Các bước chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo là giải pháp giúp công việc giảng dạy và học tập chuyển mình trước làn sóng phát triển của công nghệ 4.0 cùng xu hướng trực tuyến hóa mọi lĩnh vực. Cùng WEONE tìm hiểu về các bước chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đạo tạo trong bài viết dưới đây!

chuyển đổi số trong giáo dụcchuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Không còn đơn thuần gắn với bảng đen, phấn trắng, khi áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên có thể ứng dụng triệt để những phần mềm hiện đại nhằm dạy-học trực tuyến. Nhờ đó, một môi trường học tập vừa đảm bảo lượng kiến thức truyền tải, vừa cho phép người dạy-người học chủ động, tự do trong việc lựa chọn địa điểm, thời gian tiếp nhận kiến thức cũng dần được hình thành.

chuyển đổi số trong giáo dụcchuyển đổi số trong giáo dụcChuyển đổi số trong giáo dục là sự chuyển mình tất yếu

Ứng dụng công nghệ vào đào tạo, quyết tâm triển khai và lan rộng hình thức chuyển đổi số trong giáo dục, phương pháp này đã tạo điều kiện cho cả giáo viên và học sinh tăng cường khả năng tự học, xóa bỏ mọi giới hạn, khoảng cách về không gian, thời gian. Đã qua lâu rồi khoảng thời gian phải đi du học mới được học với người nước ngoài, phải trực tiếp đến từng lớp học thêm để dung nạp kiến thức. Mọi thứ giờ đây đều có thể thực hiện được qua các nền tảng số, qua các thiết bị điện tử thông dụng như smartphone, iPad hay laptop.

>>>>> Xem ngay: Giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo hiện nay

Biểu hiện tích cực

Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đã xuất hiện và được áp dụng khá tích cực trong quy trình dạy – học nói chung trên toàn thế giới từ lâu. 

Không ngoại lệ, Việt Nam cũng từng bước đưa phương pháp này đến gần hơn với phần đa công chúng dù còn nhiều khó khăn, thách thức. Những con số đặc biệt: 82% các trường học phổ thông đã áp dụng phần mềm quản lý trường học, 63 cơ sở giáo dục đào tạo và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục tiến hành đưa cơ sở dữ liệu chung vào khai thác, quản lý đã chứng minh tốc độ ổn định, dần dần lan rộng chuyển đổi số trong giáo dục đến mọi ngõ ngách của nước ta.

Đặc biệt, khi làn sóng Covid 19 xâm nhập vào Việt Nam và mang đến những hệ lụy khủng khiếp, đặc biệt cần hạn chế tụ tập đông người, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục càng được đà phát triển, lan tỏa như vũ bão. Vô vàn mô hình, ứng dụng dạy học trực tuyến với các lớp học E-Learning, phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,… đã được đưa vào trường lớp từ cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông cho đến Đại học, Cao học.

Covid 19 đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục

Không chỉ dừng lại ở các thành phố lớn, hiện đại, chuyển đổi số trong giáo dục thời kỳ dịch bệnh cũng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết tại các vùng nông thôn, các tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước. Chỉ cần một thiết bị điện tử, một hệ thống mạng Internet ổn định là học sinh, sinh viên đã có thể kết nối với giáo viên, giảng viên của mình dù không thể trực tiếp đến trường.

Bởi vậy, không quá khó hiểu khi 5000 bài giảng điện tử, 31000 câu hỏi trắc nghiệm và khoảng 7000 bài luận văn đã xuất hiện trên mạng Internet, ghi dấu thời đại dần lên ngôi của chuyển đổi số, số hóa trong lĩnh vực này. 

Tùy thuộc vào cơ cấu và quy mô của tổ chức giáo dục mà những phương pháp ứng dụng công nghệ vào dạy và học cũng có sự khác biệt, nhưng nhìn tổng thể sẽ có các lớp học trực tuyến E-Learning, các dự án, ứng dụng thực tế ảo, các lớp học về STEAM, STEM, lập trình hoặc ứng dụng mạnh công nghệ vào công tác quản lý. 

Song song với đó, Tin học cũng sẽ là môn học bắt buộc đối với các học sinh từ lớp 3 trở lên và các cơ sở dạy học sẽ tự mình kết nối, triển khai hợp tác với những nhà cung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục trực tuyến đạt chuẩn đầu ra, không tạo nên sự cách biệt quá lớn giữa phương pháp dạy – học online và offline.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vẫn còn đó những khó khăn…

Bên cạnh việc tích cực triển khai, áp dụng và lan tỏa chuyển đổi số trong giáo dục nước nhà, chúng ta vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn với những lý do từ chủ quan đến khách quan. Lan tỏa một yếu tố mới, một quy trình mới chưa bao giờ là chuyện nhanh chóng và dễ dàng.

