Business Development Manager là gì? Yêu cầu & công việc của BDM
Mục lục
Bạn là người học kinh doanh, bạn yêu thích cũng như nhạy bén với các con số. Bạn đang tìm kiếm công việc quản lý phát triển kinh doanh như chưa hiểu rõ nhiều về ngành nghề này? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Business Development Manager là gì, làm những gì và yêu cầu những gì để từ đó có định hướng phát triển nghề nghiệp cho mình.
Mục Lục
1. Business Development Manager là gì?
Hiểu ra tiếng Việt có nghĩa là vị trí quản lý phát triển kinh doanh. Là những người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động kinh doanh, họ phải biết cách xác định triển vọng bán hàng và đánh giá khách hàng tiềm năng, lên các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, đồng thời duy trì mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với khách hàng.
Business Development Manager là vị trí quản lý phát triển kinh doanh
Mỗi một vị trí này sẽ có một nhiệm vụ cũng như vai trò khác nhau nhưng nhìn chung thì họ cần phải tìm kiếm khách hàng mới, đưa ra ý tưởng để thu hút khách hàng mới và cập nhật thông tin về thị trường nền tảng / địa kỹ thuật và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Vai trò liên quan đến sự phối hợp tích cực giữa tất cả các bên liên quan (nội bộ và bên ngoài) và đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt giữa các cá nhân vì vậy bạn cần phất biệt được lãnh đạo và quản lý.
2. Trách nhiệm của Business Development Manager
– Thiết lập mối liên hệ với khách hàng tiềm năng để tạo cơ hội kinh doanh mới.
– Giữ cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và thực hiện cuộc gọi / chuyến thăm cho các đầu mối kinh doanh mới.
– Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại từ đó đưa ra những dự đoán về hướng đi, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
– Tham gia các đề xuất thương mại và nộp hồ sơ dự thầu để có nhiều kiến thức hơn.
– Thuyết phục và thương lượng với khách hàng về các đề xuất được đệ trình để nhận được hợp đồng.
– Duy trì kiến thức về tất cả các sản phẩm địa kỹ thuật và kiến thức thực hiện rộng rãi của các công trình.
– Đưa ra chiến lược kinh doanh để đổi mới kinh doanh khi cần thiết
– Tư vấn và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng khi cần thiết
– Đàm phán đánh giá về sản phẩm với nhà cung cấp cũng như với khách hàng.
– Liên lạc và làm việc trực tiếp với bộ phận kho bãi hậu cần
– Quản lý giám sát nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân viên cấp dưới.
– Báo cáo kết quả hoạt động cho các lãnh đạo cao cấp hơn
3. Yêu cầu công việc đối với Business Development Manager
Nếu bạn muốn trở thành một Business Development Manager tài giỏi và có chỗ đứng trong công ty, có tiếng nói thì bạn cần phải trau dồi cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây để đáp ứng được yêu cầu của công việc:
– Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ngoại giao và kỹ năng thuyết phục tốt, nắm rõ các quy trình đánh giá nhân viên.
– Khả năng lãng đọa teamwork.
– Có khả năng quản lý thời gian, con người và biết lên kế hoạch.
– Ngoại ngữ và tin học văn phòng thành thạo.
– Nhạy bén với thị trường và chịu khó tìm hiểu và quan sát.
– Hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh nền tảng của doanh nghiệp, các hành động hoặc chiến lược khác nhau có thể tác động đến lợi nhuận và dòng tiền như thế nào.
– Có kiến thức về xử lý hồ sơ dự thầu và xây dựng chiến lược đấu thầu, đề xuất giải pháp, phối hợp với đội kỹ thuật.
– Bạn phải có khả năng áp dụng các kiến thức địa kỹ thuật và đạt được kết quả đầu ra như mong đợi khi áp dụng vào công việc
– Chuẩn bị và xem xét các tài liệu kỹ thuật (Báo cáo, Tài liệu) cho các mục đích đấu thầu, xây dựng thương hiệu và tiếp thị.
