Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đổi từ Times New Roman sang Calibri vì tính “dễ đọc”?
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuần này đã vừa công bố sẽ ngưng sử dụng kiểu chữ Times New Roman và thay thế bằng kiểu chữ không chân sans-serif mà cụ thể là Calibri . Thay đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 tháng 2, áp dụng đối với mọi hình thức liên lạc chính thức của bộ, chẳng hạn như tất cả các tài liệu được đệ trình lên Ban thư ký điều hành. Trước đó vào năm 2004, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đổi từ Courier New sang Times New Roman.
Luôn có một cuộc tranh luận giữa các kiểu chữ
Luôn có một cuộc tranh luận giữa các kiểu chữ serif (có chân) như Times New Roman và những kiểu chữ sans-serif (không chân) như Calibri. Kiểu chữ sans-serif được cho là dễ đọc hơn nhưng nhiều người không đồng ý. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng kiểu chữ serif có chân có thể giúp tránh nhầm và hướng dẫn cho người đọc. Chẳng hạn như từ “Ill” sẽ rất khó đọc nếu 3 chữ cái gần như giống hệt nhau nhưng kiểu chữ serif sẽ giúp phân biệt giữa chữ cái I viết hoa và l viết thường. Các chữ cái q, p, d và b đều có hình dạng giống nhau chỉ khác chiều xoay, vì vậy phần gạch chân sẽ giúp chúng dễ nhận biết hơn.
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây thì ngày một nhiều các nhà thiết kế chuyển sang dùng kiểu chữ sans-serif bởi khả năng tiếp cận của người đọc, đặc biệt là những người khiếm thị hay gặp khó khăn về khả năng học tập. Sự thắng thế của sans-serif có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi được đưa ra bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Gina Abercrombie-Winstanley – giám đốc văn phòng đa dạng và hòa nhập thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng kiểu chữ serif “có thêm những thành phần khiến nó trông đẹp mắt đối với nhiều người nhưng có thể khiến một trang văn bản trở nên lộn xộn. Và yếu tố này cũng khiến nó khó phân biệt hơn đối với những người khiếm thị so với những kiểu chữ đơn giản, không có các thành phần phụ xung quanh chữ cái.”
David Berman – nhà sáng lập công ty cố vấn thiết kế David Berman Communications cũng đồng ý kiến với Abercrombie-Winstanley khi nói: “Tôi cũng cho rằng Calibri dễ tiếp cận hơn so với Times New Roman đối với một bộ phận độc giả và cũng dễ đọc đối với phần lớn người đọc. Một số người gặp khó khăn về nhận thức, khó khăn về khả năng học tập hay khiếm thị sẽ được hưởng lợi từ kiểu chữ này.”
Tuy nhiên, Calibri không phải là kiểu chữ hoàn hảo và các nhà nghiên cứu cho rằng nó cần phải được cải tiến. Chẳng hạn như chữ I viết hoa và l viết thường trông giống nhau, chữ i viết thường nên có khoảng cách lớn hơn giữa dấu chấm để khiến nó dễ phân biệt hơn. Dấu phẩy và dấu chấm phải lớn hơn. Chữ a và g viết thường có hình dạng khác biệt so với cách viết phổ thông.
Ngoài ra,
Bonnie Shaver-Troup – người có 20 năm nghiên cứu về kiểu chữ cho rằng kiểu chữ phù hợp không chỉ trợ giúp những người khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin của người đọc nói chung. Đây cũng là lý do mà hầu hết sách dành cho trẻ em được viết bằng các kiểu chữ sans-serif.
The New York Times
Ngoài ra, cỡ chữ cũng đang được Bộ ngoại giao cân nhắc, cô Abercrombie-Winstanley cho biết có thể sẽ là 14 hoặc 16. Berman nói kích thước cỡ chữ lớn hơn như font 14 sẽ phải đánh đổi, chẳng hạn như sẽ cần nhiều giấy hơn để in tài liệu hay một trang văn bản trên màn hình sẽ chứa ít chữ hơn. Cỡ chữ lớn sẽ giúp những người khiếm thị dễ đọc nhưng tốt nhất là cho phép mọi người chọn cỡ chữ theo nhu cầu của họ.Bonnie Shaver-Troup – người có 20 năm nghiên cứu về kiểu chữ cho rằng kiểu chữ phù hợp không chỉ trợ giúp những người khiếm thị mà còn ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin của người đọc nói chung. Đây cũng là lý do mà hầu hết sách dành cho trẻ em được viết bằng các kiểu chữ sans-serif.