy nạp thì không hiểu được cái chung tồn tại trong cái riêng như thế nào, và ngược lại, không có diễn dịch thì không hiểu cái riêng có liên hệ với cái chung ra sau. Vì vậy, muốn hiểu thực chất của đối tượng mà chỉ có quy nạp hoặc chỉ có diễn dịch không thôi thì chưa đủ mà phải kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế của riêng mình.
Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật trong tính đa dạng, sinh động của nó. Còn lôgích là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu – quy luật của sự vật (lôgích khách quan) hay mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng (lôgích chủ quan) . Phương pháp lịch sử là phương pháp đòi hỏi phải tái hiện lại trong tư duy quá trình lịch sử – cụ thể với những chi tiết của nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận động, phát triển lịch sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó. Phương pháp lôgích là phương pháp đòi hỏi phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên – quy luật của quá trình vận động, phát triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của nó, nghĩa là phải loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật .
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích là hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật. Bởi vì, muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó, đồng thời có nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Khi nghiên cứu cái lịch sử, phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy “sợi dây” lôgích của nó để thông qua đó mà phân tích các sự kiện, biến cố lịch sử. Còn khi tìm hiểu bản chất, quy luật, phương pháp lôgích cũng không thể không dựa vào các tài liệu lịch sử để uốn nắn, chỉnh lý chúng. Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu mà nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào là chủ yếu. Song, dù trường hợp nào cũng phải quán triệt nguyên tắc thống nhất lôgích và lịch sử và khắc phục chủ nghĩa chủ quan tư biện, cũng như chủ nghĩa kinh nghiệm mù quáng.
Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng . Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách một mặt, một mối liên hệ nào đó ra khỏi cái tổng thể phong phú đa dạng của sự vật. Vì vậy, cái trừu tượng là một bộ phận, một mặt của cái cụ thể, là một bậc thang trong quá trình xem xét cái cụ thể (khách quan). Từ những cái trừu tượng tư duy tổng hợp lại thành cái cụ thể (trong tư duy).
Nhận thức khoa học là sự thống nhất của hai quá trình nhận thức đối lập: Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng và Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy). Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những tài liệu cảm tính thông qua phân tích xây dựng các khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật. Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy) là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể (trong tư duy) .
Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật chính là ở chỗ: loài vật chỉ có thể thoả mãn nhu cầu của nó bằng những cái có sẵn trong tự nhiên, còn con người muốn thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình thì phải sản xuất ra những vật phẩm. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với loài vật là ở chỗ; loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”(1). Sản xuất là hoạt động riêng có của con người và xã hội loài người, nó bao gồm ba quá trình: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người. Ba quá trình đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định. Vậy, sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất là quá trình con người sáng tạo và sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra những vật phẩm thoả mãn nhu cầu nào đó cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
Trong khi con người quan hệ với tự nhiên để tiến hành sản xuất thì con người cũng phải quan hệ với nhau và được khái quát trong phạm trù quan hệ sản xuất.
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ, lao động trí tuệ của con người đóng vai trò chủ yếu trong lực lượng sản xuất. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Dự báo hơn 100 năm trước đây của C.Mác về vai trò động lực của khoa học đã và đang trở thành hiện thực. Trong thời đại ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nhữmg mguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Nó vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữa hai quá trình nghiên cứu khoa học và sản xuất đã đan xen với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khoảng cách thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất được rút ngắn lại, đặc biệt khoa học đã mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Những phát minh khoa học trở thành xuất phát điểm cho sự ra đời của những ngành sản xuất mới, những thiết bị máy móc, công nghệ, nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng mới, đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng; khoa học trong thời đại ngày nay đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, tạo thành cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
Trong ba mối quan hệ kinh tế cơ bản ấy thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân (tư hữu) và sở hữu công cộng (công hữu). Quan hệ sản xuất là do con người ta quy định với nhau nhưng nội dung của nó lại mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một ai hay một tổ chức nào. Trong tác phẩm Lao động làm thuê và tư bản, C.Mác đã khẳng định: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”(1). Quan hệ sản xuất được xem là hình thức xã hội của một quá trình sản xuất. Ba mối quan hệ cơ bản của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống tương đối ổn định so với sự vận động và phát triển liên tục của lực lượng sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hê sản xuất là hai mặt thống nhất trong phương thức sản xuất, sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người.
2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Biện chứng vốn có giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một tất yếu khách quan. Sản xuất vật chất của xã hội luôn luôn có khuynh hướng phát triển. Sự phát triển đó, xét cho đến cùng, bao giờ cũng bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện qua các trình độ khác nhau. Nói đến trình độ của lực lượng sản xuất là nói đến trình độ của công cụ lao động (thủ công, cơ khí, công nghiệp hiện đại…), trình độ của người lao động (kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ ứng dụng khoa học-kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội…). Chính trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định tính chất của lực lượng sản xuất và được biểu hiện một cách rõ nét nhất ở sự phân công lao động xã hội.
Khi trình độ của lực lượng sản xuất chủ yếu là thủ công thì lao động của con người còn mang tính cá nhân riêng lẻ, một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ lao động khác nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Với trình độ của lực lượng sản xuất như vậy thì tính chất của lực lượng sản xuất chủ yếu là mang tính cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, máy móc công nghiệp thì một người không thể đảm nhận được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà mỗi người chỉ đảm trách được một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất. Quá trình sản xuất ấy đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, sản phẩm làm ra là sự kết tinh lao động của nhiều người. Với trình độ của lực lượng sản xuất như vậy thì tính chất của lực lượng sản xuất là mang tính xã hội.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất qua các trình độ khác nhau đã quy định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ấy.
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động lại là yếu tố động, nó luôn luôn được con người cải tiến và phát triển, đã dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có và khi ấy xuất hiện sự đòi hỏi khách quan phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế vào đó quan hệ sản xuất mới. Như vậy, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự phù hợp trong mâu thuẫn; mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất là nội dung thường xuyên biến đổi (động) với quan hệ sản xuất là hình thức xã hội lại tương đối ổn định (tĩnh).
Thông qua sự tác động nội tại của phương thức sản xuất đã dẫn đến quan hệ sản xuất cũ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới, cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, cao hơn ra đời. Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C.Mác đã kết luận: “Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình và do thay đổi phương thức, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay, đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng máy hơi nước, đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”(1). Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh kết luận ấy.
Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ lao động còn thô sơ, chủ yếu là đồ đá, cung tên, với người lao động chỉ biết săn bắt, lượm hái thì con người muốn duy trì sự sống, chống lại những tai hoạ của tự nhiên họ phải lao động sản xuất theo cộng đồng, do đó quan hệ sản xuất lúc này phải là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công xã nguyên thủy. Song, loài người, vì sự tồn tại và phát triển của mình họ phải tìm cách cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Sự ra đời của công cụ bằng kim loại, thủ công với con người lao động đã biết trồng trọt và chăn nuôi, sản xuât theo từng gia đình có năng suất lao động cao hơn, loài người bắt dầu sản xuất ra những sản phẩm thặng dư, do đó quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công xã nguyên thủy tan rã và quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ tư hữu chủ nô ra đời. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu chủ nô bước đầu phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ đã làm cho sản xuất phát triển. Nhưng, loài người vẫn tiếp tục cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất; đất đai ngày càng được khai phá nhiều hơn, cùng với đó là sự xuất hiện của những ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp mới, với sự giao lưu buôn bán các sản phẩm làm ra phát triển hơn. Do đó, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu chủ nô không còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nữa, lúc này xuất hiện sự đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ tư hữu địa chủ. Nhưng, lực lượng sản xuất vẫn không dừng lại ở đó. Loài người vẫn tiếp tục cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Khi công cụ lao động bằng máy móc công nghiệp ra đời cùng với người lao động là những người công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, phân công lao động đã mang tính xã hội. Do đó, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu địa chủ cần phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Chính sự ra đời của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản phát triển đạt tới trình độ chuyên môn hoá sâu và xã hội hoá cao, đến lượt nó lại mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Để giải quyết mâu thuẫn này, tất yếu phải xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và xác lập quan hệ sản xuất mới. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xác định quan hệ sản xuất mới ấy phải dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa và nó sẽ được hình thành từng bước theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Trong sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, một mặt quan hệ sản xuất luôn luôn do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định, nhưng mặt khác, bản thân quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối so với lực lượng sản xuất. Điều này được thể hiện trong sự tác động trở lại của nó đến lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất, quy định xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích; từ đó hình thành những khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động biện chứng này đã diễn ra như là một quy lật chung chi phối toàn bộ sự vận động và phát triển của xã hội loài người.
Ngày nay, sở dĩ chủ nghĩa tư bản vẫn còn giữ được vị trí của nó, bởi lẽ, giai cấp tư sản có thể đã nhận thức được tính quy luật này mà điều chỉnh một bộ phận của quan hệ sản xuất như, thay đổi tỷ trọng của những hình thức sở hữu trong hệ thống kinh tế (ví dụ: tăng hay giảm thành phần sở hữu nhà nước, lập ra sở hữu hỗn hợp Nhà nước – độc quyền, cổ phần hoá các doanh nghiệp, quốc tế hoá hơn nữa sản xuất và tư bản, cải tổ lại cấu trúc của nền kinh tế và cơ chế kinh doanh)… Do đó, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tạo ra được những khả năng nhất định để phát triển kinh tế, kể cả việc họ vận dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật này cũng tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên tiến” (theo ý muốn chủ quan của con người) hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trong công cuộc đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườmg có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (1).
Đường lối đó xuất phát từ trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp kém, vừa không đồng đều nên chúng ta không thể nóng vội, chủ quan như trước đây để xây dựng một quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Như thế, sẽ đẩy quan hệ sản xuất vượt quá xa (không phù hợp) so với lực lượng sản xuất vốn có của chúng ta. Vì vậy, thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước là nhằm khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”(2).
Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đôi với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất thì điều cần thiết và có tính quyết định là chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất. Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì không có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã khẳng định: “về thực chất, công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” (1).
Quan niệm ấy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy vấn đề then chốt của quá trình này ở một nước nông nghiệp lạc hậu là cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Song, đó không chỉ là sự tăng thêm một cách giản đơn tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp với những bước tiến tuần tự về công nghệ, tận dụng để phát triển chiều rộng, với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu để phát triển chiều sâu, tạo nên những mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học, công nghệ trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, có thể nói, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay là một quá trình rộng lớn và phức tạp, được triển khai đồng thời với quá trình hiện đại hóa và luôn gắn bó với quá trình hiện đại hóa. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ấy phải thật sự lấy phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực. Phát triển giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh”.
Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.
chất”(1).
Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng xét cho đến cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Thừa nhận sự tồn tại của một kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế cùng tồn như vậy là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, trình độ lực lượng sản xuất của chúng còn thấp và chưa đồng đều. Song, đây lại là một nền kinh tế năng động, phong phú. Chính tính chất đan xen của kết cấu kinh tế ấy nó đặt ra nhu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng cũng phải được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Lẽ dĩ nhiên, không phải với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau thì nhất thiết phải đa đảng và đa nguyên về chính trị, nhưng nhất thiết phải đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân chủ (đặc biệt là dân chủ cơ sở), tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc… nhằm tập trung sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn đổi mới kinh tế phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó hữu cơ với nhau trên tinh thần ổn định chính trị để đổi kinh tế một cách toàn diện và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác – Lênin đã nghiên cứu xã hội như một kết cấu vật chất đặc biệt, phức tạp, liên kết các yếu tố nội tại thành một hệ thống chỉnh thể và không ngừng vận động, phát triển. Đó chính là Hình thái kinh tế – xã hội. Vậy, Hình thái kinh tế – xã hội là gì?
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Khi nghiên cứu một hình thái kinh tế – xã hội cụ thể, C.Mác bắt đầu từ việc đi sâu phân tích mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (quan hệ sản xuất), xem nó là quan hệ cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Nó là “bộ xương” của xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế – xã hội.
Song, quan hệ sản xuất lại được hình thành một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà nó chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất (quan hệ giữa con người với tự nhiên) quyết định cả sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế – xã hội
Trong hình thái kinh tế – xã hội còn có bộ phận thứ ba, đó là kiến trúc thượng tầng (các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thể chế tương ứng) được xây dựng trên sự tổng hợp những quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) của xã hội ấy. Kiến trúc thượng tầng tuy do cơ sở hạ tầng quy định, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài ra, trong cấu trúc của hình thái kinh tế – xã hội còn có quan hệ gia đình, dân tộc và quan hệ giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và các quan hệ xã hội khác… Các yếu tố ấy của hình thái kinh tế – xã hội tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thương tầng, quy luật đấu tranh giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và các quy luật kinh tế – xã hội khác.
2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên Với kết luận“Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”(1). C.Mác đã tìm thấy động lực phát triển của lịch sử không phải do một lực lượng siêu tự nhiên nào, mà chính là thông qua hoạt động của con người dưới sự tác động của các quy luật khách quan. Do đó, cần phải hiểu kết luận này từ hai khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, kết luận ấy của C.Mác là biểu hiện tập trung nhất của quan niệm duy vật về lịch sử và được xuất phát từ một sự thật hiển nhiên là: “Trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học v.v.”(2). Từ sự thật hiển nhiên ấy, cho phép chúng ta khẳng định rằng, lịch sử phát triển của xã hội loài người thực chất là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất. Để thoả mãn nhu cầu trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, loài người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.
Sản xuất vật chất lại luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, sự phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động – cái mà con người thường xuyên sáng tạo, cải tiến và phát triển qua các trình độ khác nhau. Do đó, nó kéo theo sự biế đổi, thay thế lẫn nhau của các quan hệ sản xuất và hình thành các phương thức sản xuất kế tiếp nhau. Phương thức sản xuất thay đổi kéo theo toàn bộ trật tự xã hội thay đổi, đó chính là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội. Theo quy luật phát triển, hình thái kinh tế – xã hội tiến bộ hơn, cao hơn sẽ ra đời thay thế hình thái kinh tế – xã hội cũ đã tỏ ra lỗi thời và lạc hậu. Như vậy, sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử là một quá trình phát triển từ thấp đến cao theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Thứ hai, động lực thúc đẩy các hình thái kinh tế – xã hội phát triển lại nằm ngay trong lòng xã hội. Đó chính là các mâu thuẫn xã hội, mà trước hết là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mâu thuẫn giữa các giai cấp (trong xã hội có giai cấp)… Chính sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau là con đường phát triển chung của lịch sử xã hội loài người. Song, con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc còn chịu sự chi phối của những điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, về điều kiện quốc tế và thời đại v.v… Do đó, lịch sử phát triển của xã hội loài người là thông qua các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia, dân tộc có thể bỏ qua một, vài hình thái kinh tế- xã hội nào đó.
Việc bỏ qua ấy cũng phải được diễn ra theo một quá trình lịch sử – tự nhiên tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của quốc gia, dân tộc ấy.
Như vậy, nếu chúng ta quy các quan hệ xã hội vào các quan hệ sản xuất, rồi đem quy các quan hệ sản xuất vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thì sẽ thấy được sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội như là một quá trình lịch sử – tự nhiên.
Thứ nhất, chính học thuyết ấy đã khẳng định: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Do đó, khi nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xã hội chúng ta không được xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người mà phải xuất phát từ quá trình sản xuất của xã hội, từ phương thức sản xuất.
Thứ hai, học thuyết ấy cũng đã chỉ ra xã hội là một kết cấu vật chất đặc biệt, một cơ thể sống sinh động và hoàn chỉnh, bao gồm các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các mối quan hệ xã hội khác, đồng thời nó còn là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất.
Thứ ba, học thuyết ấy còn chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, nghĩa là nó diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, muốn nhận thức và cải tạo xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội.
Phân tích kỹ ta thấy:
Theo đó, đặc trưng tổng quát về chất của giai cấp là sự “khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”, hoặc là thống trị, hoặc là bị trị (đương nhiên có thể có bộ phận nào đó đóng vai trò trung gian) trong kinh tế. Khái quát này của Lênin, thứ nhất, bác bỏ mọi cách giải thích duy tâm về giai cấp từ các nguồn gốc phi kinh tế; thứ hai, chỉ ra tính lịch sử cụ thể của giai cấp ở những điều kiện lịch sử cụ thể; thứ ba, đòi hỏi xem xét giai cấp trong tính chỉnh thể phức tạp vốn có của “một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”.
Mặt khác, V.I.Lênin đã đi sâu cụ thể hóa đặc trưng tổng quát nói trên của giai cấp thành ba đặc trưng tương ứng với ba mặt cấu thành các quan hệ sản xuất. Đó là ba sự khác nhau: về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; về quan hệ tổ chức lao động xã hội; và về quan hệ phân phối.
Hiển nhiên là sự khác nhau về quan hệ sở hữu tự nó có vai trò quyết định bản chất đối với hai mối quan hệ còn lại, cũng như quyết định cả địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất xã hội nói chung. Trong mệnh đề thứ nhất này, V.I.Lênin còn có hai lưu ý vừa tinh tế vừa sâu sắc đối với vấn đề sở hữu và phân phối.
Thứ nhất, như Lênin vạch rõ, quan hệ sở hữu “thường đựơc pháp luật quy định và công nhận”. Điều đó chứng tỏ rằng các quan hệ giai cấp không tách rời quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế) với kiến thức thượng tầng (chính trị – pháp lý), bác bỏ mọi luận điệu cho rằng chính trị, nhà nước, pháp quyền “vô tư” đối với sở hữu khác nhau của mọi giai cấp.
Thứ hai, trước khi nói tới sự khác nhau về “phần của cải xã hội ít hoặc nhiều” trong quan hệ phân phối, Lênin đã lưu ý đến sự “khác nhau về cách thứ hưởng thụ” của các giai cấp. Ai cũng biết cách thức hưởng thụ của giai cấp bóc lột thống trị xưa nay là hết sức xa hoa, lãng phí, thậm chí không tính nổi bằng tiền mà bằng bao xương máu của người lao động (ví dụ các kim tự tháp, các lăng tẩm của vua chúa).
Ở mệnh đề ngắn gọn và vô cùng súc tích này, Lênin đã thâu tóm cái bản chất sâu xa nhất, cốt lõi nhất, và cũng là phản nhân văn nhất của các quan hệ giai cấp đối kháng xưa nay – đó là vấn đề “chiếm đoạt lao động”. Chính chiếm đoạt lao động là đặc trưng bao trùm và chi phối tất cả các đặc trưng khác của giai cấp ở cả hai mệnh đề, và sâu xa hơn, nó cắt nghĩa cả nguồn gốc của giai cấp và của đấu tranh giai cấp. Hơn nữa, không phải đặc trưng nào ở mệnh đề thứ nhất về giai cấp cũng đồng nghĩa với xung đột, với đối kháng. Nhưng chừng nào và ở đâu còn chiếm đoạt lao động thì tất còn xung đột, còn đối kháng. Trong xã hội phân chia giai cấp, thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ xung đột đối kháng. Nếu hiểu khác đi là mơ hồ về giai cấp. Triết lý nổi tiếng của C.Mác và Ph.Angghen “tước đoạt kẻ đi tước đoạt” không chỉ đúng với quy luật phủ định của phủ định chi phối toàn bộ chu kỳ phát triển trọn vẹn của lịch sử loài người (sở hữu xã hội – sở hữu tư nhân – sở hữu xã hội trên hình thức cao hơn), mà còn hợp với cả đạo lý sống cơ bản nhất của loài người. Ơ đặc trưng còn lại của giai cấp trong mệnh đề thứ hai, V.I.Lênin đã gắn liền đặc trưng chiếm đoạt lao động không phải với “hệ thống sản xuất xã hội” (như định nghĩa thứ nhất) mà với cả “chế độ kinh tế xã hội” – nghĩa là với toàn bộ tòa nhà xã hội, cơ thể xã hội. Vì rằng, với nhiều lý do khác nhau, có những bộ phận xã hội chiếm đoạt lao động không phải do quan hệ sở hữu trong sản xuất kinh tế, mà do lợi dụng trực tiếp địa vị chính trị – xã hội. Đặc quyền đặc lợi của tầng lớp quý tộc dưới chính thể quân chủ – lập hiến là một ví dụ. Nạn hối lộ – tham nhũng xưa nay trong bộ máy nhà nước cũng là một ví dụ.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế – xã hội có một kết cấu giai cấp nhất định. Cơ sở kinh tế của kết cấu giai cấp là tổng thể các kiểu phương thức sản xuất cùng tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội đương thời. Xét đến cùng, bản chất và tương quan của các giai cấp trong một kết cấu giai cấp bị quy định bởi bản chất và tương quan của các phương thức sản xuất đương thời. Ở trình độ phát triển chín muồi của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định, kết cấu giai cấp thường bao gồm các giai cấp cơ bản và các giai cấp không cơ bản.
Các giai cấp cơ bản gắn liền với kiểu phương thức sản xuất thống trị. Sự đối kháng và đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng này phản ánh mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất sinh ra chúng, cũng như quy định một cách khách quan mâu thuẫn cơ bản của chế độ xã hội. Tương ứng với các kiểu phương thức sản xuất bóc lột từng thống trị trong lịch sử là các cặp giai cấp cơ bản như chủ nô – nô lệ, phong kiến – nông nô, tư sản – vô sản.
Các giai cấp không cơ bản gắn liền với hoặc là các phương thức sản xuất tàn dư hoặc là phương thức sản xuất mới như là mầm mống của xã hội tương lai. Ví dụ, nô lệ và chủ nô còn lại trong thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, vô sản và tư sản vừa mới ra đời trong thời kỳ đó.
Ngoài ra, còn có tầng lớp trung gian (trước hết về kinh tế) không bóc lột ai và không bị ai bóc lột trong các chế độ bóc lột. Ví dụ, bình dân trong xã hội nô lệ, tiểu tư sản trong xã hội tư bản,…
Trong xã hội có giai cấp, còn có tầng lớp trí thức làm việc và sống chủ yếu bằng lao động trí óc. Trí thức tồn tại và gắn liền với lợi ích nhiều giai cấp từ thống trị đến bị trị. Đại trí thức thường gắn liền với giai cấp thống trị đương thời; đa phần còn lại thường gắn liền với lợi ích của quảng đại quần chúng lao động. Vai trò của trí thức tăng lên không ngừng cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật – đặc biệt là trước bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức ngày nay. Song từ đó đi tới quan niệm về cái gọi là “giai cấp trí thức”, hơn nữa về “quyền thống trị xã hội của giai cấp trí thức”, là hoàn toàn sai lầm.
Các biến đổi, chuyển hóa và phát triển sâu xa từ lĩnh vực lực lượng sản xuất sớm muộn sẽ kéo theo những biến đổi, chuyển hóa và phát triển của các quan hệ sản xuất cũng như của kết cấu giai cấp. Đặc biệt ở những giai đoạn có tính bước ngoặt về kinh tế và chính trị ở cả thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, kết cấu giai cấp không tránh khỏi có những biến đổi rất nhanh, rất phức tạp, có thể làm đảo lộn quan hệ giữa các giai cấp thống trị và bị trị.
Phân tích kết cấu và tìm hiểu những biến động của giai cấp là điều tuyệt đối cần thiết để thấu hiểu vị trí, vai trò và thái độ chính trị của các giai cấp đối với vận động lịch sử, giúp chúng ta nhận thức và hành động đúng trong đấu tranh giai cấp đang diễn ra phức tạp trong nước và trên thế giới.
Câu 43: Đấu tranh giai cấp là gì ? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển chủ yếu của xã hội có giai cấp ?
Xã hội có giai cấp tất yếu dẫn tới đấu tranh giai cấp. Các giai cấp lỗi thời và phản động vốn sợ đấu tranh giai cấp của các giai cấp tiến bộ, cách mạng và quần chúng lao động, cho nên xuyên tạc cuộc đấu tranh này như những cuộc “nổi loạn” mà nguyên nhân là “không thông cảm” giữa “kẻ có của và người có công”, hay “bị xúi giục làm phản”…
Khái niệm đấu tranh giai cấp được V.I.Lênin định nghĩa một cách khoa học như sau: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước các quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và ăm bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” .
Cần hiểu đấu tranh giai cấp qua định nghĩa này như thế nào ?
Một là, cũng như giai cấp trong định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin, đấu tranh giai cấp không phải là xung đột cá nhân hay xung đột của các nhóm nhỏ, mà là đấu tranh trên qui mô rộng lớn của xã hội (đặc trưng về lượng).
Hai là, đấu tranh giai cấp có nguyên nhân xã hội từ xung đột về lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp đối kháng – dù cho các thành viên của các giai cấp nhận thức được hay không. Xét đến cùng, cội nguồn vật chất của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và chín muồi giữa lực lượng sản xuất mới đòi được giải phóng với quan hệ sản xuất lỗi thời. Như vậy, nếu đặc trưng bản chất của giai cấp (được phân tích từ định nghĩa của V.I.Lênin) vốn mang tính vật chất – khách quan, thì đấu tranh giai cấp qua định nghĩa vừa được phân tích cũng mang tính vật chất – khách quan một cách tương ứng. Nói vắn tắt: đấu tranh giai cấp là biểu hiện tất yếu về mặt xã hội của mâu thuẫn trong lòng phương thức sản xuất.
Ba là, trong định nghĩa đấu tranh giai cấp, V.I.Lênin không quên nhấn mạnh cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản như là cuộc đấu tranh cao nhất, điển hình nhất và cũng là cuối cùng của lịch sử đấu tranh giai cấp. Các cuộc đấu tranh giai cấp trước kia từ thời chiếm hữu nô lệ tới thời phong kiến là kém điển hình, vì thường diễn ra dưới hình thức đẳng cấp hơn là giai cấp. Bốn là, trong những bối cảnh lịch sử nhất định, có thể có đối kháng về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn bóc lột – thống trị, nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng cấu kết với nhau để đàn áp cuộc đấu tranh chính nghĩa của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức.