Nghề này yêu cầu rất cao trong công việc
– Có động lực và đam mê để hoàn thành mục tiêu, phấn đấu cải tiến công việc hiệu quả hơn
– Xác định các hoạt động bán hàng mới và thị trường tiềm năng và tham gia vào việc đảm bảo hoạt động kinh doanh cho công ty.
– Biết cách chuẩn bị các đề xuất hiệu quả, thuyết trình về các cơ hội phát triển kinh doanh với khách hàng và thuyết phục để đạt được doanh nghiệp.
– Biết cách mô tả và thu hút khách hàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng, cung cấp câu trả lời cho những rào cản ngắn hạn và chủ động tạo ra các giải pháp dài hạn để hướng tới thành công của khách hàng.
– Thường xuyên tương tác với khách hàng, hiểu các vấn đề và yêu cầu của họ và xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng.
4. Các công việc liên quan đến Quản lý phát triển kinh doanh
– Sale Manager (Quản lý bán hàng): Người này có trách nhiệm dẫn dắt một nhóm nhân viên bán hàng, hướng dẫn và đạo tạo cố vấn họ, thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch bán hàng và phân thích dữ liệu, báo cáo.
– Account Executive (Nhân viên phòng khách hàng): Nhân viên phòng khách hàng làm việc trong nhiều lĩnh vực, giúp công ty phát triển bằng cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chốt doanh số, hỗ trợ khách hàng hiện tại và xây dựng chiến lược bán hàng.
– Sales Representative (Đại diện bán hàng): Đại diện bán hàng trình bày và bán sản phẩm/dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Họ liên hệ với người mua tiềm năng, trình bày sản phẩm và dịch vụ, trả lời câu hỏi, thảo luận về giá cả.
5. Mức lương của Business Development Manager
Theo thống kê từ các kênh tuyển dụng, mức lương hiện tại cho vị trí quản lý phát triển kinh doanh tại Việt Nam trung bình khoảng 20 triệu vnd/tháng. Trong đó, mức lương phổ biến nhất sẽ từ 15 triệu trở lên. Khi đạt được kết quả tốt và duy trì ở mức ổn định, mức lương có thể lên tới 400 triệu/1 năm. Với những công ty có chế độ đã ngộ tốt, bạn sẽ được nhận thêm các khoản hoa hồng, khoản thưởng doanh thu.
6. Một số lưu ý về chức vụ Business Development Manager
Để có thể ứng tuyển được vị trí quản lý phát triển kinh doanh hay quản lý phát triển doanh nghiệp thì bạn cần tối thiểu có bằng cử nhân về các lĩnh vực kinh tế, quản lý hay marketing. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn những điều trên để làm yêu cầu tối thiểu lọc CV thậm chí nếu có quá nhiều CV thì họ sẽ ưu tiên những CV có kinh nghiệm và trình độ cao hơn, không những thế bạn cũng cần phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương ứng hay hoạt động trong lĩnh vực bán hàng.
Công việc yêu cầu kinh nghiệm và bằng cấp vượt trội
Thêm nữa, nếu bạn theo lĩnh vực quản lý phát triển kinh doanh thì ngoài Business Development Manager bạn có thể theo đuổi các công việc tương ứng như:
– Sales Manager: Bạn sẽ làm quản lý bán hàng quản lý một đội nhóm nhân viên bán hàng, chỉ dẫn công việc cho nhân viên.
– Account Executive: Bạn sẽ làm vị trí nhân viên phòng khách hàng giúp công ty tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, chốt doanh số, hỗ trợ khách…
– Sale Representative: Đây là công việc đại diện bán hàng và bán sản phẩm, bạn sẽ kết nối với người mua và trình bày sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng.
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin về Business Development Manager là gì và chia sẻ cho các bạn những vị trí khác liên quan đến lĩnh vực quản lý. Bạn đọc tham khảo thêm các khoá học marketing online để có thêm nhiều kiến thức cũng như các vị trí.
Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người.
Đánh giá :
Tags:
Marketing