Còn tồn tại nhiều khó khăn với chuyển đổi số trong giáo dục

Khó khăn khi thực hiện các bước chuyển đổi số trong Giáo dục và đào tạo

Không ai có thể phủ nhận được những điểm tích cực mà chuyển đổi số trong giáo dục có thể mang lại, đặc biệt là khi công nghệ hiện đại lên ngôi trong thời kỳ 4.0 và nhu cầu học, tiếp nạp, kết nối tri thức giữa người này với người kia, ở quốc gia này đến quốc gia kia tăng cao.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này có thật sự hiệu quả và triệt để hay không còn là vấn đề đáng bàn, khi Việt Nam vẫn chưa hẳn là một quốc gia phát triển cao về yếu tố kinh tế và hệ thống nhân lực cứng tay, lành nghề trong lĩnh vực công nghệ. Chính vì vậy, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục tuy tất yếu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước ta:

Thiếu hụt và hạn chế về nhân lực

Để thật sự bảo đảm chất lượng của chuyển đổi số trong giáo dục, chắc chắn cơ sở đào tạo cần phải sở hữu cho mình một đội ngũ nhân sự hiểu biết về công nghệ, có kiến thức chuyên sâu trong các ứng dụng phần mềm nói riêng và tổng thể quy trình số hóa nói chung. Tuy nhiên, đây không phải chuyện dễ dàng.

Các hệ thống giáo dục hiện nay tại nước ta hầu như chưa thể sở hữu một đội ngũ quản trị riêng về tình hình áp dụng công nghệ vào giảng dạy, học tập trực tuyến. Nguồn lực chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều, đi kèm với khả năng tài chính còn nhiều hạn chế chính là những lỗ hổng khiến việc chuyển đổi số một cách chắc chắn, trọn vẹn trong ngành giáo dục và đào tạo vẫn gặp nhiều gian nan, khó khăn xuyên suốt quá trình thực hiện.

chuyển đổi số trong giáo dụcchuyển đổi số trong giáo dụcViệt Nam còn thiếu hụt về nhân lực với chuyển đổi số trong ngành giáo dục>>>>> Đọc thêm: Chuyển đổi số ngành xây dựng

Khó khăn trong tiếp nhận thông tin ở vùng sâu, vùng xa

Ở những khu vực vùng sâu vùng xa, việc đi học trực tiếp tại trường khó khăn 1 thì việc học trực tuyến với các thiết bị công nghệ hiện đại lại càng khó gấp 10 lần. Người dân không thể đảm bảo chu cấp đầy đủ phương tiện dạy và học từ xa cho con trẻ với tình hình kinh tế chẳng hề dư dả, mạng Internet bập bõm cùng đường truyền gần như bằng 0. Hơn nữa, kiến thức thực tiễn về các phương pháp 4.0 hiện đại trong giáo dục cũng không dễ để phổ cập toàn diện với họ.

Với tình trạng này, mục tiêu phủ sóng chuyển đổi số trong giáo dục đến mọi miền Tổ quốc sẽ là một bài toán nan giải đối với các chuyên gia đào tạo, và sẽ không thể nhanh chóng giải quyết chỉ trong một sớm, một chiều.

Kho tài liệu số chưa nhiều, mức độ hoàn thiện chưa cao

Các tài liệu, học tập điện tử chuyên dùng ở chuyển đổi số trong giáo dục tuy đã có số lượng kha khá, tuy nhiên vẫn chưa thể bao quát trọn vẹn lượng kiến thức khổng lồ ở mọi lĩnh vực, mọi môn học, mọi cấp bậc do phần đa giáo viên vẫn quen với việc soạn giáo án theo hình thức truyền thống. 

Khó khăn này sẽ ngăn cản lượng kiến thức tiếp thu tối đa từ học viên, khiến lộ trình học tập trở nên thiếu sót, không có đầy đủ tài nguyên để tham khảo và nâng cấp bản thân trọn vẹn. Từ đó, nhiều người trở nên e dè và không muốn thử phương pháp giáo dục này ở thời điểm hiện tại.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều thiếu hụt về học liệu

Chưa có quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ

1 lý do lớn khiến kho tài liệu học trực tuyến chưa nhiều và được đa dạng toàn diện là vì chưa có một điều luật cụ thể nào trong hệ thống Luật pháp quy định về quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật an ninh thông tin. Những tài nguyên, kiến thức mà giáo viên, giảng viên dùng để truyền tải cho học viên rất dễ bị ăn cắp khi đăng tải lên các nền tảng số. Quy định, điều lệ phạt những “kẻ trộm online” như vậy cũng chưa rõ ràng, khiến các thầy cô hạn chế đăng tải chất xám mình bỏ ra theo hình thức trực tuyến.

