Business development manager là gì? Mô tả công việc chi tiết – Miko Tech

Business development manager được xem là chức vụ giữ vai trò quan trọng, phụ trách nhiều hoạt động của công ty. Do đó, vị trí này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và nhiều kỹ năng để đảm đương công việc.

Vậy thì, Business development manager là gì? Vai trò và trách nhiệm của Business development manager là gì? Bên cạnh đó, chi tiết công việc của Business development manager ra sao và cần có chuyên môn, kỹ năng như thế nào?

Hãy đọc ngay bài viết Business development manager là gì? Mô tả công việc chi tiết của Miko Tech ngay sau đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

Business development manager là gì?

Business development manager (viết tắt là BDM) có nghĩa là Giám đốc phát triển kinh doanh. Đây là vị trí quản lý cấp cao của công ty và cũng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận kinh doanh.

Khái niệm của Business development manager là gì?Khái niệm của Business development manager là gì?Khái niệm của Business development manager là gì?

Business development manager là người đưa ra phương hướng và dự án phát triển kinh doanh cho toàn công ty. Bao gồm các công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, ký kết hợp đồng,..

Tùy theo cách thức tổ chức mà vị trí này đảm nhiệm các công việc khác nhau. Thông thường, Business development manager sẽ là người kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, đồng thời, là cầu nối giữa ban lãnh đạo với nhân viên.

Vai trò, trách nhiệm của Business development manager là gì?

Vai trò

Vai trò, trách nhiệm của Business development managerVai trò, trách nhiệm của Business development managerVai trò, trách nhiệm của Business development manager

Qua phần khái niệm về BDM chắc bạn cũng đã phần nào hình dung ra được vai trò của Business Development Manager đối với doanh nghiệp. Cụ thể, BDM có những vai trò như sau:

  • Giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách tìm kiếm cơ hội mới, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các cuộc hẹn cho giám đốc bán hàng.
  • Đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xây dựng các hồ sơ thầu, thúc đẩy bán hàng trong thị trường mới bằng cách nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh. Chiến lược phải độc đáo, hợp thời đại, tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng.
  • Quản lý và tổ chức đội ngũ kinh doanh bán hàng, nắm bắt và triển khai những phương pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng của đội ngũ nhân viên cũng như phát huy năng lực của họ trong công việc.
  • Xây dựng được đội ngũ bán hàng vững mạnh vì đây chính là gương mặt đại diện cho cả doanh nghiệp với khách hàng, đồng thời, giám sát, đảm bảo cho nhân viên đi đúng kế hoạch, yêu cầu công việc và mục tiêu đề ra.

Trách nhiệm

Nhìn chung, BMD là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty, xác định triển vọng bán hàng và khách hàng tiềm năng, quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể, trách nhiệm của một BDM bao gồm:

  • Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh sau này.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng cũng như các đối tác kinh doanh.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, triển khai thực hiện các quy trình nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
  • Định hướng triển vọng kinh doanh bằng cách xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và thị trường mới.
  • Xây dựng chiến lược Marketing.

Mô tả công việc chi tiết

Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của vị trí Business development manager trong doanh nghiệp mà họ có khối lượng công việc khá lớn. Sau đây, Miko Tech sẽ mô tả chi tiết các công việc của một BDM, cụ thể:

Xây dựng, triển khai các chiến lược kinh doanh

BDM là người xây dựng, triển khai các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Họ cần đảm bảo các kế hoạch triển khai theo đúng định hướng và mục đích đề ra để kinh doanh hiệu quả nhất.

BDM sẽ xây dựng, triển khai các chiến lược kinh doanhBDM sẽ xây dựng, triển khai các chiến lược kinh doanhBDM sẽ xây dựng, triển khai các chiến lược kinh doanh

Các chiến lược này cần đảm bảo 2 yếu tố:

  • Tăng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cho công ty
  • Đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty.

Nghiên cứu các thị trường mới

BDM có vai trò nghiên cứu thị hiếu khách hàng và nhu cầu thị trường, tìm ra các thị trường mới. Cụ thể, họ sẽ xác định các cơ hội kinh doanh mới và phương pháp để tối ưu hóa vai trò của một doanh nghiệp trên thị trường hiện có.

Các cơ hội kinh doanh có thể ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm lĩnh vực tăng trưởng, xu hướng, cơ hội hợp tác, thiết kế sản phẩm và gia nhập thị trường mới… Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đào tạo, lãnh đạo đội ngũ nhân viên

BDM là người đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR, quan hệ khách hàng… Do đó, họ có nhiệm vụ quản lý, dẫn dắt, định hướng hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp.

BDM là người lên kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh cho công ty để đảm bảo các chiến lược diễn ra thuận lợi và tốt nhất. Ngoài ra, BDM cũng chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự khi cần thiết.

Việc giám sát các nhân viên cấp dưới để đảm bảo các công việc diễn ra đúng tiến độ cũng là công việc quan trọng của BDM. Đồng thời, BDM là người xét duyệt các kế hoạch làm việc, KPI của từng phòng, ban kinh doanh theo tuần, tháng.

Xây dựng quan hệ với đối tác

Để có thể phát triển vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp không thể thiếu các mối quan hệ kinh doanh. Mối quan hệ này bao gồm quan hệ với khách hàng và với các đối tác, doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.

BDM xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng với giá thành ưu đãi nhất. Đồng thời, BDM sẽ đàm phán với các đại lý, nhà phân phối về giá thành, chính sách phân chia lợi nhuận.

BDM sẽ là người duy trì các mối quan hệ lợi ích này. Từ đó, các mối quan hệ sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng

Để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp, BDM phải chủ động thiết lập các mối quan hệ và tương tác với khách hàng. Thông qua đó, bạn cũng có thể nhận phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và cải thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàngXây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàngXây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng

Ngoài ra, BDM sẽ tìm kiếm các nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó, họ sẽ làm việc và phối hợp cùng bộ phận truyền thông để đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhắm tới khách hàng tiềm năng để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong bộ máy tổ chức

Nhiệm vụ của một BDM thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, bạn phải có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban, các bộ phẩn để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, BDM sẽ tổng hợp hiệu suất kinh doanh theo tuần, tháng, quý và báo cáo với cấp quản lý cao hơn. Các dữ liệu này cũng là cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh, các vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp.

Từ đó, BDM sẽ đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời và phù hợp để đảm bảo quá trình kinh doanh của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp vận hành một cách chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả tối đa.

Cập nhật công nghệ mới và vạch ra chiến lược phù hợp

Sự phát triển của công nghệ tác động lớn đến hành vi mua hàng và tương tác của người mua với doanh nghiệp. Do đó, BDM luôn phải thấu hiểu những tiện ích về công nghệ để xây dựng các kênh phân phối, tiếp thị hiệu quả.

Yêu cầu đối với Business development manager

Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Vị trí BDM liên quan đến ngành quản trị kinh doanh hay ngành quản trị doanh nghiệp. Vì thế, ứng viên thường là người tốt nghiệp chuyên ngành này hoặc ngành liên quan khác trong khối ngành kinh tế.

Yêu cầu đối với Business development manager Yêu cầu đối với Business development manager Yêu cầu đối với Business development manager

Bên cạnh đó, có kinh nghiệm ở những vị trí tương đương, có thành tích công việc tốt hay đã từng làm công việc nhân viên kinh doanh… cũng là một lợi thế. Cụ thể, bị trí BDM yêu cầu như sau: 

  • Tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, marketing hoặc các ngành học liên quan khác.
  • kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hoặc những vị trí việc làm tương đương.
  • Nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt là khả năng nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
  • Hiểu biết và sử dụng thành thạo các loại phần mềm CRM, các kỹ năng tin học văn phòng.

Yêu cầu về kỹ năng

1. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với BDM. Bởi vì BDM không chỉ tham gia đàm phán với các đối tác trên thương trường mà còn trực tiếp triển khai những ý tưởng, chiến lược kinh doanh đến thành viên trong công ty.

Bên cạnh đó, kỹ năng lãnh đạo và teamwork cũng là yếu tố quan trọng của một BDM. Đồng thời, BDM phải biết tổ chức tốt, lựa chọn và dành sự quan tâm vào vấn đề trọng yếu, thiết lập và chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh, có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía đối tác và khách hàng. Nhiệm vụ của BDM là phải nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề và kịp thời đưa ra hướng giải quyết, xử lý phù hợp.

3. Kỹ năng nắm bắt xu thế thị trường

Kỹ năng này đảm bảo BDM nhạy bén với thị trường, chịu khó tìm hiểu và quan sát thị trường để nắm bắt xu thế mới nhất để đưa vào chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, BDM cũng cần có khả năng đọc vị khách hàng tốt.

4. Kỹ năng thuyết trình

Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết để quản lý phát triển kinh doanh trao đổi, truyền đạt kế hoạch, dự án cho cấp dưới thực hiện tốt. Vì vậy, để đảm nhận công việc này thì ứng viên phải có kỹ năng thuyết trình vượt trội.

5. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học và kỹ thuật

Ngoại ngữ tốt, thành thạo tiếng Anh là lợi thế lớn đối với ứng viên cho vị trí BDM. Bên cạnh đó, BDM cần có ỹ năng tin học Thành thạo Microsoft Word, Excel, PowerPoint và các phần mềm phân tích thống kê.

Quá trình sử dụng, hợp tác, khách hàng sẽ có những yêu cầu mới về kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ. Do đó, BDM phải có kỹ năng kỹ thuật cần thiết để hiểu và đề xuất cải tiến sản phẩm hoặc đưa ra giải pháp khi cần thiết.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về Business development manager là gì? Vai trò và trách nhiệm của Business development manager là gì? Bên cạnh đó, công việc chi tiết và các kỹ năng cần có cũng đã được thể hiện đầy đủ.

Miko Tech hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.