Các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ra sao? Tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa xong thì phải theo dõi bệnh nhân ra sao?
Cho hỏi các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ra sao? Bên cạnh đó thì việc tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa xong thì phải theo dõi bệnh nhân ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tuấn đến từ Long An.
Các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ra sao?
Phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
…
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
– Người bệnh nằm ngửa, độn 1 gối ngang bụng.
– Mở bụng đường dưới sườn sang bên trái.
– Vào khoang ổ bụng và bộc lộ vùng cần thực hiện kỹ thuật.
– Xác định tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch chủ cũng như hệ thống tuần hoàn bàng hệ trong ổ bụng và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thành phần trong ổ bụng.
2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh bụng; sát trùng; trải toan.
3. Kỹ thuật:
– Phẫu tích để di động khung tá tràng giúp bộc lộ tĩnh mạch chủ dưới, nếu vướng thì cắt một phần thuỳ đuôi của gan.
– Phẫu tích tĩnh mạch cửa trong cuống gan; Dùng lắc để kéo ống mật chủ sang bên để bộc lộ một đoạn tĩnh mạch cửa từ rốn gan đến bờ trên tuỵ.
– Làm cầu nối tĩnh mạch cửa-tĩnh mạch chủ dưới: Sử dụng tĩnh mạch tự thân hoặc đoạn mạch nhân tạo có đường kính ít nhất cũng bằng tĩnh mạch cửa. Khâu bằng chỉ Prolene 6/0 hoặc 7/0. Chú ý miệng nối càng ngắn càng tốt để tránh gập, tắc sau mổ.
– Kiểm tra độ lưu thông sau mổ bằng cách nhìn qua thành tĩnh mạch sẽ thấy dòng máu cuộn bên trong hoặc nếu đo áp lực tĩnh mạch cửa sẽ thấy giảm.
– Cầm máu cẩn thận toàn bộ các diện bóc tách và các miệng nối mạch máu.
– Đặt dẫn lưu và đóng bụng theo các lớp giải phẫu. Kết thúc phẫu thuật.
Theo đó, các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa sẽ bao gồm:
Bước 1. Tư thế:
– Người bệnh nằm ngửa, độn 1 gối ngang bụng.
– Mở bụng đường dưới sườn sang bên trái.
– Vào khoang ổ bụng và bộc lộ vùng cần thực hiện kỹ thuật.
– Xác định tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch chủ cũng như hệ thống tuần hoàn bàng hệ trong ổ bụng và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thành phần trong ổ bụng.
Bước 2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục.
Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh bụng; sát trùng; trải toan.
Bước 3. Kỹ thuật:
– Phẫu tích để di động khung tá tràng giúp bộc lộ tĩnh mạch chủ dưới, nếu vướng thì cắt một phần thuỳ đuôi của gan.
– Phẫu tích tĩnh mạch cửa trong cuống gan; Dùng lắc để kéo ống mật chủ sang bên để bộc lộ một đoạn tĩnh mạch cửa từ rốn gan đến bờ trên tuỵ.
– Làm cầu nối tĩnh mạch cửa-tĩnh mạch chủ dưới: Sử dụng tĩnh mạch tự thân hoặc đoạn mạch nhân tạo có đường kính ít nhất cũng bằng tĩnh mạch cửa. Khâu bằng chỉ Prolene 6/0 hoặc 7/0.
Chú ý miệng nối càng ngắn càng tốt để tránh gập, tắc sau mổ.
– Kiểm tra độ lưu thông sau mổ bằng cách nhìn qua thành tĩnh mạch sẽ thấy dòng máu cuộn bên trong hoặc nếu đo áp lực tĩnh mạch cửa sẽ thấy giảm.
– Cầm máu cẩn thận toàn bộ các diện bóc tách và các miệng nối mạch máu.
– Đặt dẫn lưu và đóng bụng theo các lớp giải phẫu. Kết thúc phẫu thuật.
Như vậy, việc phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa thì cần phải thực hiện theo từng bước theo quy định trên.
Phẫu thuật (Hình từ internet)
Tiến hành phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa xong thì phải theo dõi bệnh nhân ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
…
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
– Phòng tình trạng thiếu oxy trong vòng 48 giờ đầu. Theo dõi sát tình trạng tri giác và toàn trạng.
– Xét nghiệm công thức máu, hematocrit ngay sau khi về phòng hồi sức sau mổ được 15 – 30 phút. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
– Huyết động liên tục (trên monitoring), hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30 phút – 1 giờ/ 1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
– Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu … tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
– Hạn chế đạm, phòng loét dạ dày, xét nghiệm Prothrombin để tiêm vitamin K. Nếu cổ trướng tái lập dùng lợi tiểu, hạn chế Natri.
Theo đó, sau khi phẫu thuật xong thì phải tiếp tục theo dõi những yếu tố như:
– Phòng tình trạng thiếu oxy trong vòng 48 giờ đầu. Theo dõi sát tình trạng tri giác và toàn trạng.
– Xét nghiệm công thức máu, hematocrit ngay sau khi về phòng hồi sức sau mổ được 15 – 30 phút. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
– Huyết động liên tục (trên monitoring), hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30 phút – 1 giờ/ 1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
– Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu … tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
– Hạn chế đạm, phòng loét dạ dày, xét nghiệm Prothrombin để tiêm vitamin K. Nếu cổ trướng tái lập dùng lợi tiểu, hạn chế Natri.
Như vậy, sau khi phẫu thuật phải tiếp tục theo dõi người bệnh như các yếu tố nếu trên. Nhằm đảm bảo rằng người bệnh được đảm bảo an toàn.
Phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa xong nếu xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
…
2. Xử trí tai biến:
– Chảy máu sau mổ: do máu chảy từ vị trí phẫu tích, hoặc miệng nối do tuần hoàn bên nhiều, chức năng gan kém. Điều trị bảo tồn và theo dõi sát nếu không được thì mổ lại cầm máu.
– Hôn mê gan sau mổ xảy ra trong những trường hợp bệnh nặng. Điều trị hồi sức tích cực: cung cấp oxy, cải thiện chức năng gan, cải thiện tình trạng đông máu…Tiên lượng nặng.
– Cổ trướng tái phát: Dùng lợi tiểu, hạn chế Natri, bổ trợ gan…
…
Theo đó, nếu sau khi phẫu thuật xong mà người bệnh xảy ra các tai biến sau đây thì thực hiện chữa trị theo quy định:
– Chảy máu sau mổ: do máu chảy từ vị trí phẫu tích, hoặc miệng nối do tuần hoàn bên nhiều, chức năng gan kém.
Điều trị bảo tồn và theo dõi sát nếu không được thì mổ lại cầm máu.
– Hôn mê gan sau mổ xảy ra trong những trường hợp bệnh nặng.
Điều trị hồi sức tích cực: cung cấp oxy, cải thiện chức năng gan, cải thiện tình trạng đông máu…Tiên lượng nặng.
– Cổ trướng tái phát: Dùng lợi tiểu, hạn chế Natri, bổ trợ gan…