Buổi giao thời của giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục đại học ở Việt Nam đang chuyển từ “tinh hoa” sang “đại chúng”, từ đại học dành cho số ít sang đại học dành cho số đông. Và quản lý nhà nước trong giáo dục đại học cũng cần thay đổi từ cơ chế kiểm soát sang cơ chế giám sát.
VietNamNet có cuộc trao đổi với TS. Phạm Hiệp về những vấn đề nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam trong năm 2017 vừa qua.
Nếu chọn sự kiện giáo dục đại học quan trọng nhất trong năm vừa qua, anh sẽ chọn sự kiện nào?
Tôi sẽ chọn sự kiện Luật Giáo dục Đại học được đưa ra sửa đổi.
-Vì sao, thưa anh?
Luật Giáo dục Đại học được thông qua năm 2012 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước với lĩnh vực giáo dục đại học. Tuy nhiên, chỉ sau 3-4 năm đi vào thực tế, Luật đã có khúc mắc. Khúc mắc ở đây có lẽ không phải do những người soạn thảo luật lúc đó không thấy vấn đề mà bản chất là GD ĐH thay đổi quá nhanh. Vì vậy, những vướng mắc từ thực tế buộc phải sửa đổi Luật GD ĐH cho thấy một sự vận động không ngừng và rất phức tạp của GD ĐH Việt Nam hiện nay.
– Theo hình dung của anh, sự vận động đó diễn ra như thế nào?
Thật ra, sự vận động đó nằm trong quy luật không thể tránh được ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đó là sự chuyển dịch từ GD ĐH “tinh hoa” sang GD ĐH “đại chúng”, từ ĐH dành cho số ít sang ĐH dành cho số đông. Điều này xuất phát từ nhu cầu đi học và nhu cầu lao động cần được đào tạo của sự phát triển kinh tế xã hội.
Sức ép với GD ĐH tăng rất nhanh dẫn đến quản lý nhà nước đối với GD ĐH cũng phải thay đổi từ quản lý kiểu tinh hoa sang quản lý kiểu đại chúng. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ hiện nay quản lý nhà nước của chúng ta đang gặp một vấn đề là bị động. Chính sách, quy định chạy theo không kịp so với đòi hỏi quá lớn, quá nhanh của người học và thị trường.
– Vừa qua, dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi đã được công bố để lấy ý kiến. Theo anh, để đáp ứng được sự thay đổi của GD ĐH hiện nay thì điểm quan trọng nhất là gì?
Đó là làm rõ được vấn đề tự chủ của các trường ĐH. Câu chuyện tự chủ chúng ta đã nói bao nhiêu năm nay rồi nhưng kể cả các trường tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ vẫn còn có quá nhiều thứ “trói tay trói chân”.
Tôi có cảm giác chúng ta đang thiếu một triết lý tường minh trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Lâu nay nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm chính về giáo dục đại học nay buộc phải buông dần thì chúng ta trở nên lúng túng vì không biết đưa ra luật chơi thế nào cho phù hợp.
– Vậy theo anh, triết lý đó là gì?
Từ góc độ quản lý nhà nước, nếu triết lý của GD ĐH tinh hoa là nhà nước kiểm soát (ruling government) thì triết lý của GD ĐH đại chúng là nhà nước giám sát (supervising government). Trước đây chúng ta quản lý bằng quy trình thì nay cần quản lý bằng hiệu quả. Trước đây nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư chính. Bây giờ nhà nước chỉ đầu tư vào phần cần cho xã hội nói chung, phần còn lại để thị trường tự vận động.
Tuy nhiên, hiện nay, quán tính của quản lý nhà nước kiểu kiểm soát của nền GD ĐH tinh hoa vẫn còn quá lớn. Hoặc cũng có thể chúng ta cũng nhìn ra nhưng sửa không kịp. Hoặc cũng có thể chúng ta đang thiếu mất một đầu mối có thể điều phối được nên những chuyển dịch theo hướng nhà nước giám sát chậm hơn so với kỳ vọng.
