Brexit là gì? Nguyên nhân dẫn đến Brexit? Diễn biến quá trình Brexit
Brexit là một hiện tượng được chú ý rất nhiều trong thời gian qua. Brexit đã trở thành một sự kiện lịch sử mang tầm quốc tế, gây chấn động ở phạm vi toàn cầu. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn có thể mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về Brexit là gì và nguyên nhân dẫn tới việc Anh rời khỏi liên minh châu âu EU cũng như những ảnh hưởng của nó. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây với evbn!
-
Mục Lục
Brexit là gì?
Brexit là từ được ghép bởi “Britain” và “exit” nhằm ám chỉ sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU sau nhiều năm gắn bó. Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những từ ghép như thế này vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ nần trầm trọng và có nguy cơ phải rời khỏi EU thì từ ghép Grexit ( ghép bởi Greece và exit) đã được ra đời để ám chỉ vấn đề này.
Brexit cũng đã xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người nước Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, brexit đã trở thành từ khóa được nhắc đến khi ám chỉ sự kiện Anh “li khai” khỏi Liên minh Châu Âu EU cũng như ám chỉ về cuộc trưng cầu dân ý này.
Ngày 13/11/2018, một sự kiện quan trọng đã đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử nước Anh và EU, khi cả hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi EU sau hai năm tiến hành đàm phán căng thẳng. Mặc dù mới chỉ là những thỏa thuận mang tính chất sơ bộ và vẫn còn những rào cản cho tới thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là dấu hiệu tích cực cho những động thái tiế theo của hai bên, để căng thẳng không còn tiếp tục leo thang nữa.
-
Nguyên nhân dẫn đến Brexit là gì?
Sự kiện Anh đề xuất tách khỏi Liên minh Châu Âu EU sau 45 năm “chung sống” (1973 – 1945) là một sự kiện lịch sử mang tầm quốc tế, sự kiện này gây chấn động không chỉ với đất nước được mệnh danh là xứ sở sương mù mà còn với toàn thế giới. Vậy Brexit xuất phát từ những lí do nào, chúng ta hãy cũng tìm hiểu ngay sau đây.
-
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng dân nhập cư
Làn sóng nhập cư ngày càng lớn khiến cho người dân nước Anh ngày một lo ngại vì sự xáo trộn của nền văn hóa, đặc biệt là nỗi lo sự lan truyền của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đằng sau những luồng dân nhập cư đến.
Kết quả của các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, người dân ngày càng bất mãn trước cuộc khủng hoảng dân nhập cư và sự bất lực, thất bại của chính phủ trong việc hạn chế cuộc khủng hoảng này. Dân nhập cư ngày càng nhiều làm gia tăng thêm cơn nóng giận của công chúng và học đã bỏ phiếu ủng hộ việc Brexit
-
Thứ hai, nội chính bất ổn
Châu Âu (Eurocreptic) luôn ẩn chứa những hoài nghi đối với các nghị sĩ thứ yếu trong Đảng Bảo thủ, chẳng hạn như việc muốn rút khỏi EPP trong Nghị viện Châu Âu. Sự nhún nhường, nhượng bộ của Thủ tưởng Cameron vẫn chưa bao giờ là đủ để làm hài lòng những nghị sĩ này.
Năm 2010, số lượng thành viên Eurocreptic trong Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron chiếm đa số, sự áp đảo về lực lượng của những nghị sĩ “cực đoan” đã gây cho Tổng thống nhiều sức ép về việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân và rắc rối từ đây đã bắt đầu xuất hiện.
Sau hàng loạt những diễn biến căng thẳng của cuộc “đấu tranh ngầm” giữa Tổng tống Cameron và các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, ngài Tổng thống đã phải cam kết về sự diễn ra của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017. Việc ngài Cameron tái đắc cử vào năm 2015 cho thấy Tổng thống không có lí do gì để thoái thác về cam kết trước đây của mình.
-
Thứ ba, sự trỗi dậy của Đảng Độc lập Anh (UKIP)
Giành được 1/4 số phiếu bầu trong cuộc bầu cử địa phương tại Anh vào hồi tháng 1/2013, đảng UKIP lo ngại rằng, một số nghị sĩ trong Đảng Bảo thủ có thể “đảo tẩu” sangg Anh để buộc ngài Cameron phải thực hiện cam kết của mình.
Năm 2015, Đảng UKIP và Thủ lĩnh Niel Farage giành được hàng triệu phiếu bầu. Đặc biệt, trong số phiếu này có nhiều phiếu của những người từng ủng hộ cho Công đảng hoặc Đảng Bảo thủ. Sau thành công đó, việc liên tục xuất hiện trên truyền thông của Farage đã góp phần tích cực vào việc phản đối dân nhập cư và dọn đường cho quá trình Brexit.
