Business development manager là gì?
Business development manager là vị trí mà bất cứ nhân viên nào cũng phấn đấu để đạt được trong sự nghiệp. Đây được xem là chức vụ có vai trò quan trọng và phụ trách nhiều hoạt động của công ty. Vậy để đạt được vị trí này bạn cần rèn luyện những tố chất và kỹ năng nào? Những công việc mà một BDM phải thực hiện cụ thể ra sao? TopCV sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên chính xác nhất trong bài viết hôm nay.
Mục Lục
Business development manager là gì?
Business development manager trong tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc phát triển kinh doanh. Đây là vị trí quản lý cấp cao trong một công ty, là người đưa ra phương hướng và dự án phát triển kinh doanh của tổ chức.
Họ cũng là vị trí đứng đầu và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận kinh doanh. Bao gồm các công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, ký kết hợp đồng,..
Business development manager là vị trí quản lý cấp cao trong một công ty
Công việc Business development manager có vai trò rất quan trọng. Tùy theo mỗi doanh nghiệp mà vị trí này đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tuy nhiên điểm chung ở tất cả các doanh nghiệp là Giám đốc phát triển kinh doanh sẽ là người kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đồng thời, BDM cũng là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty với nhân viên trong bộ phận kinh doanh.
Công việc của một Business development manager là làm gì?
Có thể thấy Business development manager là vị trí quan trọng và đảm nhiệm rất nhiều công việc trong một doanh nghiệp. Vậy cụ thể công việc của một Business development manager là làm gì? Dưới đây là bản mô tả công việc của một BDM giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về vị trí này:
Xây dựng các chiến lược kinh doanh
BDM là người sẽ xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phát triển bền vững. Các chiến lược này cần đảm bảo 2 yếu tố: đem lại doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cho công ty và đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Triển khai kế hoạch kinh doanh
Ngoài việc xây dựng kế hoạch thì BDM cũng là người đảm nhiệm việc triển khai các kế hoạch này. Họ cần đảm bảo các kế hoạch triển khai theo đúng định hướng và mục đích đề ra để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tìm kiếm các thị trường mới
Thông qua nghiên cứu thị hiếu khách hàng và nhu cầu thị trường, Business development manager sẽ phải tìm ra các thị trường ngách mới cho công ty. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh và sống sót cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt.
BDM chịu trách nhiệm tìm kiếm ý tưởng, lên kế hoạch, chiến lược và vận hành các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường ngách thì BDM cũng là người đảm nhiệm việc tìm kiếm các nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó họ sẽ làm việc và phối hợp cùng bộ phận Truyền thông để đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhắm tới khách hàng tiềm năng để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.
Đàm phán với các đối tác
BDM thực hiện trao đổi với các nhà cung cấp để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng với giá thành ưu đãi nhất. Đồng thời nếu sản phẩm hoàn thiện thì BDM sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với các đại lý, nhà phân phối về giá thành và chính sách phân chia lợi nhuận.
Xây dựng các mối quan hệ
Tất nhiên để có thể phát triển vững chắc trên thị trường không thể thiếu các mối quan hệ kinh doanh. Mối quan hệ này bao gồm quan hệ với khách hàng và với các đối tác, doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. BDM sẽ là người xây dựng và duy trì các mối quan hệ lợi ích này, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.
Đào tạo nhân viên
BDM là người lên kế hoạch đào tạo, training đội ngũ nhân viên kinh doanh cho công ty để đảm bảo các chiến lược diễn ra thuận lợi và tốt nhất. Ngoài ra BDM cũng chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự khi cần thiết.
BDM cũng chịu trách nhiệm đào tạo, giám sát các cấp nhân viên dưới quyền
Giám sát nhân viên
Giám đốc phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm giám sát các nhân viên cấp dưới để đảm bảo các công việc diễn ra đúng tiến độ. Đây cũng là người xét duyệt các kế hoạch làm việc, KPI của từng phòng, ban kinh doanh theo tuần, tháng.
Báo cáo với cấp trên
BDM thực hiện tổng hợp hiệu suất kinh doanh theo tuần, tháng, quý và báo cáo với cấp quản lý cao hơn. Các dữ liệu này cũng là cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh, các vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời và phù hợp để đảm bảo quá trình kinh doanh của tổ chức.
Những tố chất cần có để trở thành một BDM giỏi
Từ mô tả công việc Business development manager trên, bạn có thể thấy rằng vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì vậy những người đảm nhiệm vị trí này thường phải có vốn kiến thức sâu rộng và am hiểu các kỹ năng nghề nghiệp.
Dưới đây là những tố chất cần có để trở thành một Business development manager giỏi. Nếu bạn muốn phát triển nhanh chóng ở vị trí này thì cần chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng và trau dồi kiến thức này.
Am hiểu về nền tảng kinh doanh của tổ chức
Điều này giúp bạn lập các kế hoạch và chiến lược phù hợp và khai thác tối đa nền tảng của công ty. Từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và các dòng tiền đầu tư cho từng sản phẩm, dịch vụ.