Đơn cử như sự việc gây ồn ã vài tuần trước đây về việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội từ chối đoàn thẩm định điều kiện đảm bảo chất lượng của Bộ GD-ĐT vì lý do trong thời gian ngắn họ phải tiếp quá nhiều đoàn làm việc với nội dung na ná nhau.
Từ lâu tôi đã nghĩ sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra sự việc tương tự như vậy. Bởi lẽ, đặc điểm của nhà nước kiểm soát là bộ phận thanh tra. Đặc điểm của nhà nước giám sát là các trung tâm kiểm định độc lập với chức năng hậu kiểm. Tuy nhiên, chúng ta đang trong giai đoạn giao thời khi cả 2 bộ phận này vẫn tồn tại. Và điều này dẫn đến xung đột khi các hoạt động kiểm định phát triển mạnh trong khi hoạt động thanh tra lại không giảm bớt.
-Nhân anh nhắc tới sự kiện của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, anh nghĩ thế nào về ý kiến “kiểm định đại học trong nước chỉ là tào lao”?
So với các nước đang phát triển thì Việt Nam tiếp xúc với kiểm định chất lượng đại học khá sớm. Tuy nhiên, mọi thứ dường như vẫn chạy hơi chậm. Bởi đáng ra, với việc được định hình lâu như vậy thì phải chạy nhanh hơn, bộ máy vận hành kiểm định phải tốt hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kiểm định chất lượng của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Bộ tiêu chí kiểm định trước đây đưa ra những nguyên tắc khá cứng nhắc với những tiêu chí đầu vào diện tích, tỷ lệ giảng viên,… Đây không phải là một cách tiếp cận tốt. Và đó cũng là lý do trong suốt nhiều năm chúng ta có rất ít trường thực hiện kiểm định.
– Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành thông tư mới về kiểm định với bộ tiêu chí mới dựa trên bộ tiêu chí của Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á. Nhưng nhiều người nói rằng, kiểm định theo bộ tiêu chí cũ còn không xong nữa là tiêu chí mới?
Việc Bộ GD-ĐT xây dựng bộ tiêu chí kiểm định mới dựa trên bộ tiêu chí của Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) theo tôi là một bước đi nền tảng đối với hệ thống kiểm định tại Việt Nam.
Bộ tiêu chí của AUN là bộ tiêu chí tiếp cận theo nguyên tắc khác với bộ tiêu chí theo quy định với các chỉ số đầu vào cứng nhắc mà Việt Nam xây dựng trước đây.
Việc xây dựng bộ tiêu chí kiểm định giống với tiêu chí của AUN cũng sẽ giảm bớt thế độc quyền của kiểm định trong nước. Vì các trường không ưng kiểm định trong nước thì có thể kiểm định với AUN và về nguyên tắc thì nhà nước sẽ phải công nhận. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung tâm kiểm định trong nước với nhau và trong nước với trung tâm kiểm định quốc tế để các trường có quyền tự quyết định.
Bên cạnh đó, AUN có nhiều đặc điểm phù hợp với kiểm định thế giới.
Vì vậy, dù chắc chắn phải cần nhiều điều kiện khác để kiểm định chất lượng có thể đóng góp thực sự cho đổi mới giáo dục hoặc giúp đẩy mạnh phát triển GD. Song tôi nghĩ rằng, đây sẽ là bước bản lề để kỳ vọng kỳ vọng là kiểm định đại học sẽ tốt hơn.
– Ở trên anh nói cái Luật GD ĐH sửa đổi lần này cần tập trung là tự chủ đại học. Theo anh, vấn đề cốt lõi của tự chủ đại học ở Việt Nam là gì?
– Tự chủ ĐH như tinh thần Nghị quyết 77 là tự chủ nguồn thu. Cái này không đúng và cần phải điều chỉnh. Tự chủ nên hiểu là tự chủ về thực thi nhiệm vụ. Trách nhiệm của nhà nước là vẫn phải đầu tư cho giáo dục đại học, không có nhà nước nào là bỏ hoàn toàn đầu tư cho giáo dục đại học.