Chưa hết, do vẫn đang trong tiến trình chuyển đổi số nên hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức, chất lượng bài giảng một cách tự động vẫn chưa được áp dụng. Nói cách khác, hiện nay, nền giáo dục nước nhà vẫn chỉ có thể tiến hành song song giáo dục trực tuyến và trực tiếp để đảm bảo vừa truyền tải đủ nội dung học thuật cho học viên, vừa thuận tiện quy trình tiếp nhận, giảng dạy kiến thức. 

>>>>> Đọc ngay: Giải pháp chuyển đổi số bất động sản

Các bước chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo

Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo vẫn là một quy trình mang tính bắt buộc nếu không muốn biến mình trở thành kẻ lạc hậu giữa sự xoay vần công nghệ liên tục của toàn thế giới.

Vì vậy, việc áp dụng dần dần các giải pháp hữu ích để khắc phục các khó khăn, đồng thời có những bước tiến chắc chắn hơn và lan tỏa rộng hơn giá trị chuyển đổi số trong đào tạo kiến thức là cực kỳ cần thiết. Chậm mà chắc, có còn hơn không, đây chính là những phương thức cần thiết để nền giáo dục Việt Nam khẳng định chất lượng mình mang lại trên tiến trình số hóa hình thức dạy và học, bắt kịp với thời thế:

Tích cực tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục

Các buổi đào tạo nhằm mục tiêu giới thiệu kỹ lưỡng khái niệm, thông tin, sự cần thiết về chuyển đổi số là yếu tố cực kỳ quan trọng ở những bước đầu áp dụng hình thức học tập này. Không chỉ học sinh, sinh viên, học viên mà cả các thầy cô giáo, các giảng viên cũng cần được cung cấp cụ thể, đầy đủ những kiến thức này nhằm có cho mình cái nhìn đa chiều, khái quát nhất. Hiểu điều mình đang làm sẽ tạo cho họ tâm lý thoải mái để học hỏi và thực hiện lâu dài.

chuyển đổi số trong giáo dụcchuyển đổi số trong giáo dụcTích cực tuyên truyền sức mạnh của chuyển đổi số trong giáo dục>>>>> Đọc thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất

Nhanh chóng hoàn thành thi công, sửa chữa, xây dựng phương pháp kết nối mạng Internet đến người dân vùng sâu, vùng xa

Không phải điều dễ dàng, tuy nhiên nếu muốn phủ sóng toàn quốc phương pháp học trực tuyến, Nhà nước cần có một kế hoạch hoàn chỉnh để sửa chữa, kết nối đường truyền mạng ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là động lực để họ hiểu hơn về hình thức học này và “dám” chi trả mạnh tay để đầu tư thiết bị học cho con cái.

Nâng cao tay nghề nhân sự, dùng nhiều hình thức để thu hút nhân tài

Là cả một quá trình dài, việc đẩy mạnh các chương trình đào tạo nhân lực trong ngành công nghệ, đồng thời có chiến dịch, phương pháp thu hút người tài, nhân sự cứng tay nghề và thực sự hiểu về chuyển đổi số trong giáo dục chính là chìa khóa tiên quyết quyết định thành công của hình thức đào tạo này.

Hoàn thiện phần học liệu, kiến thức giảng dạy

Các nguồn học liệu được chia sẻ trên mạng nên được cơ sở giáo dục kiểm tra, đảm bảo chắc chắn về sự đầy đủ của từng môn học, từng bậc lớp từ thấp đến cao cũng như tính chính xác. Điều này giúp học viên có đủ tâm thế và đủ kiến thức để tiếp nhận xuyên suốt khóa học.

Hoàn thiện học liệu là bước quan trọng để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục

Ban hành chính thức các yếu tố pháp lý liên quan đến bảo mật thông tin

Các điều luật liên quan đến bảo mật thông tin, an ninh học liệu, đánh giá chất lượng lớp học tự động nên nhanh chóng được bổ sung và ban hành chính thức, tạo tâm lý an toàn, tin tưởng và sẵn sàng sử dụng các nền tảng số để dạy-học-chia sẻ kiến thức nơi học viên và giảng viên.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Áp dụng hệ thống WEONE vào chuyển đổi số trong giáo dục

Phức tạp, nhiều chi tiết, nhiều thứ phải học chính là những cản trở đầu tiên khiến thầy cô và học viên cảm thấy ngại khi phải áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, sự xuất hiện của phần mềm hỗ trợ WEONE chính là giải pháp vàng hóa giải mọi nỗi lo kể trên.

