Blog Truyện Archives – Huyền Học Căn Bản
Truyện về Huyền môn ,dành cho các bạn yêu thích thể loại này !
Chương 4: Sơn Tiêu Độc Cước Thần .
Ngày hôm sau , ông tôi tức tốc đi lên Việt Trì Phú Thọ , nhằm đền Tam Giang Bạch Hạc mà đến . Sau khi hành lễ xin các vị thần linh trong đền và báo cáo việc mình làm ông tôi thuê một chiếc thuyền ra ngã ba sông để xin nước . Tục này đã có từ xưa trong giới Pháp Sư , Huyền môn người Việt . Theo tâm linh thì ngã ba các con sông là nơi tụ khí , là nơi giao hoà khí linh của trời đất . Dư địa chí Nguyễn Trãi nói rằng: Ở đất Phong Châu có cây chiên đàn cao ngàn nhận, chim hạc đậu trắng cả vùng ngã ba sông nên gọi đất ấy là Bạch Hạc. Cây chiên đàn đó về sau thành tinh ,trở thành Mộc Tinh hay Thần Xương Cuồng nổi tiếng trong các loài yêu tinh của dân tộc Việt . Để trấn áp nó phải đích thân Thuỷ Tổ Lạc Long Quân mới phong ấn được giống ấy ! Mãi cho đến đời nhà Đinh , pháp sư Văn Du Tường mới lừa dùng pháp thuật diệt trừ đi được tận gốc !
Ngã Ba sông Bạch Hạc lại đặc biệt hơn thế vì nó là nơi giao hoà của ba con sông lớn nhất miền Bắc là : sông Lô , sông Đà , sông Thao .Vì vậy , nơi đây được con là khí thiêng hội tụ , lấy nước ở đây mà trộm với đất linh tạo thành hình Thần Quy có thể hàn được long mạch đã đứt.Vì vậy các Pháp Sư An Nam từ xa xưa luôn cất công lên tận đây lấy nước . tục truyền rằng, nước sông ngã ba Bạch Hạc xưa thơm lắm. Thậm chí còn thơm hơn cả loại ngũ vị hương vốn dùng để rửa hài cốt những bậc vua chúa. Là bởi nước thiêng Bạch Hạc thủy tụ linh khí nên khi có việc bốc mồ mả cho tổ tiên, chỉ cần rửa qua nước lấy từ ngã ba sông thì con cháu phát đạt an gia. Đấy còn chưa kể, những bậc nho sĩ ngày xưa vào thời khắc khai bút đầu xuân hay đến kỳ khoa cử, nếu nhúng bút nghiên vào nước thiêng Bạch Hạc thì chữ nghĩa rồng bay phượng múa, nhắm mắt cũng có thể khua những áng văn xuất thần…
“Dùng tam giang thủy (nước 3 con sông) hoặc cầu kỳ hơn thì lấy nước ngã 3 sông Bạch Hạc như ông tôi làm trộn với đất linh ( ông tôi cẩn đã xin đất ở Thăng Long tứ Trấn ) để nặn thành hình Thần quy. Sau đó cho Kim và chỉ ngũ sắc vào trong mình Thần Quy Sau đó ghi chú vào đó 2 chữ Án Lam (Úm Lam) dâng cúng trong lễ cúng hàn long mạch.
-Chuẩn bị thêm 5 loại đậu với (5 màu), 5 loại hoa (5 màu) và 5 cờ sắc trong đó các loại phải có đủ 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành: xanh (mộc) vàng (Thổ), đỏ (Hỏa), trắng (Kim), đen hoặc xanh nước biển (Thủy).
Sau đó khi hành lễ thì đem Thần quy đã được tế luyện làm phép chôn xuống khu vực bị đứt Long mạch và thực hiện nghi lễ Hàn Long .
Ông tôi giải thích thêm : Lúc hành lễ thì cần dốt hương trầm là vì đó là linh mộc của đất trời thần linh thổ thần rất ưa mùi đó sẽ đến ngay . Còn việc chuẩn bị một Long Quy là để chôn yểm lại phía Huyền Vũ của Mộ phần nhằm Quy tụ lại Linh khí đã bị tản mát đã bị mất “.