-
Một số nguyên nhân khác
EU có những hành động có thể đe dọa đến chủ quyền của Anh khi mà một loạt các hiệp ước của EU đã chuyển một lượng quyền lực lớn từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brucxen (Bỉ)
Anh bất mãn với nhiều quy định của EU như: trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay, hạn chế về công suất của máy hút bụi, định mức hạn ngạch đánh bắt cá,…
Sau khi rời khỏi EU, Anh có thể được tự do đánh thuế, tự do làm luật, tự do quyết định chính sách nhập cư,…
Với những lí do trên đây, quá trình Brexit chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn.
-
Diễn biến quá trình Brexit.
Trên thực tế, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về vấn đề Brexit đã được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1975, nhưng người dân Anh khi đó lại chọn việc tiếp tục “chung sống” với EU. Cho đến ngày 23/6/2016, theo như những gì đã cam kết với các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, Tổng thống Cameron đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2. Kết quả là có tới 52% số cử tri ủng hộ Brexit, vấn đề Brexit trở nên “nóng lại” sau nhiều năm nguội lạnh và khiến cho giới báo chí đã tốn không ít giấy mực. Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, ông Cameron tuyên bố từ chức vì bản thân ông vốn không tán thành Brexit.
Ngày 13/7/2016, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May vốn là người ủng hộ Brexit trở thành người đứng đầu Đảng Bảo thủ đồng nghĩa với việc bà là người tiếp quản ghế Thủ tướng Anh. Ngày 29/3/2017, bà May kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để Anh bắt đầu quá trình đàm phán về việc rời EU. Lên tiếng về sự việc này, Chủ tích Hội đồng Châu Âu (EUC) Donald Tusk cho rằng đó là không phải là chuyện vui vẻ, đồng thời phát đi thông điệp với Anh: “Chúng tôi nhớ các bạn. Cảm ơn và tạm biệt!”
Sau nhiều lần khẳng định không tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn thì đến ngày 18/4/2017, Thủ tướng may bất ngờ ra quyết định sẽ tổ chức cuộc bầu cử sớm vào ngày 8/6 cùng năm nhằm mục đích hợp thức hóa ghế Thủ tướng của bà là do dân bầu, đồng thời hàn gắn những mâu thuẫn trong nội bộ chính phủ mà bà cho rằng có thể cản trở quá trình Brexit. Thế nhưng, kết quả của cuộc bầu cử không như dự đoán, Đảng Bảo thủ từ phe đa số trở thành phe thiểu số trong Quốc hội, khiến cho quá trình Brexit đã có lúc rơi vào thế khó và thậm chí đứng trước nguy cơ bị đảo ngược.
Sau sự kiện bầu cử, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Anh vẫn chật vật đàm phán với EU để xúc tiến quá trình Brexit và đến ngày 8/12/2017, Ủy ban Châu Âu EC đã thông báo kết quả bước đầu của quá trình đàm phán, bao gồm các điều khoản về đường biên giới với Ireland và quyền công dân, tiến tới đàm phán về tương lai quan hệ thương mại giữ Anh và EU.
Ngày 25/11/2018, thỏa thuận Brexit dày 600 trang đẫ được các nhà lãnh đạo EU phê chuẩn, cùng với đó là tuyên bố dài 26 trang phác thảo quan hệ thương mại tự do giữa hai bên trong tương lai. Đó là thỏa thuận duy nhất có thể chấp nhận được theo khẳng định của Chủ tịch EC Jean – Claude Juncker.
Những tưởng quá trình Brexit đang diễn ra hết sức êm đẹp khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng là đến hạn chót Brexit thì đến ngày 15/1/2019, các nghị sĩ anh đã bác bỏ kế hoạch Brexit của bà May với 432 phiếu phản đối. Đây lại là một cuộc bỏ phiếu lịch sử một lần nữa làm cho việc Brexit đứng trước nguy cơ bất thành.