Tuy vậy, phải sòng phẳng mà nói, hình thức đầu tư đối với GD ĐH theo cách bao cấp lâu nay là không hiệu quả, dàn trải. Chúng ta vẫn dựa vào thông tin như chỉ tiêu tuyển sinh, hay dữ liệu quá khứ để đầu tư. Kết quả hoạt động trường không giúp nhiều trong việc trường được tăng đầu tư ngân sách. Cùng lắm là sự đấu tranh, thương thuyết giữa trường và cơ quan cấp tiền.
Hay một chính sách gần đây đang gây tranh cãi là miễn học phí cho SV sư phạm. Cứ hễ SV vào sư phạm là được miễn học phí mà miễn học phí là nhà nước phải cấp bù. Đây cũng chính là một quán tính của quản lý nhà nước theo kiểu tinh hoa.
Trong khi đó, đáng ra việc cấp ngân sách phải theo đấu thầu. Nghĩa là, trường nào có kết quả hoạt động tốt hơn thì được ghi nhận và nhận thành quả bằng việc cấp nhiều ngân sách hơn. Bên cạnh đó, đáng ra một phần ngân sách cũng nên giao thẳng cho SV để họ có sự lựa chọn.
-Những điều này chúng ta cũng đã nhắc đến lâu nay?
Chúng ta đã nói rất lâu rồi nhưng chưa cụ thể. Chúng ta vẫn chỉ khái quát bằng một câu là thay chi thường xuyên bằng cấp tiền kèm theo giao nhiệm vụ nhưng giao nhiệm vụ như thế nào lại thực sự chưa rõ. Vì vậy, đây là mối lo của nhiều trường. Vì những trường đào tạo tốt, có nhiều SV ở các thành phố trung ương như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh thì không lo nhưng những trường nằm ở địa phương thì rất lo. Đây sẽ là bài toán lớn của tự chủ đại học của nhà nước chứ không chỉ đối với Bộ GD.
– Cùng với vấn đề tài chính thì trách nhiệm giải trình là điều người ta thường nhắc tới khi nói tới tự chủ đại học. Nhưng dường như trách nhiệm giải trình luôn bị coi nhẹ hơn vấn đề tài chính?
Đó cũng là một vấn đề khi chuyển từ GD ĐH tinh hoa sang GD ĐH đại chúng. Với GD ĐH đại chúng, kiểm định chất lượng và minh bạch thông tin là 2 điều quan trọng nhất. Kiểm định chất lượng là để đảm bảo mức sàn về chất lượng còn minh bạch thông tin là để cả xã hội nhìn vào để mà giám sát.
Nhưng minh bạch thông tin ở ta vẫn quá kém. Đến mức một nhóm sử dụng dữ liệu 3 công khai của các trường để xếp hạng thì cả nước không đồng ý. Bởi lẽ thông tin được công khai quá hẫng hụt, thiếu nhiều bước để làm cho xã hội tin là đúng.
-Như vậy quan trọng là ý thức của các trường về trách nhiệm giải trình?
Đương nhiên là cần phải đòi hỏi ý thức từ các trường. Trường nào trách nhiệm giải trình cao hoặc nghĩ rằng việc giải trình giúp họ phát triển thì họ làm chủ động. Ngay cả việc công khai thông tin theo quy chế 3 công khai cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường. Tuy nhiên, không nên trông chờ vào ý thức mà nhà nước cần phải đứng ra điều tiết. Quan trọng nhất là phải có chế tài cụ thể.
Tôi hình dung là ngoài việc đưa ra bộ chỉ số đầy đủ có cả chỉ số về đầu ra thì các thông tin được công khai nên được gộp chung vào một đầu mối, thể hiện qua một website giống như Foody hay TripAdvisor của giáo dục đại học hoặc một báo cáo chung hàng năm xuất bản công khai để xã hộ có thể kiểm tra, đối sánh được.