Vị quan tỉnh họ Doãn cho người mang đến một con Long Quy bằng Ngọc phỉ thủy bé nằm trong lòng bàn tay nhưng rất đẹp nằm trong một cái hộp bằng gỗ thơm phức !
Ngày tốt đã chọn , họ Doãn kéo đến đông đủ chờ sẵn ở cổng nhà tôi . Tất cả các lễ lạt , đều được họ chuẩn bị đầy đủ . Ông tôi cùng con cháu họ Doãn tiến về Đống Vó .
Trong trang phục chỉnh tề , áo the khăn xếp . Bày trận Ngũ hành xung quanh gò , cờ năm màu được chôn theo phương vị Đông, Tây ,Nam , Bắc , Trung ương tương ứng với các màu :Xanh , Trắng , Đỏ , Đen , Vàng . Cờ chính giữa màu vàng là một cái lỗ đào sẵn rải Chu Sa lót để chôn rùa . Ông tôi đốt 3 cây hương vẽ lên không trung những kí tự kì lạ , đọc :
THIÊN THANH ĐỊA MINH , THIÊN ĐỘNG ĐỊA TĨNH , AN UÝ NGŨ PHƯƠNG , LONG QUY XUẤT THẾ , QUY TỤ BỐN PHƯƠNG . …Úm THIÊN ĐỊA TẬT TỐC ! GIÁNGGGG!
Xong ông tôi lấy 3 cây hương cắm vào chỗ cờ đỏ lấp đất lại . Kỳ lạ , chỗ con mương đào tự nhiên nổi bọt lên như người tôi vôi khói bốc nhè nhẹ lên khỏi mặt nước ai cũng xanh mặt . Người nhà họ Doãn cho rằng Cụ Tổ chứng minh lòng thành con cháu lên càng xì xụp , khấn vái không ngớt .
Ông tôi lấy hộp gỗ đựng Long quy Ngọc ra , dán lên đầu một lá bùa màu vàng , đập lắp cho chôn xuống phía sau mộ, lấp xi măng cẩn thận rồi cho trồng một cây hoa sứ lên . Từ xa , ở đâu có đám mây ngũ sắc xuất hiện che ngay đầu mộ , trời bắt đầu mưa hạt nhỏ , có hình dáng một Cụ ông tay cầm gậy vái ba vái về phía ông tôi nói :
Ơn nghĩa này họ Doãn sẽ không quên , nhất định sẽ báo đáp !
Mưa mỗi lúc một to , mọi người dắt díu nhau ra về .
Ba tháng sau , chỗ Đống Vó ấy to lên trông thấy , một tổ mối đã đùn lên khắp khu mộ và cũng thật kỳ lạ . Ông Quan tỉnh họ Doãn đó công danh cũng hanh thông ! Tu dịp đó , ông ta việc gì cũng hỏi ý kiến ông tôi. Kéo theo đó là những ông Quan khác muốn nhờ vận may từ Phong thủy kéo đến . Ông tôi bận hơn nhưng nhờ vậy mà gia đình tôi cũng bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền nếu không muốn nói là có phần dư giả !
Một buổi sáng chủ Nhật , tôi đang ngồi chơi với ông ở chòi lá bờ ao thì ông Quang hóc xương tìm đến . Dẫn theo là một anh thanh niên mặt mũi ngơ ngơ ngác ngác . Sau chén chè , ông Quang lên tiếng :
Đây là thằng cháu em , không biết làm sao từ lúc đi làm ở Thạch Thành Thanh hoá về là cứ như người mất hồn , suốt ngày chỉ thích ngồi một góc , sợ ánh sáng ! Nhà đứa em gái có mỗi đứa con trai lên đứng ngồi không yên .. tôi chợt nghĩ thần : Như gì nữa , mất hồn thật chứ gì nữa !
Ông tôi chợt ra dấu cho ông Quang ngừng nói , quan sát hồi lâu rồi nói .
Cháu anh bị dính bùa rồi ! Đưa nó vào trong Tĩnh .
