Business Model Canvas là gì? 9 yếu tố quan trọng của BMC

Bạn đang thắc mắc về công cụ Business Model Canvas là gì? Cách ứng dụng mô hình bán hàng Canvas như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên và đồng thời cung cấp một số mẫu về Business Model Canvas để bạn có thể tham khảo. Hãy xem bài viết ngay nhé!

>>> CLICK NGAY:

1. Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas là gì? Business Model Canvas (BMC) là công cụ bán hàng được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigeur. BMC được mô tả là một mô hình kinh doanh bao gồm 9 thành tố ứng với 9 trụ cột hình thành nên một tổ chức doanh nghiệp.

business model canvas là gì

Chức năng chính của Business Model Canvas là cung cấp thông tin và phân tích tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng mô hình kinh doanh Canvas nhằm hỗ trợ quá trình phân tích tình hình nội bộ và tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề tạo lợi nhuận.

>>> XEM THÊM: SLA là gì? 3 gợi ý giúp triển khai SLA hiệu quả

2. 9 yếu tố trong Business Model Canvas là gì?

9 yếu tố trong Business Model Canvas cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về ý tưởng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy những yếu tố trong Business Model Canvas là gì?

  • Phân khúc khách hàng: Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng. Những đối tượng này có thể là thị trường ngách (niche market), thị trường đại chúng (mass market), thị trường hỗn hợp (multi – sided market).
  • Giải pháp giá trị: Các giá trị được doanh nghiệp đưa ra bắt buộc phải dựa trên căn cứ nhu cầu và vấn đề của đối tượng khách hàng. Tức là doanh nghiệp cần bán sản phẩm mà khách hàng cần.
  • Các kênh truyền thông: Đây là cách thức đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Các kênh truyền thông phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng là kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…), kênh bán hàng trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng, điểm bán hàng trực tiếp)…
  • Quan hệ khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định các mối quan hệ muốn thiết lập. Đồng thời doanh nghiệp phải phát triển và duy trì mối quan hệ này với các đối tượng khách hàng.
  • Dòng doanh thu: Đây là yếu tố mô tả nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các đối tượng khách hàng.
  • Nguồn lực chính: Nguồn lực chính là tài nguyên chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Để tạo ra được các giá trị đã nêu trên, bạn cần phải có nguồn lực chính để duy trì việc kinh doanh. Đó có thể là những nguồn lực tri thức, nguồn lực vật lý, nhân lực và tài chính.
  • Hoạt động chính: Đây là yếu tố mô tả các hoạt động phát triển, sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ đến với phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng cần triển khai để duy trì việc kinh doanh.
  • Đối tác chính: Đây là yếu tố mô tả các đối tác, tổ chức hoặc các nhà cung cấp sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển kinh doanh. Các đối tác chính bao gồm đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau…
  • Cơ cấu chi phí: Yếu tố này mô tả các chi phí mà doanh nghiệp cần có để duy trì và phát triển kinh doanh.

business model là gì

>>> ĐỌC THÊM: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

3. Ứng dụng của mô hình bán hàng Canvas

Mô hình bán hàng Canvas thường được in trên một tờ giấy lớn để một đội nhóm có thể cùng suy nghĩ và thảo luận về các yếu tố trong kinh doanh. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp nhân viên kinh doanh phát triển tư duy, sáng tạo, thảo luận và đo đạc mọi thứ một cách hiệu quả. Vậy những ứng dụng của mô hình bán hàng Business Model Canvas là gì?

  • Xây dựng và phát triển kế hoạch.
  • Bản đồ theo dõi và đo lường hiệu quả KPI.
  • Vũ khí để thấu hiểu đối thủ.
  • Quản lý và định hướng kinh doanh bằng danh mục mô hình bán hàng.
  • Cải tiến kinh doanh bằng cách thiết kế, thử nghiệm và tạo động lực tăng trưởng mới.
  • Vườn ươm những ý tưởng mới.
  • Đồng cảm với mô hình của đối tác và khách hàng.
  • Chuỗi liên kế bộ máy quản trị.
  • Định hướng tầm nhìn công ty.
  • Ngôn ngữ kinh doanh chung.
  • Tổ chức hệ thống vận hành.
  • Ra quyết định đầu tư.
  • Sáp nhập và mua lại (M&A).
  • Chiến lược rút lui (IPO, mua lại).

business model canvas là gì

>>> ĐỌC THÊM: Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing

4. Những lý do nên sử dụng Business Model Canvas là gì?

Mô hình bán hàng Canvas đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Nếu bạn vẫn còn phân vân có nên áp dụng mô hình này hay không thì hãy đọc ngay những lợi ích mà Business Canvas Model đem lại ở qua nội dung dưới đây.

  • Tư duy trực quan: BMC giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan về các mục tiêu kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Các thông tin và bản phân tích được sắp xếp gọn gàng, theo một trình tự hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra vấn đề ảnh hưởng đến công ty.
  • Nhanh chóng, tiện lợi: Các doanh nghiệp có thể in mô hình Canvas ra một tờ giấy hoặc áp phích để các nhân viên có thể dán giấy nhớ chứa từ khóa lên đó. Việc này sẽ giúp nhân viên có thể dễ dàng theo dõi được những ảnh hưởng của các từ khóa đến mô hình kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
  • Nắm được mối quan hệ giữa 9 trụ cột: Các doanh nghiệp có thể nắm bắt được mối liên hệ giữa 9 trụ cột và các biện pháp có ích khác thông qua BMC. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất hoạt động và nắm bắt được cơ hội cải tiến mới cho công ty.
  • Lưu thông đơn giản: BMC là công cụ di động nên rất thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc truy cập và chia sẻ các thông tin mọi nơi, mọi lúc dễ dàng.

business model canvas là gì

>>> ĐỌC THÊM: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả

5. Những ưu điểm của Business Model Canvas là gì?

Hiện nay, bất cứ ai muốn kinh doanh hiệu quả thì đều phải xây dựng doanh nghiệp dựa trên mô hình Canvas. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của BMC đã khiến các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp tin dùng mô hình bán hàng này.

  • Tập trung: Hiện nay, các doanh nghiệp đã loại bỏ hơn 50+ trang nội dung trong chiến lược kinh doanh truyền thống vì BMC đã giúp họ tập trung vào những mục tiêu, nội dung thúc đẩy phát triển công ty.
  • Linh hoạt: Khi sử dụng mô hình này, mọi thứ sẽ được ghi trên một trang giấy. Do đó, mọi người trong doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng chỉnh sửa và thử mọi thứ.
  • Bài bản: Do được trình bày trên một trang giấy, nên mọi người có thể dễ dàng hiểu được mô hình kinh doanh của bạn.

the business model canvas là gì

>>>> XEM THÊM: Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu

6. Một số mẫu ví dụ về Business Canvas Model

Business Canvas Model hiện đang là mô hình bán hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đa số những doanh nghiệp khi sử dụng MBC đều thành công và luôn phát triển bền vững như Apple, Facebook, BMW, Uber, NIKE… Để có thể áp dụng mô hình này hiệu quả, bạn hãy tham khảo những mẫu BMC của các doanh nghiệp nổi tiếng sau đây.

business canvas model là gì
business model canvas là gì
canvas model là gì
business model canvas là gì
mục đích chính của business model canvas là gì

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Business Model Canvas là gì. Ngoài ra, để có thể kinh doanh hiệu quả thì bạn cần phải có một phần mềm quản trị doanh nghiệp phù hợp. Vì vậy, bạn hãy truy cập vào website fastdo.vn để được Fastdo tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm quản trị nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: [email protected]
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

4.9/5 – (62 bình chọn)