Năm là, cần lưu ý liên minh giai cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đấu tranh giai cấp, là một hình thức tập hợp lực lượng thêm bạn, bớt thù trong đấu tranh giai cấp, đặc biệt khi mà đấu tranh giai cấp phát triển tới giai đoạn quyết định: nó có thể và cần phải lôi cuốn ngày càng đông đảo các giai cấp, tầng lớp vào bên này hay bên kia trận tuyến. Có liên minh tạm thời giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Có liên minh lâu dài giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản phù hợp nhau. Liên minh giai cấp cùng với liên minh dân tộc có thể diễn ra từ qui mô trong nước tới quốc tế để hình thành nên các tầng mặt trận thống nhất dân tộc, khu vực và toàn thế giới. Đương nhiên, không phải vì vậy mà ảo tưởng rằng đấu tranh giai cấp bị xóa nhòa trong các liên minh hay trong các mặt trận. Xưa nay, không một liên minh hay mặt trận nào khiến cho các giai cấp khác nhau tự nguyện vất bỏ lợi ích cơ bản sống còn của mình.
CNDV lịch sử khẳng định động lực phát triển chân chính và chủ yếu nhất của lịch sử xã hội có giai cấp là đấu tranh cách mạng của các giai cấp bị áp bức, bị bóc lột chống lại các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Cùng với thời gian, cuộc đấu tranh này sẽ phát triển tới đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Kết cục vật chất của những biến cố lịch sử phi thường này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất mới đối với các quan hệ sản xuất cũ, giải phóng và phát triển vượt bậc lực lượng sản xuất nói riêng, thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung trên mọi mặt của đời sống xã hội. Vai trò động lực của đấu tranh giai cấp không chỉ thể hiện rõ nhất qua các cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất, mà còn được triết học Mác-Lênin nhìn nhận dưới một loạt các khía cạnh dưới đây:
Thứ nhất, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển xã hội trong thời bình. C.Mác nêu ví dụ điển hình ở nước Anh, rằng “… kể từ 1925 (nổ ra khủng hoảng “thừa” đầu tiên trong lịch sử phát triển TBCN – chú thích của chúng tôi), sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là do kết quả của đấu tranh của các chủ xí nghiệp và công nhân” . Xét đến cùng thì điều đó vẫn đúng đối với cả cách mạng khoa – công nghệ trong điều kiện của CNTB hiện đại ngày nay.
Thứ hai, các cải cách xã hội tiến bộ nhất định mà các giai cấp thống trị lỗi thời thực hiện không phải là “ban ơn”, mà chính là kết quả đấu tranh bền bỉ của quần chúng lao động cùng với các lực lượng tiến bộ trong nước và trên thế giới.
Thứ ba, đấu tranh giai cấp đặc biệt để lại những dấu ấn sâu sắc trong lĩnh vực tinh thần tinh tế và nhạy cảm của đời sống xã hội là lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, và cũng là động lực mạnh mẽ của lĩnh vực này.
Thứ tư, đấu tranh giai cấp chẳng những có tác động cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng lỗi thời và phản động, mà còn cải tạo chính bản thân các giai cấp cách mạng.
Thứ năm, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất của xã hội có giai cấp, nhưng là động lực mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất của xã hội có giai cấp. Các cuộc đấu tranh khác như đấu tranh dân tộc, đấu tranh tôn giáo… như nhận xét của Ăngghen – đều phản ánh ít nhiều đấu tranh giai cấp.
Với tất cả tính ưu việt vốn có của mình (đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, XHCN, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có bản chất cách mạng triệt để, có tinh thần quốc tế cao cả, có đội tiền phong được trang bị lý luận Mác – Lênin lãnh đạo, có khả năng liên minh chặt chẽ với tất cả những người lao động và các dân tộc bị áp bức), giai cấp vô sản có được sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là đấu tranh lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng thành công CNXH, CNCS. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản hoàn toàn khác về chất so với tất cả các cuộc đấu tranh giai cấp trước đó trong lịch sử: thay đổi căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội trong sản xuất, giải phóng triệt để và phát triển tất cả những người lao động thành những con người phát triển tự do và toàn diện. Bản chất nhân đạo cao cả của sự nghiệp vô sản chính là ở chỗ đó. Cách đây hơn 150 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng kết luận về giai cấp vô sản, rằng: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản, thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp” . Và theo đó, hai ông tin tưởng một cách vững chắc rằng: “Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp đều là tất yếu như nhau” .
Ngày nay, trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ cùng với những cải biến nhất định về kinh tế và xã hội của CNTB hiện đại, bản chất của mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn không thay đổi, hơn nữa còn trở nên ngày càng sâu sắc. Một loạt luận thuyết tư sản hiện đại về những cái gọi là “CNTB nhân dân”, “xã hội kỹ trị”, “giai cấp vô sản biến mất”, “nhà nước phúc lợi chung”, “hội tụ”, v.v.. thực chất chỉ nhằm biện hộ cho CNTB, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản khi chưa có chính quyền được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản (như tổng kết của Ăngghen): đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, và đấu tranh tư tưởng. Ba hình thức này quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đấu tranh chính trị là quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề chính quyền, vấn đề cơ bản và chủ yếu của mọi cuộc cách mạng chính trị. Đúng như tư tưởng cơ bản thứ hai của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp khẳng định: “Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản”.
Từ kinh nghiệm những năm đầu của nước Nga Xô viết, Lênin đã đi tới hai đúc kết quan trọng về các hình thức đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ (đương nhiên không phải thời kỳ quá độ ở nứơc nào cũng phải diễn ra y như vậy).
Khác hẳn với các phương thức sản xuất tiền tư bản (mang nặng tính tự nhiên, tự cung tự cấp – khép kín), phương thức sản xuất TBCN vốn mang tính quốc tế, nhất là khi CNTB phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa kể từ đầu thế kỷ 20. Vì vậy, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, và ở phía đối lập, giai cấp vô sản cũng là một lực lượng quốc tế. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là một thuộc tính bản chất của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản không thể tách rời sự nghiệp cách mạng của nước mình với sự nghiệp chung của giai cấp vô sản quốc tế. Một mặt, chủ nghĩa Mác dạy rằng, Tổ quốc và Dân tộc là địa bàn trực tiếp của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mỗi nước, rằng “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” . Mặt khác, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), Mác, Ăngghen đã kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”
+ Ap bức dân tộc đẩy mạnh áp bức giai cấp. Ap bức dân tộc nuôi dưỡng và cổ suý áp bức giai cấp. Từ thực tiễn thống trị của CNTB Anh đối với Ailen (thế kỷ 19), Mác đi tới kết luận rằng, một dân tộc đi áp bức một dân tộc khác, dân tộc ấy không thể có tự do. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất dân tộc có tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp cũng như để phục hưng dân tộc. Nếu một dân tộc chưa được độc lập, thống nhất, thì chỉ giai cấp nào vừa đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ, vừa đi đầu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mới trở thành “giai cấp dân tộc” như Mác từng dạy.
Giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò cách mạng một thời như vậy trong sự nghiệp dân chủ – dân tộc, chẳng hạn ở Bắc Mỹ (thế kỷ 18), ở Đức, Ý, Ao, Ba lan (thế kỷ 19) v.v.. Song, với bản chất bóc lột và ích kỷ của mình, một khi lợi ích sống còn của giai cấp tư sản bị đe dọa bởi sự lỗi thời của phương thức sản xuất TBCN hoặc bởi xâm lược từ bên ngoài, thì các chiêu bài “lợi ích quốc gia – dân tộc” hay “bảo vệ Tổ quốc” thực chất chỉ là lợi ích tư bản, nhất là lợi ích của đại tư bản mà thôi.
Dưới chủ nghĩa đế quốc, áp bức, bóc lột và nô dịch các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa (Á, Phi, Mỹ Latinh) là bản chất và lý do sống còn của các tập đoàn tư bản độc quyền của các nước chính quốc. Như phát hiện thiên tài của Lênin, sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị – một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa đế quốc – có thể và nhất định làm chín muồi các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc ở một vài nước, thậm chí ở một nước mới phát triển trung bình như nước Nga, tạo tình thế và thời cơ cho cách mạng vô sản bùng nổ và thắng lợi ở một nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 (1917) vừa là bằng chứng hùng hồn cho luận điểm nổi tiếng đó của Lênin, vừa mở ra thời đại mới quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Khẩu hiệu chiến lược tập hợp lực lượng cách mạng thời Mác, giờ đây được mở rộng và nâng lên thành khẩu hiện chiến lược mới cho phù hợp với thời đại Lênin – “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Chưa bao giờ giai cấp công nhân có thể và cần phải tập hợp các lực lượng tiến bộ và cách mạng đông đảo xung quanh mình để thúc đẩy tiến trình cách mạng thế giới vì các mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH như ở thế kỷ 20 đầy bão táp cách mạng vừa qua. Cơ sở lý luận sâu xa chỉ đạo tiến trình này là mối quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc được các Đảng Cộng sản ở các nước nhận thức và vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của thời đại và đặc điểm của dân tộc mình. Mọi quan niệm cực đoan, hoặc tuyệt đối hóa dân tộc (như chủ nghĩa bá quyền hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tự ti), hoặc tuyệt đối hóa giai cấp, đều xa lạ với bản chất giai cấp vô sản, và không tránh khỏi làm tổn hại tới lợi ích chân chính của dân tộc và giai cấp.
+ Khái niệm nhân loại được hiểu là toàn bộ cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm. Dù chưa có hay có giai cấp và dân tộc, nhân loại vẫn tồn tại như một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất đó là bản chất người tồn tại ở mỗi cá thể người cho đến cả cộng đồng; nó quy định quy luật tồn tại và phát triển chung nhất cùng với các lợi ích và giá trị chung nhất của cả cộng đồng. Từ xa xưa, con người nguyên thủy từng bước tách khỏi giới động vật nhờ lao động cải tạo tự nhiên và nhờ hoạt động giao tiếp có tính xã hội. Nhưng ở thời tiền sử này, chưa thể hình thành nên mối liên hệ toàn nhân loại; và con người cũng chưa có ý thức về loài của mình. Chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của văn minh, con người mới đặt ra cho mình những câu hỏi ở tầm triết học: Con người là gì, quan hệ giữa mỗi người với đồng loại như thế nào, loài người có vận mệnh chung hay không? v.v..
+ Từ khi phân chia giai cấp, và sau đó hình thành nên các cộng đồng dân tộc, nói chung các giai cấp bóc lột – thống trị, vì đặc quyền đặc lợi của mình, không thể và không muốn thừa nhận sự thống nhất trên nền tảng bản chất người của cộng đồng nhân loại. Ví dụ, giai cấp chủ nô coi quảng đại quần chúng nô lệ chỉ là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói”, mà không phải là “động vật xã hội”, lại càng không phải là “động vật chính trị”. Trái với xu hướng này, các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ (ở thời Phục hưng- Cận đại) đã từng bước nhận ra các giá trị chung của nhân loại, của quyền con người như những quyền tự nhiên, đối lập với chế độ đẳng cấp và thần quyền đương thời. Nhưng do hạn chế của lịch sử, những tư tưởng tiến bộ ấy của họ vẫn còn trừu tượng, phiến diện, phi lịch sử. Triết học nhân bản của L.Phoiơbắc – đại diện cuối cùng của triết học duy vật trước Mác – là ví dụ điển hình.
+ Lần đầu tiên, CNDV lịch sử của triết học Mác mới chỉ ra bản chất xã hội của con người và loài người, coi đó là tiêu chí cơ bản phân biệt loài người với muôn loài; và chính bản chất ấy là cơ sở của sự thống nhất cộng đồng nhân loại. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Mặt xã hội là mặt bản chất đặc trưng nhất của con người; cho nên bản chất con người được nhấn mạnh như một thực thể xã hội. Do đó, nhân loại được hiểu là cộng đồng của những thực thể xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Hệ thống các quan hệ xã hội nhân loại vô cùng phong phú, phức tạp từ lĩnh vực sản xuất kinh tế tới các lĩnh vực ngoài kinh tế, trên kinh tế. Các quan hệ xã hội này không phải là các đại lượng bất biến; xét đến cùng, chúng biến đổi tùy thuộc vào trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất xã hội.
+ Nền văn minh nhân loại có được như ngày nay là thành quả hoạt động sáng tạo qua bao nhiêu thiên niên kỷ của cả loài người. Tách riêng từng người, từng giai cấp, từng cộng đồng dân tộc không thể tạo nên văn minh nhân loại. Tất cả những gì là lợi ích chung của nhân loại đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển bằng được cuộc sống của nhân loại, nền văn minh của nhân loại. Nếu nền văn minh nhân loại bị hủy diệt thì không một người nào, giai cấp nào, dân tộc nào tồn tại được. Vấn đề là ở chỗ, do địa vị và lợi ích khác nhau, mà mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái bộ phận và cái toàn thể, cái giai cấp hay dân tộc và cái toàn nhân loại được giải quyết như thế nào.