Ông tôi lấy nước ở trên ban thờ Tổ cho cậu kia uống rồi đọc một tràng chú gì đó tôi không hiểu . Sau đó lấy một chậu nước thư hương vào đó , lên ban Tổ cho ít tàn hương vào xong bảo cậu ta rửa mặt . Cậu thanh niên kia rửa xong thì trên mặt nổi lên chi chít những chữ Bùa , trong đó tôi thấy có hình một vị cầm rìu , nửa người .
Ông tôi nói với ông Quang ! Cháu anh dính bùa phái Độc Cước rồi !
( việc nhìn thấy chữ bùa chỉ có những người đã được khai âm dưỡng nhãn mới thấy )!
Ông Quang thì chỉ biết nói : Thôi! Trăm Sự nhờ cả vào Thầy !
Nguyên Từ xa xưa có một người làng Toàn Đông, huyện Bảo An, phủ Từ Sơn, tinh Bắc Ninh. Cha là Nguyên Lê vốn là một pháp sư lừng danh, không có con trai nói dõi, ông cầu nguyện đức Phật và nhiều quyền lực tôn giáo khác để can thiệp với Ngọc Hoàng. Vị thần tối cao liền cho xuống trần một vị thần vào đầu thai trong nhà và làm con của Nguyên Lê. Người ta đặt tên Ngài là Nguyên Độc, tới 10 tuổi, cậu bé Độc đã biết thành thạo về nghệ thuật phù phép và có thể thực hiện được những gì cậu đã vì bốc đồng tình cờ mà làm ra. Một ngày kia, cậu đánh trống và làm những động tác triệu thỉnh chung chung, khiến động thấu đến thiên đình và vang động khắp bốn phương nhân gian. Ngọc Hoàng không chịu nổi những chấn động quái gở như vậy, nên Ngài liền phái xuống trần một vị “Chu Tử” (mặc quần áo đỏ) thuộc dạng một sĩ quan tùy viên để đi lấy tin tức về sự náo đồng kia. Viên sĩ quan này, noi theo các tiếng động, xuống tới nhà của Nguyên Lê và thay vì gặp ở đó như điều ông dự kiến là một đám đông ồn ào, hỗn độn dữ dội, ông lại chỉ thấy có một mình cậu bé Nguyên Độc ở đó, cậu lại đang bình thản ngủ vùi. Lợi dụng dịp may hiếm có, vị thần áo đỏ rút gươm ra, chém một nhát, chặt đôi thân thể cậu bé, ông mang một phần thân thể về trình Ngọc Hoàng. Sau đó ông Nguyên Lê vừa trở về nhà, nhìn thấy con bị chém đứt làm hai, vô cùng hoảng hốt, ông ôm chầm phần còn lại của đứa con mà đi chôn. Sau 100 ngày, ông lao vào đủ các cuộc cúng tế, nguyện cầu và sử dụng phù chú, ông gặp lại đứa con bị chém của mình. Cậu bé sống lại, lành hẳn các vết thương và còn khỏe mạnh hơn cả trước kia. Cậu bé tìm cho mình những kiếm, gươm, cờ và gậy phép và từ đó cậu có được các quyền lực phi thường. Danh tiếng của cậu liền được truyền rao xa xa, nên từ đó cậu được tôn vinh là tổ sư vua, là vị tổ bảo hộ cho tất cả các pháp sư. Việc thờ cúng các vị thần này thật giản đơn và các nghi thức pháp thuật hiện tôi đang có trong tay không khác mấy, vào chi tiết, với các lễ lộc phụng cúng dành cho các vị thần này. Người thấy bùa phải “cầu nguyện cả ngày lẫn đêm và dâng cùng lễ vật vào những ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) của mỗi tháng”. Muốn cúng bái, mỗi pháp sư đều có sẵn trong nhà một bàn thờ, thường thường ít trang hoàng diêm dúa, đặt trong cái am nhỏ, cất riêng biệt. Trên bàn thờ có các hình vẽ và các tượng bằng giấy ít khi làm bằng gỗ, của Phật, Ngọc Hoàng, Lão Quân, của Tam Danh và Độc Cước. Các tượng này xếp hàng theo cấp bậc trên các bệ có độ cao thấp khác nhau, theo thứ tự, như tôi vừa kể. Rồi tới các linh thần thứ cấp, như các Hộ Pháp, như các vị Thiên Sứ giữ gìn bảo về pháp luật. