Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển từ ngày 16-23/10/2022 có chủ đề “Thực hiện dinh dưỡng hợp lý vì một Việt Nam khỏe mạnh, phát triển toàn diện”. Trong 5 chủ đề trọng tâm của tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển năm nay có nội dung: “Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm; đọc kỹ nhãn mác và các thông tin dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm trước khi mua và sử dụng”.

 

Thức ăn đường phố tiềm ẩn nguy cơ mất 

an toàn vệ sinh thực phẩm

 

Việc áp dụng các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống hàng ngày giúp tránh ngộ độc thực phẩm, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, đảm bảo sức khỏe tốt,….Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn gồm 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm, đó là:

  1. Chọn thực phẩm an toàn;

  2. Nấu kỹ thức ăn;

  3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;

  4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín;

  5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn;

  6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín;

  7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ;

  8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ;

  9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác;

  10. Sử dụng nguồn nước sạch.

Ngộ độc thực phẩm do ăn đồ ăn bị ô nhiễm gây ra. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ kém vệ sinh của thức ăn đó. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh về đường tiêu hóa, người tiêu dùng cần tuân thủ 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm trên.

Ngoài ra khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải ngưng sử dụng thực phẩm đó và sơ cứu sau đó đưa tới trụ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Bên cạnh đó để tránh lây nhiễm cho người khác cần vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Như Ý – CDC