Các bước giải quyết vấn đề của Nhóm chất lượng – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.48 KB, 56 trang )
Việc thực hiện giải quyết vấn đề bao gồm 7 bước:
Bước 1: Lựa chọn đề tài
Đây là bước đầu tiên giúp cho các thành viên xác định vấn đề nào cần
được quan tâm và thảo luận và từ đó xây dựng các giải pháp cho vấn đề đó.
Để thực hiện bước này, trưởng nhóm và các thành viên phải xác định
được thứ tự và tầm quan trọng của các vấn đề đã xảy ra khi làm việc như là
các công việc thường xuyên gặp rắc rối, các công việc khó thực hiện các
nhiệm vụ mà không ai được phân công làm việc…
Bước 2: đánh giá toàn diện thực trạng của vấn đề
Để thực hiện tốt bước này đòi hỏi mọi người phải xác định rõ vấn đề
được giải quyết đang gặp phải các khó khăn nào? Cần phải thu thập đủ các dữ
liệu và thông tin về công việc đó, kể cả trong thời gian qua và hiện tại.
Đề ra mục tiêu cụ thể là gì, giá trị của mục tiêu là bao nhiêu và lúc nào
thì hoàn thành
Bước 3: Chuẩn bị kế hoạch hành động. Trong bước này cần phải xác
định các vấn đề
– Vai trò của mỗi thành viên, thời gian hoạt động và các nội dung cơ
bản khác.
– Thuyết phục mọi người chấp nhận vai trò và nội dung của công việc
– Sử dụng các công cụ và sơ đồ thực hiện
Bước 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm chất lượng nghiên cứu thực trạng các vấn đề sẽ được thực hiện
và cải tiến bằng cách sử dụng các phương pháp QC và các dữ liệu.
Điều tra các vấn đề cho đếnkhi tìm ra các nguyên nhân thực của chúng
bằng cách đặt một loạt các câu hỏi tại sao
Bước 5: Kiểm tra và thực hiện các biện pháp khắc phục
-Thực hiện các bước này gồm các nội dung
+ Đưa ra các ý kiến xác định các nguyên nhân thông qua các phương
pháp động não
+ Đưa ra các ý kiến này vào kế hoạch cụ thể để thực hiện các hoạt động
cải tiến
– Thực hiện các giải pháp khắc phục
Bước 6: Xác định tính hiệu quả
– Xác nhận kết quả của các biện pháp khắc phục
– So sánh các kết quả với các mục tiêu
Bước 7: Lập phương pháp quản lý và tiêu chuẩn hoá các mục tiêu
Đây là bước cuối cùng trong quy trình giải quyết vấn đề của Nhóm chất
lượng, đối với các bước này, các tiêu chuẩn về chất lượng phải được áp dụng
và việc sử dụng sổ tay chất lượng là hết sức cần thiết
Thông thường người ta sử dụng phương pháp QC theo các bước
– Chỉ rõ các điều kiện thực hiện bằng cách sử dụng khái niệm 5W & 1H
Why: Tại sao?
What: Cái gì?
When: khi nào?
Where: ở đâu?
Who: Ai?
How: Nh thế nao?
– Sử dông 7 công cụ QC để giải quyết vấn đề, Bảy công cụ này được
thực hiện theo 7 bước trong bảng sau:
Bảng III: Bảy bước giải quyết vấn đề và các mục tiêu thực hiện.
Các bước cơ bản
Bước 1 Phát hiện các
vấn đề và quết
định đề tài.
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Các mục thực hiện
– Chỉ rõ các vấn đề tại nơi làm việc.
– Vấn đề nào mà nhóm QC chưa giải quyết.
– Đánh giá các vấn đề và lựa chọn đề tài phù
hợp.
Nắm rõ thực
– Phân tích thực trạng vấn đề.
trạng và lập ra – Kiểm tra mức độ mong muốn của mỗi đề tài.
mục tiêu
– Đặt ra số liệu mục tiêu.
– Được sự ủng hộ của quản đốc.
Phác thảo kế
– Xác định tổ chức để phối hợp và phân chia vai
hoạch hành
trò trong nhóm.
động
– Chuẩn bị kế hoạch hành động.
Phân tích các
– Tiêu chuẩn có rõ ràng không?
yếu tố ảnh
– Nguyên nhân xảy ra các vấn đề?
hưởng chính.
– Phân tích các yếu tố theo chi tiết.
Chuẩn bị biện – Đánh giá kế hoạch cải tiến.
pháp khắc phục – Thực hiện hoạt động cải tiến cụ thể
và thực hiện
– Chỉ đạo kế hoạch không sai lỗi.
– Thực hiện theo phương pháp khoa học:
+ Lập vòng PDCA
+ Sử dụng hiệu quả các số liệu.
– áp dụng các hoạt động.
Xác nhận hiệu – Nắm những kết quả cải tiến theo những
quả của các
phương pháp cụ thể.
phương pháp
– Xác nhận tính hiệu quả của các số liệu đã sử
đã thực hiện
dụng.
Tiêu chuẩn hoá – Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiêu
và ổn định
chuẩn hoá.
quản lý
– Cần sáng kiến nhưng phải tuân theo yêu cầu
của tiêu chuẩn.
– Phản ánh các hoạt động cải tiến và dự báo các
kết quả có thể đạt được.
– Lập báo cáo về các kế hoạch sẽ được thực hiện.
IV. Lợi Ých của Nhóm chất lượng
Hoạt động Nhóm chất lượng được khởi xướng ở Nhật vào đầu những
năm 60 và đã trở thành nòng cốt cho việc cải tiến chất lượng đã đưa Nhật lên
vị trí hàng đầu thế giới về chất lượng. Sự tồn tại của nó ngày càng được thừa
nhận ở nhiêù nước trên thế giới về những lợi Ých to lớn mà nó mang lại, cụ
thể:
– Đối với công ty:
+ Giảm hiện tượng nghỉ không lý do và tình trạng phải thay đổi, xáo
trộn công nhân
+ Một cuộc nghiên cứu so sánh tỷ lệ vắng mặt ở nơi có hoạt động của
Nhóm chất lượng với một nơi không có hoạt động này đã cho thấy việc giảm
đáng kể sự vắng mặt ở những nơi diễn ra hoạt động này.
+ Tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm dịch vụ
+ Tăng lợi nhuận cảu công ty và qua đó tăng thu nhập của nhân viên
– Đối với hoạt động quản lý:
+ Hoạt động của Nhóm chất lượng làm cho người lao động say mê hơn
với công việc, và do đó công tác quản lý dễ dàng hơn:
+ Các hoạt động kiểm soát và giám sát sẽ được giảm xuống vì người
lao động có thể tự kiểm soát được công việc của mình.
– Đối với bản thân của mỗi thành viên tham gia
+ Kiến thức và năng lực của bản thân họ sẽ được nâng cao
+ Mọi người đều được thúc đẩy, cống hiến hết khả năng của mình, phát
huy tối đa các năng lực mà họ có
+ Tăng sự hiểu biết và sáng tạo của các thành viên thông qua các buổi
thảo luận tại nơi làm việc.
+ Tạo nên mối quan hệ chặt chẽ và thân thiện hơn với những người làm
việc cùng nhau.
+ Tạo cơ hội để được tham gia và đóng góp cũng nh được tôn trọng