+ Quy luật tồn tại và phát triển chung nhất của nhân loại đòi hỏi mọi thế hệ người không ngừng đấu tranh cải tạo thiên nhiên bằng lao động sáng tạo, đồng thời không ngừng đấu tranh cải tạo môi trường xã hội của mình. Đi đầu trong đấu tranh để gạt bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời là các giai cấp tiến bộ, cách mạng. Cứu cánh của nhân loại, như triết học Mác vạch rõ, là xây dựng môi trường xã hội nhân bản nhất, theo đó, mọi người đều có điều kiện phát triển toàn diện các năng lực bản chất của mình. Con đường đi tới đó của nhân loại phải trải qua nhiều nấc thang lịch sử, từ hình thái kinh tế – xã hội này lên hình thái kinh tế – xã hội khác, cao hơn.
Từ “thời đại dã man” nguyên thủy chuyển sang thời đại văn minh, sự phát triển của loài người diễn ra trong các đối kháng giai cấp, sau đó lại thêm đối kháng dân tộc, kèm theo sự tha hóa bản chất người không tránh khỏi ở cả phía bị bóc lột lẫn phía bóc lột. Chính cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ và cách mạng cùng với quảng đại quần chúng lao động bị bóc lột là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất để từng bước giải phóng con người khỏi các tha hóa, khỏi các đối kháng giai cấp và dân tộc, phát triển nền văn minh nhân loại lên những nấc thang mới. Với ý nghĩa đó, vấn đề giai cấp hay vấn đề dân tộc quyết không phải là vấn đề riêng của giai cấp nào hay dân tộc nào, mà cũng chính là vấn đề nhân loại. Xét đến cùng, nội dung cơ bản của quá trình giải phóng con người khỏi mọi tha hóa tất yếu đòi hỏi nỗ lực chung của loài người để tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp và dân tộc trên toàn thế giới.
Các giai cấp bóc lột ở thời kỳ đang lên của mình, có thể và cần phải kết hợp lợi ích căn bản của mình với lợi ích chung của dân tộc và nhân loại. Nhưng khi trở nên lỗi thời về lịch sử, lợi ích căn bản ích kỷ của họ đối lập ngày càng sâu sắc với lợi ích chân chính của dân tộc và nhân loại. Và do đó, họ thường đối lập một cách giả tạo “cái giai cấp” với “cái nhân loại”, coi đấu tranh giai cấp là “phá hoại sự thống nhất xã hội”, là “phi nhân tính”. Trên thực tế, vì đặc quyền đặc lợi của mình, họ tiến hành đấu tranh giai cấp hết sức kiên quyết. Các chính khách tư sản phương Tây ngày nay thường nói tới “nhân quyền”, “lợi ích toàn cầu” nhiều nhất, nhưng biết bao sự thật đã chứng minh ngược lại.
Từ trong bản chất cách mạng và nhân đạo cao cả của mình, giai cấp công nhân chỉ được giải phóng khi nó “tiêu diệt mọi điều kiện sinh hoạt phi nhân tính của xã hội hiện đại” như cách nói của Mác, tức là xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột, mọi đối kháng giai cấp và dân tộc. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất căn bản với lợi ích toàn nhân loại. Lý tưởng XHCN và CSCN của giai cấp công nhân hoàn toàn phù hợp với lý tưởng chân chính của toàn nhân loại. Trong những trường hợp nhất định nếu có mâu thuẫn với lợi ích toàn nhân loại, giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cục bộ và tạm thời của mình để phục tùng lợi ích toàn nhân loại.
1. Nguồn gốc của nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đọan nhất định của sự phát triển xã hội. Nhà nước sẽ tự tiêu vong khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhà nước là nguyên nhân kinh tế, bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sự ra đời và tồn tại của nhà nước chính là sự xuất hiện chế độ tư hữu và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Lịch sử cho thấy rằng, xã hội cộng sản nguyên thủy dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mọi người sống bình đẳng, chưa có giai cấp và chưa có nhà nước. Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người, phù hợp với tình trạng kinh tế còn thấp kém lúc bấy giờ là chế độ thị tộc, bộ lạc. Đứng đầu các thị tộc, bộ lạc là những tộc trưởng, hội đồng các tộc trưởng; những người và những cơ quan này do nhân dân bầu ra, họ chịu trách nhiệm trước nhân dân, coi sóc các công việc chung và có thể bị bãi miễn nếu không còn sự tín nhiệm trong nhân dân. Những tộc trưởng và hội đồng các tộc trưởng điều chỉnh các quan hệ xã hội duy trì các quy tắc đời sống xã hội và điều khiển các công việc của công xã dựa vào sức mạnh của dư luận xã hội và uy tín của họ đối với xã hội. Trong tay họ không có và không cần có một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Quyền hành và chức năng của cơ quan đứng đầu thị tộc và bộ lạc không mang tính chất chính trị, mang tính tự quản.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất vào thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy đã dẫn tới chế độ tư hữu xuất hiện, và xã hội bắt đầu phân chia thành những giai cấp đối kháng: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ; quan hệ người áp bức người thay thế quan hệ bình đẳng, hợp tác tương trợ. Sự đối kháng giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ngày càng sâu sắc và không thể điều hòa được. Để bảo vệ địa vị thống trị của mình, để duy trì ách áp bức bóc lột đối với những người nô lệ, giai cấp chủ nô đã lập ra bộ máy bạo lực, trấn áp buộc giai cấp nô lệ phải phục tùng tuân theo những trật tự do mình đặt ra, bộ máy đó là nhà nước.
Nhà nước đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. Sự ra đời của nhà nước chứng tỏ rằng nhà nước không phải là cơ quan để điều hòa mâu thuẫn giai cấp; mà ngựơc lại, nhà nước ra đời chính là do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc không thể điều hòa được. Ở đâu, lúc nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.
Nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý muốn chủ quan của một ai hay của một giai cấp nào. Trái lại, sự xuất hiện nhà nước là một tất yếu khách quan để “khống chế những đối kháng giai cấp”, để làm “dịu” sự xung đột giai cấp, làm cho sự xung đột giai cấp diễn ra trong vòng “trật tự ”; trật tự ấy hoàn toàn cần thiết để duy trì chế độ kinh tế, trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác. Nhà nước – “đó là sự kiến lập một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp ” . Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
2. Bản chất của nhà nước
Nhà nước là nền chuyên chính của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Đó là nền chuyên chính của giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế trong xã hội. Ph.Ăngghen chỉ rõ:
“Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này để trấn áp một giai cấp khác” . Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Không có nhà nước, một tổ chức bạo lực chuyên dùng để trấn áp, thì giai cấp thống trị không thể duy trì ách áp bức bóc lột của nó đối với giai cấp bị thống trị.
Với tính cách là nền chuyên chính của một giai cấp đối với giai cấp khác, nhà nước của giai cấp bóc lột không thể là kẻ công bằng để bảo vệ lợi ích chung cho các giai cấp trong xã hội. Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nhưng đều mang một số đặc điểm chung. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có những nét chung đó nhưng với bản chất là chuyên chính vô sản, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “nửa nhà nước”. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại trên cơ sở nguyên tắc công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu và lao động tự nguyện. Đó là sản phẩm của nhân dân lao động nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử là xây dựng một xã hội không còn áp bức bóc lột, không còn giai cấp.
Bản chất của nhà nước được thể hiện trong các đặc trưng và chức năng của nó.
3. Những đặc trưng cơ bản
Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, nó có ba đặc trưng cơ bản sau:
Một là, nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đặc trưng này phân biệt sự khác nhau của các tổ chức nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc trước kia. Các tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, còn tổ chức nhà nước gắn liền với việc phân chia dân cư theo phạm vi lãnh thổ mà họ cư trú. Nói cách khác, quyền lực nhà nước có hiệu lực với tất cả các thành viên ở trong một biên giới quốc gia, bất kể họ thuộc quan hệ huyết thống nào.
Hai là, bộ máy quyền lực chuyên nghiệp của nhà nước mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Đó là những đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát…), những công cụ (tòa án, trại giam…) và một bộ máy đông đảo các viên chức được trả lương để chuyên làm công việc hành chính cai trị.
Ba là, tồn tại một hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước hoạt động. Nhà nước không thể tồn tại, nếu không dựa vào hệ thống thuế khóa. Nói cách khác, về cơ bản mọi nhà nước đều tồn tại được nhờ vào sự chu cấp của nhân dân bằng con đường cưỡng bức hay tự nguyện hoặc phối hợp cả hai.
Ngoài ba đặc trưng cơ bản kể trên, hiện nay, có quan điểm cho rằng, nhà nước mang đặc trưng chủ quyền quốc gia và khả năng cai trị xã hội bằng pháp luật.
Chủ quyền quốc gia thể hiện đặc trưng về quyền lợi tuyệt đối của nhà nước trong một lãnh thổ. Nhà nước là người đại diện cho sự toàn vẹn bên trong lãnh thổ và sự độc lập đối với bên ngoài.
4. Những chức năng cơ bản
Chức năng xã hội của nhà nước nói lên rằng bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, phải lo một số công việc chung của tòan xã hội; trong giới hạn có thể được, phải thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.
Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay giai cấp mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó đã được Ph.Ăngghen giải thích rõ rằng: nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng.
Khi đề cập mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” . Khi xã hội không còn giai cấp thì những nội dung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm; và khi đó, chế độ tự quản của nhân dân được xác lập.
Chức năng đối nội có hai mặt: Một là, duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và các trật tự xã hội khác theo luật pháp của giai cấp thống trị; đồng thời sử dụng các phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền văn hóa, giáo dục… để xác lập và củng cố hệ tư tưởng của giai cấp thống trị biến nó thành tư tưởng thống trị trong xã hội. Hai là, quản lý và giải quyết các nhu cầu của xã hội (cũng còn gọi là chức năng quản lý công cộng). Hai mặt của chức năng đối nội có quan hệ biện chứng, trong đó mặt thống trị giai cấp là mục đích, còn mặt xã hội là cơ sở, là điều kiện để thực hiện chức năng giai cấp.
Chức năng đối ngoại thể hiện quan hệ của nhà nước với các quốc gia khác trên trường quốc tế. Trong chức năng này, tùy bản chất của từng nhà nước mà có thể là việc tổ chức tòan dân chống lại ngoại xâm, phòng thủ đất nước. Cũng có thể là việc mở rộng lãnh thổ bằng cách phát động chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường, thuộc địa v.v.. Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác, chức năng đối ngoại thể hiện ở việc tổ chức, thực hiện các quan hệ hợp tác về từng mặt hay nhiều mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa…), song phương hay đa phương.
Chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Nếu quyền lợi của mình bị trực tiếp đe doạ bởi phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, thì giai cấp bóc lột sẵn sàng thoả hiệp, thậm chí đầu hàng bọn xâm lược bên ngoài để đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước. Chúng là một thể thống nhất, trong đó, chức năng đối nội là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định; chức năng đối ngoại là kế tục chức năng đối nội, phục vụ cho đối nội. Do đó, đường lối đối nội của một nhà nước quyết định đường lối đối ngoại của nhà nước đó.
Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào. Kiểu nhà nước do chế độ kinh tế của xã hội sinh ra nó qui định. Do đó, tương ứng với 3 hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng thì có 3 kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Còn nhà nước XHCN là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới.
Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những “nhà nước theo đúng nghĩa”, được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
Khác với các kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột, kiểu nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội cho tất cả công dân. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước XHCN là ở chỗ vừa chuyên chính bằng bạo lực, trấn áp đối với thù trong, giặc ngoài, vừa tổ chức, xây dựng thành công CHXH, CNCS; trong đó chức năng tổ chức, xây dựng là căn bản nhất.
Sự khác nhau về hình thức của nhà nước tư sản không làm thay đổi bản chất của nó – đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đề cập tới bản chất đó của nhà nước tư sản, V.I.Lênin viết: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản” .
Cơ quan tuyên truyền tư sản tìm mọi cách làm cho người ta tin rằng chế độ cộng hoà dân chủ tư sản là hình thức nhà nước dân chủ, tự do, là nhà nước lý tưởng. Ngày nay, nhà nước tư sản thường có vẻ bề ngoài như là một cơ cấu cho phép nhân dân tỏ rõ ý chí của mình một cách định kỳ, nhưng những hình thức và thể chế dân chủ đó hoàn toàn không làm thay đổi bản chất của nhà nước tư sản như V.I.Lênin đã chỉ ra trên đây. Không những thế, chế độ cộng hoà dân chủ còn là một hình thức hoàn bị nhất của nền chuyên chính tư sản. Nhà nước tư sản tuyên bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, nhưng trong thực tế đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, bảo đảm những lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, V.I.Lênin viết: “Pháp luật bảo vệ mọi người như nhau; nó bảo vệ tài sản của những người có của chống laị sự xâm phạm của cái khối lớn, những người không có của, không có gì cả ngoài hai cánh tay, và dần dần bị bần cùng hoá, bị phá sản và biến thành vô sản” .
– Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Công xã Pari 1871 đã đi vào lịch sử như hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là xô viết do cách mạng tháng mười năm 1917 sáng lập. Và có một số nhà nước vô sản tồn tại dưới hình thức dân chủ nhân dân v.v..
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước chuyên chính vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy; tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước; tuỳ thuộc vào nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện; tuỳ thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một – chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, nhà nước “không nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường bị thủ tiêu, bị xoá bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển chín muồi của lực lượng sản xuất và sự tiêu vong mọi giai cấp.
Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có năm đặc điểm:
Một là, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hai là, nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, tập trung dân chủ, nhưng có phân công rõ và phát huy hiệu lực của cả ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Ba là, nhà nước ta vừa là bộ máy chính trị – hành chính, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá. Nhà nước thực hiện hai chức năng: tổ chức xây dựng và trấn áp.
Trong đó, chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu; vì có tổ chức xây dựng thành công xã hội mới, mới đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và triệt để của CNXH.
Bốn là, nhà nước ta có sự thống nhất giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế; vì lợi ích chân chính của dân tộc do nhà nước ta đại diện hoàn toàn nhất trí với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân.
Năm là, nhà nước ta là một tổ chức, thông qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng quyết định bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước.
Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị quyết TW 3 (khoá VIII) của Đảng ta đã đề ra 3 chủ trương lớn trong việc xây dựng nhà nước là:
Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự là công bộc, tận tụy phục vụ nhân dân.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870, khi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền công – nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà là bước phát triển nhảy vọt, không chỉ là bước nhảy vọt ở một lĩnh vực riêng lẻ nào đó của xã hội mà là bước nhảy vọt căn bản của toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp khi đấu tranh giai cấp phát triển đến mức gay gắt thì cách mạng xã hội nổ ra.
Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về tư tưởng, về xã hội…, nhưng trong đó, nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân sâu xa nhất. Bởi vì, cách mạng xã hội là sự biểu hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời trở thành trở lực đối với sự phát triển xã hội, “từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” .
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất đang kìm hãm nó, biểu hiện về mặt xã hội thành sự xung đột của các giai cấp. Giai cấp thống trị ra sức duy trì quan hệ sản xuất đã lỗi thời là đối tượng của cách mạng. Các giai cấp bị trị mà lợi ích gắn liền với sự xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và xác lập quan hệ sản xuất mới là lực lượng của cách mạng. Đấu tranh giai cấp phát triển đến mức độ quyết liệt nhất thì chuyển thành cách mạng xã hội: các giai cấp cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp phản động, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tiến hoá xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội, nhưng khác với cách mạng xã hội, tiến hoá xã hội là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Tiến hoá xã hội và cách mạng xã hội là những hình thức khác nhau nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển xã hội, nói lên tính vừa liên tục vừa gián đoạn của lịch sử xã hội. Không có quá trình tiến hoá thì không thể có cách mạng. Cách mạng xã hội chỉ trở thành cái tất yếu lịch sử với những tiền đề nhất định được tạo ra trong quá trình tiến hoá. Ngược lại, không có cách mạng thì không có tiến hoá không ngừng. Chỉ có cách mạng xã hội mới mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.
Cách mạng xã hội cũng khác với cải cách xã hội. Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội. Song sự khác nhau về nguyên tắc giữa cách mạng xã hội với cải cách xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận và chậm chạp trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại. Những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hoá, từ đó tạo tiền đề dẫn tới cách mạng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cải cách xã hội thường là kết quả của phong trào đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ và trong những hoàn cảnh nhất định chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
Cũng cần phân biệt cách mạng xã hội với những cuộc đảo chính hay chính biến. Trong cách mạng những giai cấp tiên tiến, những tầng lớp nhân dân đông đảo tham gia một cách tự giác và sáng tạo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Còn đảo chính hay chính biến thường chỉ là sự thay thế nhóm cầm quyền này bằng một nhóm cầm quyền khác trong nội bộ giai cấp thống trị nhằm tranh giành quyền lợi hoặc hoàn thiện bộ máy nhà nước để củng cố sự thống trị của giai cấp bóc lột.
Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hoá – tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa; Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp.
1. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội là gì?
Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội do nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó quyết định – cuộc cách mạng phải giải quyết những mâu thuẫn giai cấp nào, đưa đến sự thành lập một chế độ xã hội nào. Chẳng hạn cuộc cách mạng 1789 ở Pháp là cuộc cách mạng tư sản vì giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do giai cấp tư sản lãnh đạo đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư bản. Cuộc cách mạng này nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp tư sản cũng như với giai cấp công nhân.
Lực lượng của cuộc cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít hoặc nhiều gắn bó với cách mạng cùng đứng lên làm cách mạng. Lực lượng của cách mạng do tính chất và điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng quyết định. Có những cuộc cách mạng cùng một kiểu nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và trên thế giới khác nhau nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.
Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp có lợi ích gắn bó chặt chẽ với cách mạng, có tinh thần cách mạng cao nhất, có khả năng lôi cuốn các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác cùng đứng lên làm cách mạng và là lực lượng có tác dụng quyết định thắng lợi của cách mạng.
Vai trò lãnh đạo cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp vạch ra đường lối, dẫn dắt tất cả các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Trước kia, trong các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo vì nó đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ thời bấy giờ, có khả năng tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động làm cách mạng xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản. Ngày nay, trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp tiên tiến nhất của thời đại có đầy đủ tư cách và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thắng lợi hòan tòan.
Việc xác định tính chất, lực lượng, động lực và vai trò lãnh đạo cách mạng có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để Đảng của giai cấp công nhân định ra đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng đắn quyết định sự thành công của cách mạng.
Cách mạng xã hội có nguồn gốc sâu xa từ kinh tế và xã hội, nhưng cách mạng chỉ có thể nổ ra và giành được thắng lợi khi có đủ các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cần thiết.
2. Điều kiện khách quan
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội bao gồm tình thế cách mạng và thời cơ cách mạng.
a) Tình thế cách mạng
Tình thế cách mạng là lúc mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị toàn quốc, làm lay chuyển cả giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, đặt ra vấn đề phải thay đổi chính quyền, thay đổi chế độ. V.I.Lênin đã chỉ ra 3 đặc trưng của tình thế cách mạng:
Một là, giai cấp thống trị không thể duy trì được nền thống trị của nó dưới hình thức như trước nữa, sự khủng hoảng chính trị của giai cấp thống trị đã mở đường cho nỗi bất bình và sự phẫn nộ của các giai cấp bị áp bức, bộ máy nhà nước của chúng bị suy yếu nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng lật đổ chúng.
Hai là, nỗi cùng khổ, quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường. Ba là, do các nguyên nhân nói trên, tính tích cực của quần chúng được nhân lên rất nhiều. Chính sự khủng hoảng của giai cấp thống trị đã đẩy quần chúng đến chỗ phải có một hành động lịch sử độc lập.
b) Thời cơ cách mạng
Thời cơ cách mạng là cơ hội thuận lợi nhất, tốt nhất, chín muồi nhất, trong một thời điểm nhất định có thể đưa đến sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng; là lúc tình thế cách mạng phát triển đến đỉnh cao đặt ra vấn đề phải chuyển chính quyền từ tay giai cấp lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng, thực hiện bước ngoặt chính trị của cách mạng. Đó là những điều kiện khách quan mà thiếu chúng thì cách mạng không thể nổ ra.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, việc nhận định đúng thời cơ cách mạng để phát động quần chúng nổi dậy giành thắng lợi quyết định cho cách mạng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thời cơ có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa lại, mang nhiều yếu tố bất ngờ, song nó phải được xem xét trong tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng ở trong nước. Một trong những bài học kinh nghiệm về phương pháp cách mạng của Đảng ta là “nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch giành thắng lợi cuối cùng” .
3. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội là trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức của đội tiên phong của giai cấp cách mạng, có khả năng nêu ra khẩu hiệu đúng và có phương pháp cách mạng đúng để phát động, tập hợp quần chúng nổi dậy lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột phản động. Nhân tố chủ quan gắn liền với mỗi kiểu cách mạng xã hội. Trong cách mạng vô sản, nhân tố chủ quan là năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng Cộng sản.
Giữa tiền đề khách quan của cách mạng với nhân tố chủ quan của đội tiền phong lãnh đạo cách mạng có quan hệ biện chứng không tách rời. Tiền đề khách quan của cách mạng là những yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giai cấp lãnh đạo, nhưng sự chín muồi của tình thế cách mạng vừa do mâu thuẫn kinh tế và giai cấp hình thành, đồng thời lại có sự tác động thúc đẩy của nhân tố chủ quan là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Mặt khác, nhân tố chủ quan cũng trưởng thành trong những tiền đề khách quan của cách mạng.
V.I.Lênin viết: “Không phải tình thế cách mạng nào cũng nổ ra cách mạng, mà chỉ có trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại còn có thêm một thay đổi chủ quan, tức là: giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành động cách mạng có tính chất quần chúng khá mạnh mẽ để đập tan hoặc lật đổ chính phủ cũ – chính phủ mà ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ “đổ” nếu không đẩy cho nó ngã”.
Điều kiện khách quan của một cuộc cách mạng xã hội không phải bao giờ cũng được hình thành một cách tự phát. Đại đa số trường hợp là kết quả nỗ lực của nhân tố chủ quan, tức là phải có chuẩn bị và tập hợp lực lượng, phải biết tạo ra thời cơ, tránh thụ động, trông chờ, mà phải năng động, sáng tạo, linh hoạt, biết chớp đúng thời cơ để phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Nếu tình thế cách mạng chưa chín muồi mà tiến hành khởi nghĩa thì cách mạng sẽ gặp nhiều tổn thất nặng nề. Vì vậy, nhân tố chủ quan đóng vai trò rất quan trọng, nó được coi là nhân tố chủ đạo.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng rất coi trọng điều kiện khách quan, nhưng cũng rất chú ý tới nhân tố chủ quan trong việc biến đổi các điều kiện khách quan, thúc đẩy nhanh quá trình xuất hiện tình thế cách mạng. Nghệ thuật lãnh đạo cách mạng là phải biết chủ động tạo thời cơ và biết chớp thời cơ để giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng Tám năm 1945 là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp tài tình giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đã biết chớp đúng thời cơ cách mạng; khi tình thế cách mạng đã chín muồi nhất, đã nhất loạt vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.
Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau, nhưng dù dưới hình thức nào thì cách mạng cũng không thể đạt đến thắng lợi, nếu không sử dụng bạo lực cách mạng. Bạo lực cách mạng là sức mạnh của quần chúng có tổ chức được dẫn dắt bởi một đường lối chính trị tiên tiến hướng dẫn, lãnh đạo để cưỡng chế, cưỡng bức giai cấp phản động, buộc chúng phải phục tùng ý chí của giai cấp cách mạng một khi vấn đề chính quyền được đặt ra một cách trực tiếp.
Bạo lực cách mạng là một quy luật phổ biến. Tính phổ biến của nó bắt nguồn từ chỗ bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng phải giải quyết vấn đề chính quyền. Để giành và giữ được chính quyền – một nhiệm vụ cơ bản của mọi cuộc cách mạng -, giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng phải tạo cho mình một điều kiện không thể thiếu được, đó là bạo lực cách mạng. Bởi lẽ xét về mặt lôgic cũng như lịch sử, các giai cấp phản động thống trị không bao giờ tự nguyện rời bỏ chính quyền nếu không có sự cưỡng bức bằng bạo lực, và một chính quyền mới cũng sẽ không tồn tại nếu không có đủ sức mạnh bạo lực để tự bảo vệ mình.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng triệt để nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử loài người. Ngay từ đầu, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Angghen đã khẳng định rằng, mục đích của những người cộng sản “chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ tòan bộ trật tự xã hội hiện có”. Không có bạo lực cách mạng thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản và như vậy giai cấp vô sản sẽ không thể hòan thành được sứ mệnh lịch sử của mình.
Bạo lực cách mạng có thể được thể hiện và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng – lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh – đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, cũng như sự kết hợp giữa hai hình thức ấy.
Đương nhiên, không phải bất cứ hình thức đấu tranh chính trị nào cũng đều là bạo lực. Chỉ được coi là bạo lực những hành động của quần chúng ngoài pháp luật nhà nước của giai cấp thống trị nhằm mục đích trực tiếp đánh đổ chính quyền của bọn thống trị giành chính quyền về tay nhân dân, khi vấn đề giành chính quyền đã được đặt ra.
Khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách mạng không có nghĩa là gạt bỏ khả năng giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình. Khả năng này có thể xảy ra trong những trường hợp mà giai cấp thống trị không có bộ máy bạo lực đáng kể hoặc là có bộ máy bạo lực nhưng đã mất hết ý chí chống lại quần chúng cách mạng, sẵn sàng chịu nhận một biện pháp thỏa hiệp. V.I.Lênin cho rằng, khả năng giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình là rất qúy, cần phải tranh thủ, vì nó là con đường ít đau khổ đối với nhân dân và có lợi nhất, nhưng đó là một khả năng rất hiếm.
Những người không tán thành cách mạng, thường xuyên tạc tư tưởng của C.Mác về bạo lực, miêu tả cách mạng như một “hành vi phá hoại”. Đúng như bản chất nhân đạo của mình, chủ nghĩa Mác muốn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách hoà bình để tránh tổn thất cho xã hội và cho con người; nhưng điều đó tuỳ thuộc trước hết ở cách phản ứng của giai cấp thống trị.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tổng hợp những biến đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng, nó bao trùm một thời kỳ lịch sử lâu dài, mở đầu bằng việc giành chính quyền, nhưng sau đó việc giữ chính quyền và thực hiện những cải biến cách mạng các mặt của đời sống xã hội thì còn khó hơn và lâu dài hơn. Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa thì việc giành chính quyền mới chỉ là bắt đầu.
Cuộc cách mạng này ở các nước tư bản phát triển diễn ra sớm hay muộn và diễn ra dưới hình thức nào, điều đó phụ thuộc một phần vào “những sự thay đổi trong sách lược của các giai cấp thống trị nói chung và của giai cấp tư sản nói riêng” , và cũng phụ thuộc vào mức độ trưởng thành và khả năng ứng phó của giai cấp công nhân ở những nước đó.
1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thói quen v.v. của cộng đồng xã hội được hình thành trên cơ sở của tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
2. Kết cấu của ý thức xã hội
Cấu trúc của ý thức xã hội được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau:
Tri thức của ý thức lý luận mang tính hệ thống, tính hợp lý, nó phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Tri thức của ý thức lý luận mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa cao được trình bày dưới dạng các phạm trù, quy luật, phạm vi ứng dụng của nó rất rộng, đòi hỏi khi vận dụng phải có năng lực. Ý thức lý luận phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tượng nên có khả năng xa rời sự vật, trở nên xơ cứng và giáo điều.
Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. Nó có khả năng phản ánh các mối liên hệ bản chất của các quan hệ xã hội. Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội. Khác với tâm lý xã hội hình thành một cách tự phát, hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, là kết quả tư duy khoa học của các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai giai đoạn, hai trình độ thấp và cao của ý thức xã hội, chúng đều phản ánh tồn tại xã hội, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tâm lý xã hội, tình cảm giai cấp tạo điều kiện cho việc tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp; ngược lại hệ tư tưởng của giai cấp sẽ củng cố, phát triển tâm lý xã hội và tình cảm giai cấp.
Cần phải phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của xã hội. Còn hệ tư tưởng không khoa học thì phải phản ánh sai lầm, xuyên tạc, hư ảo các mối quan hệ vật chất của xã hội.
Triết học Mác – Lênin khẳng định vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức lại tác động trở lại đối với vật chất, đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng điều này vào xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng ý thức xã hội lại tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội – đó là quan điểm duy vật về lịch sử – đây là công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen, các ông đã phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử và lần đầu tiên trong lịch sử triết học, các ông đã giải quyết một cách khoa học vấn đề hình thành và phát triển của ý thức xã hội.
Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cho nên không được tìm nguyên nhân những biến đổi của đời sống tinh thần của xã hội ngay trong bản thân đời sống tinh thần mà phải tìm nó trong đời sống vật chất của xã hội, trước hết là trong quan hệ kinh tế giữa con người với con người. Khi quan hệ kinh tế biến đổi thì tất cả những tư tưởng xã hội như: chính trị, triết học, pháp luật, đạo đức v.v. sớm muộn sẽ biến đổi theo. Cứ tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, nếu chúng ta thấy có những quan điểm, lý luận, tư tưởng xã hội khác nhau thì chính là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất của xã hội quyết định.
Tồn tại xã hội không quyết định ý thức xã hội một cách giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Trong thực tế, không phải bất kỳ quan điểm, tư tưởng hay lý luận nào cũng phản ánh một cách trực tiếp và rõ ràng các quan hệ kinh tế của thời đại. Chỉ khi nào chúng ta xét cho đến cùng thì các mối quan hệ kinh tế của thời đại mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng, quan điểm ấy. Do vậy, khi xem xét sự phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ biện chứng chứ không nên cứng nhắc.
Mặc dù ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ý thức xã hội không phải là yếu tố thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào tồn tại xã hội; trái lại, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nó tác động tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện ở những điểm sau đây:
Tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội thể hiện ở chỗ khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Sở dĩ như vậy bởi vì các nguyên nhân sau đây:
Một là, do sự biến đổi của xã hội diễn ra quá nhanh, ý thức xã hội không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Mặt khác, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên chỉ khi nào tồn tại xã hội đã biến đổi thì ý thức xã hội mới biến đổi theo.
Hai là, trong lĩnh vực tâm lý xã hội, những thói quen, tập quán, truyền thống v.v… đã được tạo ra qua nhiều thế kỷ nó có ỳ ghê gớm không thể ngay một lúc có thể thay đổi được.
Ba là, xuất phát từ lợi ích giai cấp, các giai cấp, nhóm hay tập đoàn người phản tiến bộ tìm cách lưu giữ, truyền bá những tư tưởng cũ, lạc hậu, nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp và chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Vì những ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng, cho nên trong quá trình xây dựng xã hội mới, giai cấp cách mạng phải tăng cường công tác tư tưởng, kiên quyết đấu tranh xoá bỏ những tàn dư tư tưởng cũ, lạc hậu, đồng thời ra sức xây dựng và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp, tiến bộ.
Trong khi khẳng định ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội triết học Mác – Lênin đồng thời khẳng định rằng, trong những điều kiện nhất định, một bộ phận của ý thức xã hội là những tư tưởng khoa học, tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, hướng dẫn, chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn của con người, dự báo các khả năng xảy ra trong tương lai, để từ đó đề ra những nhiệm vụ mới phải giải quyết do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau thường kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến thì tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ, những truyền thống tốt đẹp của xã hội cũ, còn các giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục những lý thuyết, những tư tưởng phản tiến bộ của xã hội cũ để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình.
Các hình thái ý thức xã hội đều có quy luật phát triển riêng nội tại và đều phản ánh tồn tại xã hội. Nhưng trong quá trình phát triển, giữa chúng luôn có sự tác động qua lại, ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau. Ở mỗi thời đại, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức thì ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông thường ý thức chính trị của giai cấp cách mạng, tiến bộ sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đã cho chúng ta thấy bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội và của đời sống tinh thần của xã hội nói chung, nó bác bỏ các quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước nó tác động mạnh mẽ trở lại kinh tế và mọi mặt của tồn tại xã hội. Tác động của ý thức chính trị theo hai hướng. Nếu ý thức chính trị tiến bộ và khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển kinh tế xã hội… và được thực hiện thông qua một tổ chức nhà nước hiệu quả, thì nó sẽ tác động thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ngược lại, nếu ý thức chính trị là sai lầm, lạc hậu, phản động thì nó sẽ gây ra những tác động xấu rất lớn cho xã hội. Khi một giai cấp còn tiến bộ, cách mạng, tiêu biểu cho xu thế đi lên của lịch sử thì hệ tư tưởng chính trị của nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển xã hội. Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, phản động, thì hệ tư tưởng của nó có tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển xã hội. Với bản chất khoa học và cách mạng triệt để, hệ tư tưởng Mác – Lênin sẽ dẫn dắt giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành đến cùng sự nghiệp đấu tranh xoá bỏ mọi áp bức bóc lột, xây dựng
Ý thức pháp quyền là toàn bộ những quan điểm về bản chất, vai trò của luật pháp, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, về đánh giá các luật pháp đã ban hành…
Một bộ phận tập trung và quan trọng nhất của ý thức pháp quyền là Hệ thống luật pháp. Nó do cơ quan lập pháp là quốc hội hoặc thượng, hạ viện nằm trong hệ thống nhà nước ban hành, được thi hành bởi cơ quan hành pháp là bộ máy chính phủ từ trung ương tới địa phương, được cơ quan tư pháp gồm cơ quan kiểm sát, toà án, nhà tù… phát hiện và xử lý các sai phạm trong thực thi pháp luật, pháp chế.
Ý thức pháp quyền mang tính giai cấp rất rõ. Bởi vì, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ. Mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nuớc chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền. Và trong các xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau có những ý thức khác nhau, thậm chí đối lập nhau về pháp quyền và pháp luật. Nhưng ý thức pháp quyền và pháp luật của giai cấp thống trị bao giờ cũng giữ vai trò thống trị, chi phối các ý thức pháp quyền và pháp luật của các giai cấp khác. Mặt khác, ý phức pháp quyền, mà đặc biệt là hệ thống luật pháp còn luôn đặt nền tảng trên điều kiện kinh tế chung của xã hội. Luật kinh tế vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị, vừa phản ánh điều kiện kinh tế chung của xã hội, chú ý phần nào đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Luật thuế còn phải căn cứ trên tình hình sản xuất của xã hội, chú ý động viên sức sản xuất của xã hội thông qua đảm bảo nhu nhập… của mọi thành phần kinh tế.
Cũng như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước. Giữa hai hình thái này có sự gắn bó chặt chẽ với nhau và với nhà nước. Tư tưởng chính trị thấm nhuần trong luật pháp; và luật pháp thể hiện mục tiêu chính trị; bộ máy nhà nước với cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là công cụ quyền lực to lớn đảm bảo thực thi luật pháp, thực hiện đường lối chính trị. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh có ý nghĩa to lớn đối với mọi quốc gia hiện nay.
Luật pháp và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” .
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng, danh dự, phẩm giá…, và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội.
Khác với các hình thái ý thức khác, ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh (bằng dư luận) hành vi con người. Chiều sâu của đạo đức là lương tâm, danh dự, lòng tự trọng… phản ánh khả năng tự chủ của con người. Đó là sức mạnh đặc biệt của đạo đức. Khả năng này chính là gương mặt đạo đức của con người, là biểu hiện đặc sắc bản chất xã hội của con nguời và của tiến bộ xã hội nói chung. Tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống ý thức đạo đức, nếu thiếu nó thì mọi khái niệm, phạm trù đạo đức được lĩnh hội thuần túy bằng con đường lý tính đều không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.
Tính nhân loại và tính giai cấp của ý thức đạo đức: Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội, đã hình thành những giá trị đạo đức chung của toàn nhân loại. Chẳng hạn như coi trọng tài năng, kính trọng người già, yêu trẻ em…, ghét thói hư tật xấu, đề cao lòng tự trọng… Khi xã hội phân chia giai cấp, nội dung chủ yếu của ý thức đạo đức xã hội cũng phản ánh quan hệ giai cấp, lợi ích giai cấp. Ph.Ăngghen viết: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ, vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp, hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi các giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh, thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức” .
Trong điều kiện của cách mạng khoa học – công nghệ, sẽ là sai lầm nếu cực đoan cho rằng, hoặc kỹ thuật là tất cả, hoặc chỉ có một đạo đức mới duy nhất và phi giai cấp – đó là đạo đức của tôn giáo mới, có thể đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển.
Đạo đức cộng sản là đạo đức cách mạng, đạo đức kiểu mới về chất, được hình thành trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, bắt nguồn từ bản chất cách mạng của họ, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của loài người, trước hết là của quần chúng lao động. Đạo đức cộng sản đòi hỏi “mìnha!ì mọi người, mọi người vì mình”, kết kợp hài hoà sự phát triển của cá nhân, tập thể và xã hội, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ. Ý thức tập thể, tinh thần lao động quên mình và sáng tạo, chủ nghĩa nhân đạo cao cả, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế… là những giá trị căn bản của đạo đức cộng sản. Đạo đức cộng sản đòi hỏi một quá trình giáo dục và tự giáo dục bền bỉ cả về nhận thức lý luận cũng như về thực tiễn.
Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp.
Khác với nhiều hình thái ý thức khác, ý thức thẩm mỹ phản ánh thế giới hiện thực một cách cụ thể và sinh động bằng các hình tượng nghệ thuật. Các hình thái này cũng phản ánh cái bản chất của đời sống hiện thực, nhưng thông qua cái cá biệt, cái điển hình cụ thể, cảm tính, sinh động. Không thể tách biệt các yếu tố cảm tính và lý tính trong ý thức nghệ thuật, vì rằng, bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào cũng hòa quyện trong đó cả giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, lẫn các giá trị nhận thức, tư tưởng, đạo đức.
Xét đến cùng, cả giá trị nội dung lẫn hình thức của nghệ thuật đều phản ánh tồn tại hiện thực, một sự phản ánh mang tính độc lập tương đối rõ nét, do đó, không phải bao giờ nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại hiện thực một cách trực tiếp và dễ thấy. C.Mác viết: “Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh nhất của nó hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung của xã hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của xã hội, cơ sở này dường như cấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội” .
Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực của nhân dân, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thẩm mỹ của con nguời, cổ vũ những hành vi đạo đức và tính tích cực, sáng tạo của con người.
Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật mang tính giai cấp, chịu sự tác động của thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức của giai cấp này hay giai cấp khác. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật là quan niệm xuyên tạc sự thật.
Giai cấp công nhân và chính đảng của nó luôn hướng nghệ thuật vào cuộc đấu tranh giải phóng người lao động, các dân tộc bị áp bức, để tiến tới xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Nguyên tắc tính đảng cộng sản được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nghệ thuật XHCN. Nó không hạn chế mà trái lại đòi hỏi và cho phép phát triển mọi tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhấn mạnh tính
giai cấp của nghệ thuật trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa Mác – Lênin còn đòi hỏi khẳng định và phát huy tính năng động chung được phản ánh trong nghệ thuật. Các giá trị của nghệ thuật tiến bộ và cách mạng gắn liền với giai cấp này hay giai cấp khác không mâu thuẫn với tính nhân loại, mà còn làm sâu sắc và phong phú các giá trị toàn nhân loại.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của văn nghệ, của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng đòi hỏi ở văn nghệ và văn nghệ sĩ trách nhiệm nặng nề đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Ý thức tôn giáo
Giải thích nguồn gốc và bản chất của tôn giáo là một trong những vấn đề phức tạp của triết học. Chủ nghĩa duy tâm và các tôn giáo đã và sẽ còn giải thích một cách sai lầm, xuyên tạc về vấn đề này.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh thế giơi một cách hoang đường, hư ảo, thần thánh hóa bằng các tín điều. Ph.Ăngghen viết: “Bất tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đấu óc người ta sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó sức mạnh ở thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian” . Nguồn gốc tôn giáo gồm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, và xét đến cùng đều gắn liền với tồn tại xã hội. Đó là:
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng điều kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo là phải xóa bỏ cả nguồn gốc nhận thức lẫn nguồn gốc xã hội. Chỉ có sự nghiệp cách mạng XHCN sâu sắc và triệt để nhất mới có thể làm được việc đó. Coi trọng tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng ta trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng va bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với tổ quốc, gắng “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo. Nghiêm cấm sử dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học là hệ thống các tri thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của khoa học rộng hơn bất cứ hình thức ý thức xã hội nào khác, đó là tất cả các hiện tượng và quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nôi dung căn bản của khoa học là các quy luật khách quan vốn có của thế giới được chứng minh từ lý thuyết đến thực tiễn. Hình thức biểu hiện chủ yếu của các tri thức khoa học là hệ thống các phạm trù, định luật, quy luật, nguyên lý. Tri thức khoa học có thể và cần phải xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội để hình thành nên các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó, ví dụ như luật học, đạo đức học, lý luận nghệ thuật, tôn giáo học,…
Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu, khoa học được chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học về tư duy. Tuy nhiên, dựa vào đối tượng cụ thể mà có các chuyên ngành khoa học cụ thể. Còn những vấn đề chung, những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận chung.
Xét vai trò tác động, khoa học được chia thành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản vạch ra các quy luật, phương hướng, phương pháp chung cho các khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng vạch ra các nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng trực tiếp trong thực tiễn đời sống.
Với mỗi khoa học, có thể có hai cấp độ tri thức: tri thức kinh nghiệm – những tư liệu hiện thực được tích lũy và tổng kết thực tiễn từ các quan sát, thử nghiệm; tri thức lý luận – kết quả của trừu tượng hóa và khái quát hóa từ tri thức kinh nghiệm, được thể hiện trong các hệ thống các phạm trù, định luật, nguyên lý xác định.
Sự phân chia các cấp độ trong kết cấu các tri thức khoa học chỉ là tương đối vì khoa học cùng với thực tiễn càng tiến lên thì các cấp độ tri thức khoa học nói trên càng nguyện chặt với nhau.
Trong bối cảnh đó, bản thân các hoạt động khoa học cũng trở thành một ngành sản xuất mới với quy mô ngày càng rộng lớn (các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp,…) thu hút ngày càng nhiều các cán bộ khoa học và kinh phí đầu tư.
Con người là đối tượng nhận thức của triết học và của nhiều ngành khoa học cụ thể. Nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau, mục đích và mức độ nhận thức về con người cũng khác nhau. Khi khả năng con người tìm hiểu bí mật của giới tự nhiên càng tăng lên bao nhiêu thì những vấn đề liên quan đến con người càng được đặt ra nhiều và càng sâu sắc bấy nhiêu. Song, nếu như các khoa học cụ thể đến với con người để “chia cắt” con người ra, lấy một số mặt, một số yếu tố nào đó làm đối tượng để tìm hiểu thì ngược lại, triết học bao giờ cũng nhìn con người trong tính chỉnh thể của nó. Triết học, trước khi đi vào những vấn đề khác về con người bao giờ cũng truy tìm bản chất, vạch ra vị trí và vai trò của con người qua các hoạt động và quan hệ của nó trong cuộc sống.
Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người dựa trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Chẳng hạn, đối với triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc. Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Do vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới Niết bàn – nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt. Do bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác mà Nho gia, Đạo gia (triết học Trung Hoa cổ – trung đại) quan niệm về bản chất con người cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, Khổng Tử cho rằng bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối; đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử, khi qui tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, coi tập quán, hoàn cảnh đã làm cho con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp; do đó cần phải tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Trong khi đó, triết học của Tuân Tử lại cho rằng, bản chất con người khi sinh ra đã ác, nhưng ông cho rằng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác đó thì con người mới tốt được. Sau này, khi tiếp thụ quan điểm của Khổng – Mạnh, Đổng Trọng Thư một cách duy tâm cực đoan quan niệm con người và trời có thể thông hiểu lẫn nhau (Thiên nhân cảm ứng); từ đó, ông củng cố quan niệm coi cuộc đời con người hoàn toàn bị quyết định bởi Thiên mệnh.
Lão Tử – người sáng lập ra trường phái Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ Đạo, do vậy con người cần phải sống vô vi, theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động một cách giả tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Thực chất, đây là quan niệm duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia. Tóm lại, dù trong triết học phương Đông, tồn tại rất nhiều quan niệm về con người, nhưng nhìn
chung, trong nền triết học này, con người chủ yếu được hiểu trong mối quan hệ đạo đức – chính trị; còn khi xem xét con người trong mối quan hệ với tự nhiên hay với xã hội thì nó bộc lộ yếu tố duy tâm, hay có pha trộn tính chất duy vật chất phác.
Các quan niệm về con người trong triết học trước Mác đều có nhiều hạn chế và thiếu sót: Một mặt, các quan niệm này xem xét con người một cách trừu tượng, do đó đã đi đến những cách lý giải cực đoan, phiến diện. Các nhà triết học thời này thường trừu tượng hoá tách phần “xác” hay phần “hồn” ra khỏi con người thực và biến chúng thành bản chất con người. Chủ nghĩa duy tâm thì tuyệt đối hoá phần “hồn” thành con người trừu tượng – tự ý thức; còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt đối hoá phần “xác” thành con người trừu tượng – sinh học. Mặt khác, họ chưa chú ý đầy đủ đến bản chất xã hội của con người. Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người đến tự do. Đó là những tiền đề quan trọng cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học mácxít.
Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin coi con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, tức là kết quả của quá trình vận động vật chất từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, rồi đến “động vật có lý tính” – con người. Như vậy, quan niệm này trước hết coi con người là một thực thể sinh học. Cũng như tất cả những thực thể sinh học khác, con người “với tất cả xương thịt, máu mủ… đều thuộc về giới tự nhiên” , và mãi mãi phải sống dựa vào giới tự nhiên. Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”, con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người. Song, con người trở thành con người không phải ở chỗ nó chỉ sống dựa vào giới tự nhiên. Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất qui định bản chất con người. Đặc trưng qui định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội. Ăngghen đã chỉ ra rằng, bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ quá trình lao động. Hoạt động mang tính xã hội này đã nối dài bàn tay và các giác quan của con người, hình thành ngôn ngữ và ý thức, giúp con người làm biến dạng giới tự nhiên để làm ra những vật phẩm mà giới tự nhiên không có sẵn. Lao động đã tạo ra con người với tư cách là một sản phẩm của xã hội – một sản phẩm do quá trình tiến hoá của giới tự nhiên nhưng đối lập với giới tự nhiên bởi những hành động của nó là cải biến giới tự nhiên . Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên. “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” . Lao động không chỉ cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống con người mà lao động còn làm cho ngôn ngữ và tư duy được hình thành và phát triển, giúp xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời là yếu tố quyết định quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân con người trong cộng đồng xã hội.
Nếu con người vừa là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội thì trong con người cũng có hai mặt không tách rời nhau: mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự thống nhất giữa hai mặt này cho phép chúng ta hiểu con người là một thực thể sinh học – xã hội.
Là một thực thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các qui luật sinh học (như qui luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, qui luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hoá, tình dục…) qui định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các qui luật tâm lý – ý thức, được hình thành trên nền tảng sinh học của con người, chi phối quá trình hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Trong đời sống hiện thực của mỗi con người cụ thể, hệ thống qui luật trên không tách rời nhau mà hoà quyện vào nhau, thể hiện tác động của chúng trong toàn bộ cuộc sống của con người. Điều đó cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học (như ăn, mặc, ở) và nhu cầu xã hội (nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần)… đều có sự thống nhất với nhau. Trong đó, mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được “nhân hoá” để mang giá trị văn minh; và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực thể sinh học – xã hội.
Luận điểm trên của Mác còn phủ nhận sự tồn tại con người trừu tượng, tức con người thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội; đồng thời khẳng định sự tồn tại con người cụ thể, tức là con người luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể, trong một thời đại xác định và thuộc một giai -tầng nhất định. Và trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực lẫn tư duy, trí tuệ của mình. Khi nói bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội thì điều đó có nghĩa:
Một là, tất cả các quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế, đạo đức, tôn giáo; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) đều góp phần vào việc hình thành bản chất của con người; song có ý nghĩa quyết định nhất là các quan hệ kinh tế mà trước hết là các quan hệ sản xuất, bởi vì các quan hệ này đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các quan hệ xã hội khác.
Hai là, không phải chỉ có các quan hệ xã hội hiện đang tồn tại mà cả các quan hệ xã hội trong quá khứ cũng góp phần quyết định bản chất con người đang sống, bởi vì trong tiến trình lịch sử của mình, con người dù muốn hay không cũng phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó.
Ba là, bản chất con người không phải là cái ổn định, hoàn chỉnh, bất biến sau khi xuất hiện, mà nó là một quá trình luôn biến đổi theo sự biến đổi của các quan hệ xã hội mà con người gia nhập vào. Tuy nhiên, khi nghiên cứu luận điểm: “Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, cần chú ý 2 điểm:
Thứ nhất, khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc xác định bản chất con người mà chỉ muốn nhấn mạnh sự khác nhau về bản chất giữa con người và động vật; cũng như nhấn mạnh sự thiếu sót trong các quan niệm triết học về con người của các nhà triết học trước đó là không thấy được mặt bản chất xã hội của con người.
Thứ hai, cần thấy rằng, cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất; do đó, trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, không thể tách rời cái sinh học trong con người, mà cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội.
Trong quá trình tìm hiểu về con người, khái niệm cá nhân giúp ta tiếp cận với đặc điểm về chất của mỗi con người cụ thể. Đặc điểm ấy được thể hiện qua khái niệm nhân cách.
Khi xem xét con người là đại diện của giống, loài thì con người tồn tại với tư cách là một cá nhân. Bất cứ một con người nào cũng là một cá nhân, đại diện cho giống, loài người, đồng thời là một phần tử đơn nhất tạo thành giống, loài ấy. Còn xem xét con người là thành viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì con người tồn tại với tư cách là nhân cách. Có thể hiểu: cá nhân là phương thức biểu hiện của giống, loài; còn nhân cách là phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân. Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất của con người cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nó là cái phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa thành viên xã hội này với thành viên xã hội khác. Song, với tư cách là thành viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì không phải bất cứ cá nhân nào cũng tồn tại như một nhân cách. Chỉ có thể nói đến cá nhân như một nhân cách từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của con người. Đây là thời kỳ mà các phẩm chất xã hội đã được hình thành đầy đủ và nhân cách đã trở thành chủ thể của chính mình. Nhân cách bao giờ cũng là cá nhân đã phát triển về mặt xã hội.
