Cá Lóc Nữ Hoàng một trong những dòng cá lóc kiểng lộng lẫy
Cá Lóc Nữ Hoàng là dòng cá lóc kiểng được giới chơi cá cảnh hết sức yêu mến bởi chúng có vẻ đẹp thướt tha với những bộ vây lưng phủ đầy màu sắc sặc sỡ, hoa văn họa tiết.
Cá Lóc Nữ Hoàng được tìm thấy ở khu vữ ven sông Brahmaputra tại đất nước Ấn Độ, sau được người chơi cá cảnh biết đến bởi vẻ đẹp sặc sỡ, với những bộ vây đuôi, hoa văn họa tiết trên thân cá rất thu hút.
Ở bài viết này tepcanh.com sẽ giúp bạn giải đáp một vài thắc mắc cơ bản về dòng Cá Lóc Nữ Hoàng đặc biệt này nhé.
Đặc điểm nhận dạng Cá Lóc Nữ Hoàng:
Cá Lóc Nữ Hoàng rất dễ nhận biết, bởi ngay từ các ích thước nhỏ 10-15cm chúng đã xuất hiện các hoa văn họa tiết rất nổi bật. Phần đuôi và tay bởi của cá bo tròn kèm theo đó là các đường kẻ sọc vàng xen cẽ đen rất nổi bật. Phần vây trên và vây dưới của á Lóc Nữ Hoàng ở muôi trường nuôi thuận lợi chúng sẽ cho ra màu sắc vàng, xanh, đen xen cẽ nhau rất đẹp. Người ta thường đánh giá vẻ đẹp của một con cá Lóc Nữ Hoàng thông qua bộ vây có màu sắc đậm đà, vây căng, cao, sải tay bơi dài kèm theo đó là phần đầu có chút gù, mắt đỏ ruby tạo nên 1 chú lá lộng lẫy, hoàn mỹ. Cá Lóc Nữ Hoàng khi trưởng thành có kích thước khoảng 60-70cm, và tuổi thọ trung bình của chúng là 5-7 năm.
Thiết lập một hồ nuôi cá Lóc Nữ Hoàng chuẩn mực:
Kích thước bể nuôi: Đối với cá size từ 30cm trở về bạn thiết lập 1 bể tối thiểu 60x40x40cm (dài x rộng x cao). Có thể bỏ thêm ít đá, lũa trang trí vừa là để cho đẹp và vừa là để cho cá đỡ stress.
Nhiệt độ: Do cá sống ở muôi trường tự nhiên tại vùng có nhiệt độ mát, do vậy bạn nên đảm bảo nhiệt độ trong hồ của bạn (20-28 độ C). Để đảm bảo rằng chúng được phát triển được kích thước và màu sắc, tuổi thọ của cá ở mức tối đa.
Trang trí bể nuôi cá Lóc Nữ Hoàng: Đối với một bể nuôi cá bất kì không riêng gì cá Lóc Nữ Hoàng, bạn nên thiết lập một ít đá, lũa trang trí để tạo vẻ đẹp cho bể đồng thời giúp cho cá có chỗ núp khi hoảng sợ (tránh được hiện tượng cá bị stress). Nếu bạn có trồng cây thủy sinh để trang trí bên trong, hãy tìm mua những loại cây như (sen, súng nhật, cỏ ranong, lan nước, lưỡi mèo, thanh đản… vì đây là những dòng cây dễ trồng, thích nghi điều kiện bên trong hồ nuôi cá).
Thức ăn của cá Lóc Nữ Hoàng: Do là dòng cá săn mồi, nên Lóc Nữ Hoàng có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn tươi sống như tôm, tép, cá nhỏ, sâu, ếch, nhái, rết… Bạn nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho Lóc Nữ Hoàng để chúng có thể phát triển đầy đủ và toàn diện về hoa văn họa tiết, body của cá.
Liều lượng cho cá ăn vừa đủ, để tránh tình trạng cá ăn no lười biếng bơi lội, hay nằm đáy.
Ghép cặp nuôi chung cá Lóc Nữ Hoàng: Do là dòng cá săn mồi, có tập tính hung dữ nên để ghép chung cặp sẽ rất khó (ngay cả khi bạn ghép 1 trống và 1 mái với nhau vẫn rất khó).
