Các Cấp độ cấu thành sản phẩm trên thị trường hiện nay

Khi nói về sản phẩm người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Đối với những chuyên gia marketing, họ hiểu sản phẩm ở các phạm vi rộng lớn hơn nhiều.

Sản phẩm được cấu thành từ nhiều cấp độ khách nhau và được chia theo từng chức năng của chúng. Ơ mỗi cấp độ, các nhà làm Marketing sẽ hoạch định hướng đi cụ thể để phục vụ người tiêu dùng. Vậy sản phẩm có bao nhiêu cấp độ. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Sản phẩm.

Ta định nghĩa sản phẩm như sau:

Sản phẩm là mọi thứ mà ta có thể chào bán trên thị truờng để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn được một mong muốn hay nhu cầu.

Những sản phẩm được mua bán trên thị truờng bao gồm sản phẩm vật chất, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng

Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm là gì?

Những yếu tố,đặc tính và thông tin cấu thành nên đơn vị sản phẩm và có thể có những chức năng marketing khác nhau.Khi tạo ra một mặt hàng người sản xuất thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo 3 cấp độ:

Sản phẩm ý tưởng: Đây là cấp độ cơ bản nhất.

– Khi sáng tạo ra một mặt hàng thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và tìm hiểu người mua cần gì? Họ sẽ cần mua gì? Sản phẩm này thõa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng.

– Ví dụ như khi bạn gái muốn mua son môi thì ngoài việc chọn màu son thì bạn gái còn quan tâm đến những lợi ích khác mà son môi có thể mang lại như: độ dưỡng ẩm của son làm môi không bị khô,dưỡng môi,lâu phai màu,độ bóng làm tăng sự quyến rũ của đôi môi chẳng hạn….

– Ông Charles Revson – người đứng đầu công ty Revolon Inc đã tuyên bố : “ tại nhà máy chúng tôi sản xuất mỹ phẩm, tại cửa hàng chúng tôi bán niềm hy vọng”

– Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh môi trường và mục tiêu cá nhân của khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định.Vì thế đối với các doanh nghiệp thì các nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra nhựng đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Để tạo ra những sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.

Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm là gì? Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm là gì?

Sản phẩm hiện thực:là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa gồm

– Đặc tính

– Bố cục bề ngoài

– Đặc thù

– Tên nhãn hiệu cụ thể đặc trưng của bao gói.

Khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố đó để tìm mua sản phẩm và phân biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác.

Còn nhà sản xuất sẽ khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường.

Cuối cùng là sản phẩm bổ sung: Gồm các yếu tố

– Tính tiện lợi cho việc lắp đặt

– Những dịch vụ bổ sung sau khi bán

– Điều kiện bảo hành

– Điều kiện hình thức tín dụng

Chính nhờ những yếu tố này đã đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau trong sự nhận thức của người tiêu dùng về mặt hàng hoặc nhãn hiệu cụ thể.

– ví dụ như: sản phẩm hoàn chỉnh của một công ty bao gòm cả thái độ quan tâm với khách hàng, đưa hàng đến tận nhà,bảo hành và đảm bảo sẽ hoàn lại tiền nếu hàng hóa thiếu chất lượng….

Ý tưởng hoàn chỉnh hàng hóa buộc các nhà hoạt động thị trường phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống tiêu dùng hiện có của khách hàng và cần làm rõ một điều mà người mua hàng nhìn nhận một cách toàn diện như thế nào vấn đề mà họ dự tính giải quyết nhờ vào việc sử dụng hàng hóa.

Kết quả hình ảnh cho các cấp độ cấu thành sản phẩm

Với cách nhìn nhận như vậy nhà hoạt động thị trường sẽ phát hiện ra không ít khả năng hoàn chỉnh cho hàng hóa của mình theo những phương thức cạnh tranh có hiệu quả “Cạnh tranh theo kiểu mới không phải là cạnh tranh với nhau về cái mà các công ty làm ra tại nhà máy của mình mà về cái mà họ hoàn chỉnh cho sản phẩm của mình dưới hình thức bao gói, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn khách hàng, tài trợ những điểm giao hàng, dịch vụ lưu kho và những thứ khác được mọi người quý trọng.”

Vì thế mà các công ty phải thường xuyên tìm kiếm những cách hoàn chỉnh thêm cho hàng hóa được chào bán của mình có hiệu quả nhất.Bởi vì ngày nay các yếu tố bổ sung đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa.

Xem thêm:  Các cấp chiến lược trong kinh doanh được áp dụng hiện nay

Mô hình 5 cấp độ sản phẩm 

1. Sản phẩm cốt lõi (Core Product)

Đây là sản phẩm cơ bản, và trọng tâm của nó là mục đích mà sản phẩm hướng tới. Ví dụ, một chiếc áo khoác ấm áp sẽ che chắn cho bạn khỏi mưa lạnh.

2. Sản phẩm chung (Generic Product)

Cấp độ này thể hiện tất cả những đặc tính của một sản phẩm. Ví dụ như, đối với một chiếc áo khoác ấm, đó là sự vừa vặn, chất liệu, khả năng chống thấm nước, khóa kéo chất lượng cao, v.v

3. Sản phẩm kì vọng (Expected Product)

Trọng tâm của cấp độ này là mọi khía cạnh mà người tiêu dùng kì vọng sẽ nhận được khi họ mua một sản phẩm. Chiếc áo khoác nói trên cần thực sự ấm áp và bảo vệ bạn khỏi thời tiết và gió lạnh, và cũng phải tạo cảm giác thoải mái khi đi xe máy, xe đạp.

4. Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)

Cấp độ này đề cập đến tất cả các yếu tố bổ sung khiến cho một sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nó đặc biệt liên quan đến nhận diện thương hiệu và hình ảnh của một công ty. Cũng lấy ví dụ về chiếc áo ấm, nó có thời thượng không, màu sắc có hợp thời trang và được sản xuất bởi một thương hiệu nổi tiếng hay không? Ngoài ra, các yếu tố như dịch vụ, bảo hành và sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp độ này.

5. Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)

Trọng tâm của cấp độ này là những sự mở rộng và biến đổi mà sản phẩm có thể phải trải qua trong tương lai. Ví dụ, một chiếc áo khoác được làm từ một loại vải mỏng như giấy nên rất nhẹ và vì vậy, nó có thể làm nước mưa tự động trượt xuống mà không đọng lại trên áo.

Hệ thống thứ bậc của sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều có môt quan hệ nhất định với các sản phẩm khác. Các hệ thống thứ bậc sản phẩm trải ra từ những nhu cầu cơ bản đến những mặt hàng cụ thể thoả mãn những nhu cầu đó. Ta có thể xác định bảy thứ bậc của sản phẩm. Ở đây các bậc đó được định nghĩa và minh họa cho trường hợp bảo hiểm nhân thọ:

Họ nhu cầu: Nhu cầu cốt lõi là nền tảng của họ sản phẩm, ví dụ: an toàn

Họ sản phẩm: Tất cả các lớp sản phẩm đều có thể thoả mãn một nhu cầu cốt lõi với hiệu quả vừa phải, ví dụ tiền tiết kiệm và thu nhập

Lớp sản phẩm: Một nhóm sản phẩm trong một họ sản phẩm được thừa nhận là có một quan hệ gắn bó nhất định về mặt chức năng,ví dụ các phương tiện tài chính

Loại sản phẩm: Một nhóm sản phẩm trong cùng một lớp có quan hệ chặt chẽ với nhau vì chúng hoạt động giống nhau hay cùng được bán cho cùng một nhóm khách hàng hoặc được bán tại cùng một kiểu thị trường hay rơi vào cùng một thàng giá,ví dụ: bảo hiểm nhân thọ

Kết quả hình ảnh cho các cấp độ cấu thành sản phẩm

Kiểu sản phẩm: Những mặt hàng trong cùng một loại sản phẩm có một trong số những dạng có thể có của sản phẩm,ví dụ: tuổi thọ

Nhãn hiệu: Tên gắn liền với một hay nhiều mặt hàng trong cùng một loại sản phẩm, được sử dụng để nhận biết nguồn gốc hay tính chất của cùng một mặt hàng,ví dụ: Frudential

Mặt hàng: một đơn vị riêng biệt trong cùng một nhãn hay loại sản phẩm có thể phân biệt được theo kích thước, giá cả, vẻ ngoài hay thuộc tính nào đó. Mặt hàng được gọi là một đơn vị lưu kho hay một phương án sản phẩm,ví dụ: bảo hiểm nhân thọ có thể gia hạn được của Frudential

Một ví dụ khác: Nhu cầu” hy vọng” làm xuất hiện một họ sản phẩm gọi là đồ trang điểm và một lớp sản phẩm trong họ sản phẩm đó là mỹ phẩm. Trong mỹ phẩm có một loại sản phẩm là sáp môi với nhiều dạng khác nhau, như ống sáp môi được chào bán dưới nhãn hiệu Revion theo môt kiểu cụ thể như “có ánh nhũ”.

Có hai thuật ngữ nữa cũng hay gặp. Hệ sản phẩm là một nhóm các mặt hàng khác nhau nhưng có liên quan với nhau, được sử dụng gép với nhau

Gía trị gia tăng của năm cấp độ sản phẩm 

Mỗi cấp độ trong năm cấp độ sản phẩm đều tăng thêm giá trị cho khách hàng. Các công ty sản xuất càng nỗ lực trong tất cả các cấp độ bao nhiêu, thì họ càng có nhiều khả năng trở nên khác biệt. Ở cấp độ Sản phẩm bổ sung, các công ty sẽ nghiên cứu lẫn nhau để sao chép những kỹ thuật, thủ thuật nhất định và cả diện mạo sản phẩm của các đối thủ. Do đó, khách hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định sự khác biệt của một sản phẩm.

Để có thể vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, các công ty sản xuất nên tập trung vào các yếu tố mà người tiêu dùng “gắn” thêm giá trị cho một sản phẩm như bao bì đẹp, quảng cáo bất ngờ, dịch vụ hướng tới khách hàng và điều khoản thanh toán phải chăng. Các công ty nên nhớ rằng mình không chỉ phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng hơn cả mức mong đợi của họ mà còn phải làm cho họ luôn cảm thấy bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm:  CRM là gì? Việc triển khai kế hoạch CRM được tiến hành như thế nào?

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ winerp.com.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit