Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bản tin




Từ viết tắt
Đọc bài viết

Trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thể hiện rõ nét qua các kết quả đạt được từ các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nổi bật nhất là trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước (trong đó có tài nguyên nước xuyên biên giới), bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trên đất liền và đại dương, và phát triển bền vững.

Page Content

Cụ thể, công tác đối ngoại đã được nghiêm túc triển khai theo chỉ đạo với những hành động cụ thể như sau:

Quán triệt chủ trương, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại ở tất cả các cấp, trong toàn ngành.

Dành sự quan tâm đặc biệt tích cực, chủ động, sáng tạo và hội nhập, có sự chỉ đạo sát sao trong các hoạt động đối ngoại thông qua hợp tác quốc tế.

Xác định phương hướng và mục tiêu rõ ràng về hội nhập và hợp tác quốc tế thông qua việc xây dựng định hướng và kế hoạch cho từng giai đoạn, đối với từng lĩnh vực cụ thể của ngành tài nguyên và môi trường.

Hoạt động đối ngoại được quan tâm, có sự đầu tư nguồn lực (bao gồm cả ngân lực và nguồn lực về tài chính) một cách bài bản kèm theo việc xác định lộ trình phù hợp để thực hiện.

Chủ động tham mưu, đề xuất với Chính phủ và Nhà nước về các hoạt động đối ngoại ở cấp cao nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập sâu rộng với thế giới, nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Tận dụng các cơ hội và lợi ích từ các hoạt động đối ngoại của cấp cao nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế, đóng góp và hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng về kinh tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thời gian qua cũng đang được quan tâm thúc đẩy. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia và là thành viên của 28 hiệp định quốc tế đa phương liên quan đến tài nguyên và môi trường (MEAs) và nhiều khuôn khổ quốc tế có liên quan khác như các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới những năm vừa qua. Những kết quả tích cực từ các hoạt động đối ngoại thời gian qua có được xuất phát từ những yếu tố thuận lợi, bao gồm cả khách quan và chủ quan như:

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về môi trường nói riêng đã có tác động, ảnh hưởng tích cực đến tiến trình và mức độ hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Nhận thức sớm của Đảng và Nhà nước về xu thế toàn cầu hóa hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về môi trường nói riêng kèm theo sự quan tâm thích đáng dành các hoạt động hội nhập quốc tế.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và chính sách pháp luật liên quan đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý phù hợp đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về môi trường.

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực môi trường diễn ra một cách toàn diện ở nhiều ngành và lĩnh vực liên quan đến môi trường, đáp ứng xu thế và yêu cầu về hội nhập sâu rộng hiện nay.

Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam với vai trò là một thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, đồng thời mang lại những lợi ích về nhiều mặt cho đất nước thời gian qua. Cụ thể, thông qua các hoạt động đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế đã đem lại những cơ hội và lợi ích to lớn, có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng phát triển bền vững, điển hình như:

Đáp ứng xu thế và yêu cầu tất yếu của hội nhập quốc tế nói chung và toàn cầu hóa hiện nay.

Góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của con người và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam ở khu vực và trên toàn thế giới thông qua những nỗ lực và đóng góp cho quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tạo ra những áp lực tích cực giúp cải cách thể chế về quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đóng góp tích cực cho hội nhập quốc tế về kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế, mở rộng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các nước khác.

Tạo cơ hội tiếp cận phương thức quản lý, công nghệ tiên tiến và góp phần phát triển nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, công tác đối ngoại trong những năm tới sẽ diễn ra trong bối cảnh chiến lược mới. Văn kiện Đại hội XIII chỉ ra: Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, cả thách thức và cơ hội đều đan xen, trong đó thách thức lớn hơn. Những chuyến biến của cục diện thế giới và khu vực tác động nhiều mặt tới Việt Nam do chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.