Với quy chế như hiện nay thì nhà nước đã để cho các trường khá tự chủ trong việc tuyển sinh. Tuy nhiên, cả hệ thống vẫn đang theo các lối mòn có sẵn.
Tôi nghĩ không phải nhiều trường không có năng lực tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng được mà vì họ vẫn quen với cách tuyển sinh 3 trước kia; đồng thời tuyển sinh riêng cũng sẽ tốn công sức và chi phí. Điều này cũng là một biểu hiện tất yếu của quá trình chuyển đổi.
Nhưng từ năm sau tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn dần, việc tuyển sinh sẽ không còn là điểm nóng nữa. Nhà nước vẫn duy trì một dịch vụ chung là kỳ thi THPT quốc gia và sẽ phải làm tốt nó hơn. Còn các trường có thể dựa vào kỳ thi này hoặc không.
-Theo anh “tiếng xấu” về việc đào tạo tràn lan, không đáp ứng nhu cầu thi trường hiện nay của các trường ĐH có phải là một biểu hiện của giai đoạn chuyển đổi hay không?
Đó cũng là một biểu hiện tất yếu phải đối mặt khi chuyển từ tinh hoa sang đại chúng. Cách 10-15 năm người làm nghề giáo không phải lo chuyện này nhưng hiện nay người tham gia giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải coi đó như một thứ rủi ro nghề nghiệp.
Kỳ vọng của xã hội đôi khi cao hơn, đôi khi là không đúng nên đòi hỏi những người trong cuộc phải bình tĩnh trong việc xử lý nó.
-Nhưng nhu cầu của SV ra trường có việc làm là có thật?
Để giải quyết việc này cần có 2 nền tảng. Thứ nhất là minh bạch thông tin như tôi đã nói. Tuy nhiên, bên cạnh thông tin từ các trường, chúng ta cũng cần thông tin từ các hiệp hội nghề nghiệp.
Doanh nghiệp cứ chê trường ĐH không đào tạo SV đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhưng trước nay tôi chưa thấy một hiệp hội doanh nghiệp nào ở nước ta công bố được bảng mô tả công việc với những yêu cầu rất cụ thể về năng lực, kỹ năng dành cho sinh viên mới ra trường đâu.
Bên cạnh đó, việc đào tạo sinh viên cũng rất cần sự tham gia của thị trường đặc biệt là trong thiết kế chương trình. Hiện nay, quy định của Bộ GD-ĐT yêu cầu mở ngành phải có đại diện doanh nghiệp là cũng đi theo hướng này.
Nghĩa là, chính sách đâu đó có quy định rồi nhưng chỉ mới là bắt đầu. Nhưng tôi nghĩ, trong vài năm tới, những chính sách bước đầu này sẽ có thành tựu.
-Anh nhắc nhiều tới dấu vết của buổi giao thời từ tinh hoa sang đại chúng. Điều này thể hiện thế nào qua các kỳ tuyển sinh đại học vừa qua?Với quy chế như hiện nay thì nhà nước đã để cho các trường khá tự chủ trong việc tuyển sinh. Tuy nhiên, cả hệ thống vẫn đang theo các lối mòn có sẵn.Tôi nghĩ không phải nhiều trường không có năng lực tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng được mà vì họ vẫn quen với cách tuyển sinh 3 trước kia; đồng thời tuyển sinh riêng cũng sẽ tốn công sức và chi phí. Điều này cũng là một biểu hiện tất yếu của quá trình chuyển đổi.Nhưng từ năm sau tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn dần, việc tuyển sinh sẽ không còn là điểm nóng nữa. Nhà nước vẫn duy trì một dịch vụ chung là kỳ thi THPT quốc gia và sẽ phải làm tốt nó hơn. Còn các trường có thể dựa vào kỳ thi này hoặc không.-Theo anh “tiếng xấu” về việc đào tạo tràn lan, không đáp ứng nhu cầu thi trường hiện nay của các trường ĐH có phải là một biểu hiện của giai đoạn chuyển đổi hay không?Đó cũng là một biểu hiện tất yếu phải đối mặt khi chuyển từ tinh hoa sang đại chúng. Cách 10-15 năm người làm nghề giáo không phải lo chuyện này nhưng hiện nay người tham gia giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải coi đó như một thứ rủi ro nghề nghiệp.Kỳ vọng của xã hội đôi khi cao hơn, đôi khi là không đúng nên đòi hỏi những người trong cuộc phải bình tĩnh trong việc xử lý nó.-Nhưng nhu cầu của SV ra trường có việc làm là có thật?Để giải quyết việc này cần có 2 nền tảng. Thứ nhất là minh bạch thông tin như tôi đã nói. Tuy nhiên, bên cạnh thông tin từ các trường, chúng ta cũng cần thông tin từ các hiệp hội nghề nghiệp.Doanh nghiệp cứ chê trường ĐH không đào tạo SV đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhưng trước nay tôi chưa thấy một hiệp hội doanh nghiệp nào ở nước ta công bố được bảng mô tả công việc với những yêu cầu rất cụ thể về năng lực, kỹ năng dành cho sinh viên mới ra trường đâu.Bên cạnh đó, việc đào tạo sinh viên cũng rất cần sự tham gia của thị trường đặc biệt là trong thiết kế chương trình. Hiện nay, quy định của Bộ GD-ĐT yêu cầu mở ngành phải có đại diện doanh nghiệp là cũng đi theo hướng này.Nghĩa là, chính sách đâu đó có quy định rồi nhưng chỉ mới là bắt đầu. Nhưng tôi nghĩ, trong vài năm tới, những chính sách bước đầu này sẽ có thành tựu.
Chi phí cho đào tạo tiến sĩ quá thấp
-Trong tháng 11, ý tưởng sử dụng 12.000 tỉ với mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ cho các trường ĐH thu hút nhiều quan tâm. Có không ít phàn nàn về chất lượng tiến sĩ ở ta. Dường như khi GD ĐH chuyển sang đại chúng thì tiến sĩ cũng phổ cập?
Chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước thì ai cũng nói rồi nhưng sâu xa của nó là nguồn lực đổ vào quá ít. Chi phí trên đầu NCS quá thấp thể hiện những con số như đầu tư nhà nước hay là học phí ở trình độ NCS. Chỉ gần đây thôi thì các đề tài nhà nước mới có chi phí cho trợ lý nghiên cứu và thường là NCS như Nafosted. Điều này dẫn đến NCS đủ giỏi thì đi nước ngoài, những người vừa vừa thì sống lay lắt bằng nghề khác, dễ nhất là đi dạy, không tập trung NC được. Còn những người làm tiến sĩ vì mục đích bằng cấp thì quá nhiều người đã nói tới.
Phải xác định tiến sĩ là tài sản công nên nhà nước phải có chính sách đầu tư thích đáng. Không phải đầu tư toàn bộ nhưng nhà nước phải đầu tư tỉ lệ nhất định. Ngoài ra còn nguồn khác. Chẳng hạn ở Mỹ, Châu Âu thì có rất nhiều suất học bổng tiến sĩ của các doanh nghiệp. Cái này là cơ chế vận động của thị trường và nhà nước chỉ cần tạo cơ chế.
Về số lượng thì thực tế tỉ lệ tiến sĩ trên vạn dân của Việt Nam rất thấp so với những nước ngang bằng trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ ở ta hiện nay quá thấp trong khi tiến sĩ gần như là chứng chỉ nghề nghiệp của giảng viên ở các trường đại học. Vì vậy, chúng ta vẫn phải đào tạo tiến sĩ, quan trọng là quy mô ra sao và quy chế giữ chất lượng như thế nào mà thôi. Năm vừa qua khi Bộ ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ mới với yêu cầu cao hơn thì số lượng đăng ký NCS ở các trường đã giảm hẳn.
Lê Văn