Đối với kinh nghiệm của những người đi trước thì việc ghép cặp cho cá Lóc Nữ Hoàng cần phải kiện trì, sử dụng vách ngăn kính để chúng làm quen với nhau, lâu lâu thì bỏ vách ngăn, lặp đi lặp lại cho tới khi chúng không đánh nữa. Bên cạnh đó thì việc bỏ thêm các loài cá mua ngoài chợ thả vô cũng là biện pháp giúp chúng bớt chú ý đến nhau dẫn tới đá.nh nhau. Nếu bạn muốn ghép cá Lóc Nữ Hoàng thì việc thiết lập 1 bể nuôi rộng rãi cũng là yếu tố quan trọng.
Phân biệt trống mái ở cá Lóc Nữ Hoàng: Theo kinh nghiệm của người nuôi cá lóc lâu năm thì việc quan sát bên ngoài cũng có thể phân biệt được 70-80% giới tính của cá.
Cá Lóc Nữ Hoàng đực: Thông thường con đực sẽ có đầu to, bụng nhỏ, thân thon dài. Lỗ sinh dục có dạng tròn, lỗ sinh dục và hậu môn riêng biệt.
Cá Lóc Nữ Hoàng Cái: Thân hình ngắn và đầu thon nhỏ, lỗ sinh dục dài như hình dạng giọt nước.
Phân biệt cá trống và cá mái ở Cá Lóc Nữ Hoàng
Sinh sản ở Cá Lóc Nữ Hoàng:
Thông thường cá sẽ bắt đầu bắt cặp ở size 40-50cm, theo kinh nghiệm của những người nuôi cá lóc cảnh thì việc sinh sản ở môi trường hồ nuôi nhân tạo đối với dòng cá Lóc Nữ Hoàng rất khó khăn, bởi chúng đòi hỏi thiết lập bể nuôi giống với môi trường ngoài tự nhiên khá cao. Thông thường để ép cá Lóc Nữ Hoàng sinh sản bạn cần thiết lập một hồ nuôi có kích thước rộng tối thiểu 10m vuông, và thả vào đó nhiều cặp trống mái, tới mùa sinh sản chúng sẽ tự bắt cặp với nhau. Tuy nhiên bạn sẽ phải canh rất nhiều thời gian để có thể nhận biết được cá sinh sản. Sau khi cá sinh sản bạn nên mang trứng của chúng đi ấp ở môi trường ấp nhận tạo, để có thể đạt hiệu quả cao.
Các bệnh thường gặp ở Cá Lóc Nữ Hoàng:
Một trong những bệnh cơ bản thường gặp ở cá Lóc Nữ Hoàng đó là nấm, thối thân. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bệnh này do đa phần các anh em chơi cá hay thả chung với nhau dẫn tới việc chúng đá.nh nhau gây nên các viết thương, kết hợp với nguồn nước bẩn, các loại vi khuẩn lúc này rất dễ để tấn công.
Đục mắt cá: đây cũng là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở dòng cá lóc cảnh.
- Cá stress: cá bị stress cho hoảng sợ, môi trường nuôi hẹp kết hợp với hồ nuôi có trải nền đá, sỏi, cát… Cá sẽ thường xuyên ủi đầu xuống nền gây nên các tổn thương về mắt.
- Cá được nuôi chung cách nhau vách ngăn kính, chúng sẽ thường xuyên cà mắt, mặt vào thành kính để khè nhau, gây nên hiện tượng mắt bị trầy xước.
Gía của cá Lóc Nữ Hoàng:
Gía trị của Cá Lóc Nữ Hoàng cũng như các dòng cá cảnh khác, các đường nét hoa văn họa tiết trên thân cá, body của cá, quyết định rất nhiều giá thành của cá. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam hiện tại các cửa hàng bán cá Lóc Cảnh Nữ Hoàng được định giá cá với mức 100.000vnd/1cm cá Lóc Nữ Hoàng (tính theo thời điểm hiện tại 22/5/2022).
Đặc biệt hơn nữa là đối với những dòng Nữ Hoàng mắt đỏ albino sẽ có giá trị cao hơn các dòng mắt đen thông thường. Gía của dòng Cá Lóc Nữ Hoàng mắt đỏ ruby phụ thuộc vào việc thương lượng giữa 2 bên người mua và người bán.