Kỹ năng tổ chức tốt
BDM sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc. Vì vậy người làm BDM sẽ phải có kỹ năng tổ chức tốt để có thể sắp xếp công việc theo trình tự hợp lý, những việc trọng yếu sẽ ưu tiên giải quyết trước. Đồng thời BDM cũng cần kỹ năng tổ chức tốt để thiết lập và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu đề ra.
Kỹ năng tổ chức tốt sẽ giúp BDM kiểm soát và sắp xếp giải quyết các công việc quan trọng trước tiên
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu bạn đảm nhiệm bất cứ một vị trí quản lý nào. Như vậy bạn mới có thể trao đổi, truyền đạt kế hoạch cho ban lãnh đạo và cấp dưới hiểu rõ để thực hiện.
Ngoài ra vị trí Business development manager cũng là người tiếp xúc với nhiều khách hàng. Vì vậy vị trí này yêu cầu kỹ năng giao tiếp và thuyết phục rất cao để có thể giúp khách hàng hiểu và đi tới ký kết hợp đồng.
Kỹ năng quản lý
Business development manager sẽ là người quản lý toàn bộ phòng kinh doanh. Kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn kiểm soát các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của phòng ban mình tốt nhất. Nếu một BDM không có kỹ năng quản lý thì phòng kinh doanh sẽ rối loạn, làm việc không có chủ đích và không hiệu quả.
Kỹ năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu ở vị trí ở vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh. Bởi vì trí này sẽ phải tiếp xúc với khách hàng nước ngoài, các đối tác nước ngoài. Nếu không giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.
Trên đây là những tố chất và kỹ năng bạn cần rèn luyện nếu muốn trở thành một Business development manager giỏi. Tuy nhiên điều này không phải là dễ dàng và bạn cần nhiều thời gian để mài giũa chúng. Chính vì vậy khi tuyển dụng cho vị trí này, các doanh nghiệp đều yêu cầu kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn nhất định từ ứng viên.
Tuy nhiên bạn cần tích lũy làm việc trong lĩnh vực kinh doanh ít nhất 3-5 năm để có thể đạt được vị trí BDM
Thông thường, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp từ chuyên ngành này hoặc các khối liên quan khác trong lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, bạn cần có ít nhất từ 3-5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, hoặc từng hoạt động trong lĩnh vực bán hàng.
Mức lương BDM hiện nay là bao nhiêu?
Vị trí Business development manager là quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp. Vì vậy chắc chắn mức lương cho vị trí này sẽ không thấp. Trên thế giới, mức lương trung bình cho vị trí này giao động khoảng từ 2000 USD/tháng. Nếu là tập đoàn với quy mô hoạt động lớn thì mức lương cho vị trí này có thể lên tới 4000 USD/tháng.
Còn tại Việt Nam, mức lương cho vị trí Business development manager tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Theo đó mức lương trung bình cho vị trí này rơi vào khoảng 20-35 triệu/tháng. Đây là mức lương cứng và chưa kể tới khoản hoa hồng từ doanh thu. Còn nếu tính tổng thu nhập cho vị trí BDM thì mức thực nhận hàng tháng có thể tăng lên từ 10 – 50% mức lương cứng.
Mức lương cho vị trí BDM khá cao so với các lĩnh vực khác
Ngoài vị trí BDM thì lĩnh vực kinh doanh còn rất nhiều vị trí mà các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm có thể làm như: Sale Executive, Account Executive, Sales Representative,… Bạn có thể tìm hiểu các yêu cầu cho vị trí Business development manager ngay từ bây giờ và tích lũy kinh nghiệm bằng các công việc trên.
Tìm việc BDM ở đâu?
Vị trí Business development manager là vị trí công việc HOT và được nhiều công ty, doanh nghiệp lớn săn đón hiện nay. Vì vậy trên các trang tìm việc luôn luôn không thiếu các tin tức tuyển dụng nhân sự cho vị trí này. Tuy nhiên tìm việc BDM ở đâu uy tín thì lại là câu hỏi kho với nhiều người.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết tìm việc BDM ở đâu với mức lương hấp dẫn và đầy đủ phúc lợi thì TopCV chính là giải pháp phù hợp nhất cho bạn. Chỉ cần search từ khóa “Business development manager” trên thanh tìm kiếm, bạn sẽ thấy hàng trăm tin tuyển dụng cho vị trí công việc này. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm làm việc mà bạn lựa chọn công việc cho phù hợp.
Ngoài ra, TopCV còn hỗ trợ các ứng viên tạo CV nhanh chóng và dễ dàng ngay trên nền tảng này. Với số lượng CV mẫu khổng lồ và được cập nhật liên tục, chắc chắn bạn sẽ tạo được chiếc CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sau đó, bạn có thể dùng CV này để ứng tuyển nhanh vào các tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn.
Tìm việc làm Business development manager tại TopCV:
Kết
Business development manager là vị trí việc làm hấp dẫn với mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến trong công việc rất lớn. Tuy nhiên để đạt được vị trí quản lý cấp cao này không phải là điều dễ dàng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn đầy đủ và chi tiết nhất về công việc này. Từ đó chuẩn bị những điều kiện cần thiết và lộ trình làm việc hiệu quả nhất để nhanh chóng thăng tiến trong công việc.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn
Nguồn ảnh: Sưu tầm