Sau diễn biến trên gần 2 tháng, ngày 14/2/2019, Hạ viện Anh tiếp tục bỏ phiếu bác bỏ các kế hoạch Brexit mới nhất của bà May và kết quả này vẫn lặp lại trong phiên bỏ phiếu diễn ra ngày 12/3/2019. Tại cuộc bỏ phiếu sau đó một ngày thù phương án Brexit không thỏa thuận cũng bị bác bỏ bởi Hạ viện Anh. Tại phiên bỏ phiếu đầy chia rẽ ngày 14/3, các nghị sĩ Anh đã ủng hộ việc đề nghị EU trì hoãn Brexit đến sau hạn chót 29/3
Trước một số những diễn biến căng thẳng trong đó có việc các nghị sĩ Anh bác bỏ tất cả 8 lựa chọn liên quan Brexit, đề xuất trưng cầu dân ý lần thứ 2, đề xuất Anh rút khỏi EU mà không có thỏa thuận và việc thỏa thuận Brexit bị Hạ viện Anh từ chối lần thứ 3, bà May đã viết công thư cho ngài Tusk, đề nghị trì hoãn thời điểm Brexit đến ngày 30/6. Đến ngày 11/4, nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận, các nhà lãnh đạo 27 nước EU nhất trí với việc gia hạn tiến trình Brexit thêm 6 tháng, tức đến ngày 31/10/2019.
Sau nhiều lần “lỡ hẹn” thì “cú dứt điểm” cuối cùng cũng đã được tung ra.
Trong thời gian sau đó, người dân Anh lại một lần nữa chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo khi tháng 5/2019, bà May thông báo từ chức lãnh đão Đảng Bảo thủ trong sự tiếc nuối vì “sự nghiêp Brexit” chưa thành. Sau khi đánh bại đối thủ là ông Jeremy Hunt, ngày 23/7, ông Boris Johnson trở thành người kế nhiệm bà May với hi vọng có thể đưa Brexit đạt được những thỏa thuận mới. Thế nhưng, cả tân tổng thống Anh và Chủ tịch EC đã không tìm được tiếng nói chung trong cuộc điện đàm đầu tiên. Trước khẳng định của Chủ tịch EC rằng những thỏa thuận với người tiền nhiệm Theresa May là tốt nhất và duy nhất, ông Johnson cũng không ngại ngần tuyên bố chính phủ ông sẽ chuẩn bị cho một cuộc “ly hôn” không thỏa thuận. Sau đó, những thay đổi lớn trong một thỏa thuận Brexit mới do ông Johnson đề xuất với EU cũng bị từ chối.
Nhằm ngăn chặn cuộc Brexit không thỏa thuận, ngày 4/9, các nghị sĩ Anh đã thông qua một dự luật mới. Trong khí đó, Thủ tướng Johnson đã thúc đẩy một cuộc tổng tuyển cử sớm nhưng không thành công. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện Brexit đúng thời hạn 31/10, Thủ tướng Anh đã quyết định đình chỉ hoạt động của Quốc hội Anh từ ngày 9/9 đến 14/10 nhưng Tòa án tối cao nước này cho rằng hành động của ông Johnson là trái luật và hoạt động của Quốc hội Anh được nối lại vào ngày 25/9. những nỗ lực tổ chức một cuộc tổng tuyển cử sớm của ông Johnson sau đó vẫn không thành.
Ngày 17/10, Thủ tướng Johnson thông báo Anh đã đạt được một “thỏa thuận tuyệt vời” với EU sau những cuộc đàm phán căng thẳng nhưng thỏa thuận mới này vẫn không “làm hài lòng” Nghị viện Anh. Ngày 19/10, ông Johnson đã phải gửi thư đề nghị EU tiếp tục trì hoãn Brexit đến ngày 31/1/2020 theo một dự luật đã được Hạ viện Anh thông qua. Sau khi Hạn viện Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit, ông Johnson nhận định cách duy nhất để thực hiện thành công Brexit là tổ chức một cuộc tổng tuyển cử và phá vỡ thế bế tắc trong Nghị viện.
Công Đảng đối lập đã ủng hộ một dự luật của Chính phủ ngày 28/10, theo đó cho phép tiến hành tổng tuyển cử. Quốc hội Anh đã bị giải tán vào ngày 16/11, mở đường cho “trận chiến” giành quyền kiểm soát ghế Thủ tướng Anh.
Được sự hậu thuẫn to lớn từ phía Đảng Bảo thủ, Ông Johnson có đầy đủ tiền đề và điều kiện cần thiết để thực hiện cam kết cũng như khẩu hiệu tranh cử là thực hiện dứt điểm Brexit. Với kết quả này, việc hoàn tất các thủ tục pháp lí cần thiết cho Brexit trong Quốc hội Anh sẽ không còn gặp trở ngại.
Tuy nhiên, tới đây ông Johnson và EU sẽ phải đối mặt những vòng đàm phán đầy khó khăn và gay cấn để đạt được các thỏa thuận xác lập khuôn khổ quan hệ mới giữa Anh với EU về hợp tác kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh, pháp lý.
Với những tổng hợp trên đây, rất mong bạn đọc sẽ tìm được những thông tin tham khảo hữu ích. Và đừng quên chia sẻ những thông tin này đến với bạn bè của bạn!