Như vậy, nhân cách không phải được sinh ra mà nó được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách là quá trình xã hội hoá cá nhân, là kết quả tác động của tất cả các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào. Trong các quan hệ ấy tính tích cực của cá nhân được bộc lộ và thể hiện trong việc cá nhân phải thường xuyên điều chỉnh hành vi của mình. Sự phát triển năng lực tự đánh giá gắn liền với sự phát triển của tự ý thức, chúng làm cho “cái tôi” ngày càng được khẳng định. “Cái tôi” qui định tính cách, định hướng các giá trị để hình thành các tình cảm xã hội của cá nhân. “Cái tôi” còn là cơ sở của sự tự đánh giá, mà nhờ vào nó mà cá nhân thấy được mình trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này, cũng có nghĩa là thế giới quan của cá nhân từng bước được hình thành và được củng cố. Đến lượt mình, thế giới quan giữ vai trò quyết định khả năng hành động có mục đích, có ý thức của cá nhân có nhân cách; đồng thời, nó trở thành chiếc cầu nối liền nhân cách với xã hội xung quanh.
Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các quá trình sinh học – tâm lý – xã hội để xác lập “cái tôi”. Còn sự qui định toàn bộ hoạt động của “cái tôi” ấy là thế giới quan với tất cả các quan điểm, quan niệm, lý tưởng, niềm tin, hướng giá trị v.v.. của cuộc sống mà mỗi con người cá nhân phải trải qua trong xã hội.
Mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể – xã hội không chỉ cho thấy quá trình hình thành nhân cách mà còn giúp ta hiểu về vai trò vừa là chủ thể, vừa là khách thể tác động của các lực lượng xã hội, của các quan hệ xã hội của con người trong đời sống cộng đồng.
Ở đây, khái niệm cá nhân được hiểu là con người có nhân các, còn tập thể là hình thức liên hiệp các cá nhân hình thành từng nhóm xuất phát từ huyết thống, lợi ích, nhu cầu, nghề nghiệp v.v.. Tập thể có thể là gia đình, đơn vị dân cư, đơn vị sản xuất, v.v.. Khái niệm xã hội được xác định ở phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Rộng nhất là xã hội loài người, sau đó là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc v.v..
Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là khâu trung gian của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chỉ có thể thông qua tập thể, mỗi thành viên của nó mới gia nhập vào xã hội. Trong tập thể, cá nhân được hình thành và phát triển về tất cả các mặt và những hình thức giao tiếp trực tiếp trong tập thể tạo ra diện mạo của mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân mang trong mình dấu ấn của tập thể, thì mỗi tập thể đều mang trong mình dấu ấn của cá nhân, bởi bản thân tập thể được hình thành từ chính những con người cụ thể, tức từ những cá nhân.
Bản chất của quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Lợi ích sẽ liên kết hoặc chia rẽ các thành viên của nó. Trong tập thể có bao nhiêu thành viên thì bấy nhiêu lợi ích; và lợi ích được thể hiện qua nhu cầu đa dạng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Khả năng của tập thể thoả mãn nhu cầu cho mỗi cá nhân thường thấp hơn nhu cầu của mỗi cá nhân, song không phải do vậy mà cá nhân tách ra khỏi tập thể. Cá nhân luôn cần đến và có nhu cầu tập thể vì mỗi cá nhân không thể tồn tại hoặc phát triển một cách cô lập. Đó là cơ sở hình thành tính tập thể, tính cộng đồng, tính nhân đạo của nhân cách; và đó cũng là mối quan hệ biện chứng đầy mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể. Tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn này mà quan hệ giữa cá nhân và tập thể được duy trì, củng cố hay tan rã.
Trong mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể – xã hội thì xã hội thể hiện với tư cách là tập thể của những tập thể. Đối với cá nhân, xã hội vừa là tổng thể những điều kiện xã hội của cá nhân, vừa là kết quả sự phát triển của bản thân từng cá nhân đó. C.Mác nói rằng: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như vậy” . Trong mối quan hệ biện chứng này, xã hội luôn giữ vai trò quyết định, và nền tảng của các quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào quá trình kinh tế – xã hội và thúc đẩy quá trình đó phát triển cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Xã hội càng phát triển thì quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội càng đa dạng và phức tạp. Mỗi cá nhân ngày càng tiếp nhận được nhiều giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của mình. Đây không chỉ là động lực mà còn là mục đích của sự liên kết mọi thành viên của xã hội với nhau.
Mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng đến xã hội, nhưng không như nhau. Mức độ và khuynh hướng ảnh hưởng của cá nhân đến xã hội tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có nhân cách vĩ đại có tác dụng tích cực đến sự phát triển của xã hội; còn những cá nhân có nhân cách thoái hoá thì gây ra những vật cản đối với sự phát triển đó.
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có mặt khách quan và mặt chủ quan của nó. Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ đạt được nền sản xuất xã hội, còn mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng qui luật về sự kết hợp giữa lợi ích. Do đó, mọi trường hợp nhân danh lợi ích xã hội, không quan tâm đến lợi ích cá nhân; hoặc ngược lại, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích của xã hội đều gây trở ngại cho việc phát triển của xã hội nói chung, của mỗi thành viên trong xã hội nói riêng.
Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân; phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất trong mọi hoạt động là yêu cầu cơ bản trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể- xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và ngay cả dưới chế độ XHCN, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại. Do đó, để giải quyết đúng đắn quan hệ cá nhân – xã hội cần phải tránh hai thái độ cực đoan: Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, chỉ trọng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích xã hội. Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, nhân danh lợi ích xã hội, không quan tâm đến lợi ích cá nhân… Cả hai thái độ cực đoan trên đây đều gây trở ngại cho việc phát triển xã hội nói chung, sự phát triển của mỗi thành viên của nó nói riêng.
Ở nước ta hiện nay đang tồn tại nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những tác dụng tích cực của nó như thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện cho xã hội có khả năng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cá nhân ngày càng đa dạng và phong phú; và do lợi ích cá nhân được quan tâm đầy đủ hơn nên đã tăng tính năng động, tính tích cực tự giác của cá nhân, tạo điều kiện phát triển nhân cách. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng dẫn đến xu hướng tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt dẫn tới phân hoá thu nhập trong xã hội, từ đó dẫn tới mâu thuẫn giữa các lợi ích cá nhân, cũng như mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể, giữa cá nhân và xã hội; những mâu thuẫn này nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nhân cách nói riêng, của xã hội nói chung. Do đó, chúng ta phải phát huy những ưu thế, đồng thời phải phát hiện và tìm cách hạn chế khuyết tật của nền kinh tế thị trường nhằm tạo điều kiện phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra: Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất trong mọi hoạt động là yêu cầu cơ
Khái niệm quần chúng nhân dân được hiểu trong mối quan hệ với khái niệm lãnh tụ. Đó là hai yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng cách mạng của quá trình cải tạo kinh tế – chính trị – xã hội. Quần chúng nhân dân luôn luôn được xác định bởi: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần; Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp đối kháng với nhân dân; Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Cũng giống như bất cứ khái niệm khoa học nào, khái niệm quần chúng nhân dân có nội hàm luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Nhưng dù có biến đổi thế nào chăng nữa, thì bộ phận những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần vẫn là lực lượng đông đảo nhất và đóng vai trò hạt nhân cơ bản của khái niệm quần chúng nhân dân.
Khái niệm vĩ nhân nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa, biết nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đó của hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá – nghệ thuật… Những vĩ nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ.
Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra; Và ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết hy sinh quên mình vì lợi ích cao cả của quần chúng nhân dân.
Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan. Bất cứ một thời đại nào, một dân tộc nào, khi những nhiệm vụ lịch sử được đặt ra đã chín muồi, khi phong trào quần chúng rộng lớn đòi hỏi thì sớm hoặc muộn những con người kiệt xuất ấy, những lãnh tụ với tài năng và phẩm chất cần thiết sẽ xuất hiện. Nhưng ai trở thành lãnh tụ lại là điều ngẫu nhiên, không có người này, sẽ có người khác. V.I.Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” . Tư tưởng này của V.I.Lênin còn cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của lãnh tụ. Song, điều đó không có nghĩa là nếu thiếu vắng một lãnh tụ cụ thể nào đó thì hoạt động của quần chúng không được thực hiện.
Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử. Tính lịch sử thể hiện ở vai trò, phạm vi hoạt động, tác dụng của những lãnh tụ suy cho cùng do những điều kiện lịch sử qui định. Không có một cá nhân kiệt xuất nào có thể vượt ra ngoài điều kiện lịch sử này. Hơn nữa, không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội có lãnh tụ riêng với những đặc tính và khả năng riêng, để giải quyết những nhiệm vụ riêng do chính giai đoạn lịch sử đó đề ra.
Quần chúng nhân dân, lãnh tụ luôn là chủ thể của các tiến trình lịch sử xã hội.
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định đối với mọi tiến trình lịch sử. Vai trò đó được thể hiện ở ba mặt:
Một là, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Không có người trực tiếp sản xuất sẽ không có của cải vật chất, không có đời sống vật chất, và do đó cũng không có đời sống tinh thần, không có xã hội, không có lịch sử. Với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, nhân dân lao động gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc đã quyết định sự biến đổi của lịch sử, bởi vì xét đến cùng, lực lượng sản xuất qui định sự xuất hiện, đảm bảo sự tồn tại của một chế độ xã hội. Dĩ nhiên, khoa học và các nhà khoa học, nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song khoa học và các nhà khoa học chỉ có thể xuất hiện và phát huy tác dụng thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Nếu tách rời hoạt động sản xuất trực tiếp, khoa học sẽ trở thành giáo điều, vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế. Điều đó khẳng định hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Hai là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Thực tế lịch sử chứng tỏ rằng, không có sự chuyển hoá chế độ và cách mạng xã hội nào trong lịch sử mà không có hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, vai trò của quần chúng, tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt. Trong những thời điểm lịch sử đó, tính sáng tạo và sức mạnh của quần chúng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nếu xem xét căn nguyên của các cuộc cách mạng xã hội thì chúng ta có thể thấy, chỉ có các chế độ xã hội phản ánh và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của quần chúng nhân dân mới có lý do tồn tại. Do đó, các cuộc cách mạng xã hội là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh đòi thay đổi chế độ xã hội của quần chúng, khi chế độ xã hội này đi ngược lại lợi ích của quần chúng.
Ba là, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá – tinh thần của xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ: Quần chúng nhân dân là người sáng tác về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…; Hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng nhân dân là nguồn cảm hứng vô tận cho các thiên tài của văn hoá và khoa học; hơn nữa, giá trị của các tác giả lớn, cũng như thiên tài loài người chỉ được xác định nếu nó được quần chúng chấp nhận và phổ biến trong cuộc sống của họ.
Tóm lại, xét trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các thời đại lịch sử khác nhau mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân có thể biểu hiện khác nhau. Dưới chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mình. Nhưng, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. Nói rõ hơn, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không tách rời vai trò của lãnh tụ.
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ: Một là, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội; Hai là, định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách mạng; Ba là, tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng vào giải quyết những công việc then chốt nhất. Lãnh tụ có vai trò rất quan trọng trong lịch sử; vai trò đó được thể hiện ở chỗ:
Một là, lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Nếu lãnh tụ nhận thức được những qui luật vận động của xã hội, trên cơ sở đó định hướng đúng đắn phong trào cách mạng thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu lãnh tụ không nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, thời đại thì sẽ kìm hãm sự phát triển đối với xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua những bước quanh co, phức tạp.
Hai là, lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức xã hội. Do đó, lãnh tụ là người sáng lập, quản lý, điều khiển các tổ chức xã hội và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đó.
Ba là, lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu, học tập nhằm nâng cao nhân cách của các thành viên trong tổ chức. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần sống mãi trong tình cảm và niềm tin (tâm khảm) của quần chúng nhân dân.
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một lần nữa, Đảng ta khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ. Đồng thời, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; Phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố con người. Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.
Như vậy, chính quần chúng nhân dân mới là người kết hợp lý luận với thực tiễn cải tạo xã hội, hiện thực hoá những tư tưởng, quan điểm xã hội phù hợp với tiến trình phát triển xã hội. Lãnh tụ dù uyên bác, tài giỏi nhưng không có uy tín, không được quần chúng ủng hộ, hoặc do tác phong quan liêu, hách dịch, coi khinh quần chúng thì bản thân lãnh tụ đó cũng sẽ đánh mất vai trò lãnh tụ của mình.
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân thể hiện ở ba mặt [xem mục b) của câu trên].
Chủ nghĩa duy tâm tiếp tục đề cao vai trò của các vĩ nhân, coi thường quần chúng nhân dân, coi quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để các vĩ nhân lập nên những chiến tích lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khi cho rằng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là các chân lý vĩnh cửu – tư tưởng đạo đức, pháp luật…, là các vĩ nhân và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Tóm lại, các trường phái triết học triết Mác đều chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Bằng cách này hay cách khác, họ đã phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, coi thường quần chúng nhân dân, coi quần chúng nhân dân là “đàn cừu ngoan ngoãn”, để các vĩ nhân sai khiến, lợi dụng; coi quần chúng nhân dân chỉ là vật liệu, phương tiện, bệ tỳ của lịch sử. Các quan điểm trên hoàn toàn xa lạ với quan điểm của triết học Mác – Lênin.