Business intelligence là gì? Công việc cụ thể ra sao?
Business Intelligence (BI) ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú ý và đầu tư trong những năm gần đây. Thực chất Business Intelligence là gì? Có cần thiết phải học BI hay không? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Business Intelligence là gì? Vai trò của BI trong doanh nghiệp
Business Intelligence (BI) có thể tạm hiểu là “trí tuệ doanh nghiệp” – thuật ngữ chỉ quá trình doanh nghiệp quản lý, phân tích và tối ưu hiệu quả kinh doanh từ nguồn dữ liệu của mình.
Đây là khái niệm tương đương với Business Analytics, tuy nhiên trong thực tế, có khá nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách mỗi doanh nghiệp ứng dụng Business Intelligence vào quá trình phát triển. Chẳng hạn như, Business Intelligence là:
- Hệ kỹ năng, quy trình của doanh nghiệp để hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu.
- Công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.
- Hay các ứng dụng và công nghệ giúp dữ liệu doanh nghiệp thành hành động.
Tóm lại là, dù với hình thức nào, bản chất của Business Intelligence vẫn là phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để khai phá tri thức và tối ưu lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. Triển khai BI hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có một cách nhìn toàn cảnh về sự phát triển của mình, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng lúc như đổi cơ cấu KPI, bao bì sản phẩm hoặc hệ thống lại kênh truyền thông…
Vì vậy các hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System -DSS). Một doanh nghiệp với quá trình và phòng ban BI hoàn thiện chắc chắn sẽ phát triển bền vững và nổi bật so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Công việc của ngành Business intelligence là gì?
Để ứng dụng Business Intelligence, doanh nghiệp cần xây dựng những quy trình chặt chẽ, được thực hiện bởi một đội ngũ business intelligence analyst chuyên nghiệp. Quá trình này sẽ diễn ra theo mô hình 3 bước dưới đây:
Bước 1: Thu thập dữ liệu nguồn
Đầu tiên, phòng Business intelligence phải tiến hành thu thập những dữ liệu thô như doanh thu bán hàng, thông tin thị trường hay chỉ số tương tác với khách hàng… Những dữ kiện này sau đó sẽ được tổng hợp và chuyển đổi trực quan để dễ sử dụng hơn.
Tất nhiên, dữ liệu được thu tập phải đa dạng và đến từ những nguồn uy tín để thể hiện được cái nhìn chính xác và khách quan nhất. Nguồn thu thập dữ liệu khá đa dạng, bao gồm:
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
- Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP)
- Web Logs: Các dữ liệu liên quan đến hoạt động của khách hàng trên web hoặc thương mại điện tử của công ty.
- Cơ sở giao dịch dữ liệu: Dữ liệu về các giao dịch thương mại hiện tại của công ty
- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
Và nhiều công cụ, cơ sở dữ liệu bên ngoài khác nữa.
Bước 2: Xử lý và lưu trữ dữ liệu
Khi đã có đủ dữ liệu, việc tiếp theo của hân viên BI là chuyển đổi, phân loại và lưu trữ chúng vào các kho dữ liệu riêng biệt với quy trình ELT (Extract, Load, Transform).
- Extract (trích xuất): Sao chép dữ liệu cần thiết từ các hệ thống nguồn để đảm bảo hệ thống nguồn không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sau này.
- Transform (biến đổi): “Dịch” hoặc tách nhỏ những dữ liệu đã được trích xuất thành dạng ngôn ngữ, thông tin có thể lưu trữ và sử dụng được.
- Load (nhập): Đưa những dữ liệu đã được biến đổi vào kho dữ liệu (data warehouse)
Để kho lưu trữ không bị quá tải, nhân viên BI cũng phải thường xuyên theo dõi và tiêu huỷ những dữ liệu không còn giá trị sử dụng để nhường chỗ cho những số liệu quan trọng hơn. Sắp xếp kho dữ liệu càng hợp lý thì quy trình truy cập dữ liệu của doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng.
Bước 3: Trích xuất và phân tích
Đây là bước quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu để tìm ra những thay đổi trong hành vi của khách hàng và tình hình kinh doanh. Chính từ các thay đổi này, những bộ óc có tư duy phân tích và xác định vấn đề già dặn chỉ điểm ra những thứ doanh nghiệp đang đối mặt, dù là cơ hội hay thử thách. Tiếp đến, các chiến lược gia của công ty sẽ xem xét và đưa ra những giải pháp để tối ưu hoá kết quả kinh doanh.
Tương lai phát triển của nghề Business Intelligence Analyst
Business Intelligence Analyst là nghề luôn thiếu nhân tài. Vào thời điểm tất cả các doanh nghiệp đều chạy đua số hoá toàn bộ hệ thống, việc nắm giữ và khai thác thông tin từ data là bí quyết chiến thắng trên thị trường. Do đó, chuyên viên trong phòng ban Business Intelligence, hay còn gọi là Business intelligence analyst đang là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và nhiều người theo đuổi.
Các công ty cũng đang ráo riết xây dựng bộ phận thu thập và phân tích dữ liệu với hy vọng triển khai các/ chiến lược bức phá trong cuộc chiến dẫn đầu thị phần. Những tập đoàn toàn cầu đều đang sử dụng mạnh mẽ cơ sở dữ liệu khổng lồ của họ cho hoạt động kinh doanh, điển hình là Grab, Lazada, Tiki, Shopee, FPT, Momo…
Không chỉ thế, Business Intelligence Analyst còn mang lại rất nhiều cơ hội việc làm quốc tế. Bạn có thể trở thành chuyên gia BI trong nước với mức thu nhập ‘đáng khao khát’ lẫn tìm kiếm cơ hội ở các công ty lớn toàn cầu. Khi trở thành một Business Intelligence Analyst, khả năng định cư sau ở các quốc gia khác cũng dễ dàng hơn (định cư theo diện chuyên gia).
Làm sao để trở thành business intelligence analyst
Để theo đuổi nghề business intelligence, bạn bắt buộc cần có những kỹ năng nền tảng đa dạng, không chỉ giới hạn ở thống kê, phân tích số. Chẳng hạn như:
- Thành thạo về công nghệ: Việc thu thập, trích xuất và lưu trữ dữ liệu được tối ưu bởi rất nhiều công cụ và ứng dụng công nghệ. Điều này yêu cầu ở bạn sự nhạy bén và không ngại tìm tòi để vận dụng các công nghệ mới nhất.
- Kỹ năng mềm: Tổ chức và quản lý dữ liệu thông minh, trình bày số liệu trực quan, giải thích và thuyết phục khách hàng/cấp trên là những kỹ năng mềm bắt buộc phải có khi trở thành business intelligence analyst
- Khả năng đọc và phân tích dữ liệu: Đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với phòng ban Business Intelligence. Để làm được điều này, không chỉ là kinh nghiệm đọc dữ liệu, bạn cần phải quan sát, nắm bắt và thấu hiểu được những gì người khác cần, cụ thể là khách hàng hoặc đối tác.
BI Analyst là công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi nền tảng học thuật phải vững, tiếp xúc nhiều với ngành hàng, sản phẩm, khách hàng. Vì vậy, công việc này phù hợp với những người đã có kinh nghiệm sống dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh như các nhà quản lý, chuyên gia, cố vấn chiến lược hoặc nhân viên business development (BD).
Học business intelligence analytics ở đâu?
BADT là chương trình thạc sĩ phân tích kinh doanh và chuyển đổi số được phát triển riêng cho những nhân sự đã có kinh nghiệm ít nhất 5 năm tại các doanh nghiệp, tập đoàn. Trọng tâm chương trình không đặt nặng vào vấn đề thống kê, kỹ năng lập trình. Thay vào đó chương trình được thiết kế để cung cấp cho người học các kỹ năng và kiến thức sử dụng phân tích, giải thích kinh doanh, tạo đòn bẩy tăng trưởng bền vững.
Chương trình cũng là chất xúc tác để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp khi kết hợp các đề tài về tư duy nhanh trong thời đại 4.0.
Với chương trình PM BADT, học viên được cung cấp các kỹ năng cần thiết để trở thành Business Intelligence với những bài học về phân tích kinh doanh và đưa ra quyết định. Những nền tảng từ PM BADT sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ bối cảnh và đưa ra quyết định tối ưu trong công cuộc chuyển đổi số.
Để đưa ra những quyết định đúng nhất cho bản thân lẫn doanh nghiệp, hãy tham khảo ngay khóa học Phân tích kinh doanh và chuyển đổi số của SOM. Để lại thông tin vào form bên dưới để được đội ngũ SOM sẽ liên hệ và tư vấn sớm nhất nhé!