Được nghiên cứu và phát triển bởi FSI – Top 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam, WEONE giúp tối ưu trọn vẹn tất cả các bước quy trình áp dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cụ thể, với 4 phân hệ chính: Quản trị hệ thống, Quản lý quy trình thủ tục, Quản lý công việc và Quản lý kho tài liệu, WEONE sẽ giúp người dạy – người học nhanh chóng thực hiện, hoàn thành mọi thủ tục trong suốt quá trình truyền tải – tiếp nhận tri thức, tài liệu, học liệu. Không còn quá nhiều khó khăn hay rào cản cho cả giáo viên và học sinh trên bước đường chuyển đổi số giáo dục.

Trước hết, tận dụng hiệu quả của phân hệ Quản lý kho tài liệu, người quản lý có thể dễ dàng hóa quy trình kiểm tra hồ sơ học viên, thông tin giáo viên. Thay vì ngập trong vô vàn tài liệu giấy tờ với hàng tá thông tin của học sinh từng cấp, của từng giáo viên, giảng viên được xếp ngẫu nhiên và không theo trình tự, phân hệ Quản lý kho tài liệu của WEONE cho phép tự động sắp xếp các luồng dữ liệu một cách hợp lý và theo lối trình bày logic nhất định, dựa theo cách thức và lựa chọn thiết lập của người giám sát. Nhờ đó, việc nắm bắt kịp thời tình hình nhân sự, người làm, người học để có cách điều phối, sắp xếp lớp học phù hợp là điều hoàn toàn khả thi.

WEONE – giải pháp vàng dành cho chuyển đổi số trong giáo dục

Bên cạnh đó, một thách thức lớn khác trong học tập cũng được giải quyết triệt để nhờ chuyển đổi số trong giáo dục bằng việc vận dụng phân hệ Quản lý công việc của WEONE: xây dựng, quản lý lịch học, lịch dạy của giáo viên – học sinh. 

Vốn dĩ là 1 gánh nặng đối với bộ phận nhân sự, việc kiểm soát ca dạy – học, đặc biệt là trong những ngôi trường lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn học sinh, sinh viên cùng hàng trăm giáo viên, giảng viên, chắc chắn không thể thực hiện theo cách làm truyền thống bằng giấy hay những hàm cơ bản trên máy tính. Sự có mặt của phân hệ Quản lý công việc tại WEONE lúc này chính là giải pháp hoàn hảo, có thể giúp người quản lý dễ dàng thao tác nhằm tự động sắp xếp, lên lịch rõ ràng theo thời gian trống của từng cá nhân, đồng thời thông báo tới họ lịch trình cụ thể xuyên suốt quá trình học tập, làm việc mà không xuất hiện lỗi sai hay sự nhầm lẫn.

>>>>> Đọc ngay: Top 5 phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ trực tuyến tốt nhất cho doanh nghiệp

Cuối cùng, phân hệ Quản lý quy trình thủ tục tại WEONE cũng cho phép các cơ sở giáo dục nhanh chóng kiểm tra những thiếu sót trong chất lượng vật chất, đồ dùng giảng dạy, đồng thời nắm bắt đầy đủ những đề xuất của nhân sự, giáo viên, học viên về mua sắm thiết bị, đầu tư dụng cụ học tập hay máy in ấn. Từ đó, một bản kế hoạch thu – chi hợp lý được tạo lập cũng không phải thử thách quá khó khăn dành cho người quản lý.

Cùng cách sử dụng vô cùng nhanh chóng, dễ học, WEONE chắc chắn là chìa khóa vàng hỗ trợ triệt để xuyên suốt quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo ở mọi cấp bậc, với mọi đối tượng.

Nhìn chung, chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam là phương thức triển vọng và có tiềm năng phát triển dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, gian nan. Tuy nhiên, đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo ngành giáo dục, đào tạo nước nhà có cơ hội vươn mình ra biển lớn, bắt nhịp kịp thời với xu thế của thời đại. Và trên hành trình hoàn thiện, hiện thực hóa điều này, WEONE chắc chắn là người bạn đồng hành phù hợp, tuyệt vời nhất với mọi trường học, cơ sở giáo dục hiện đại.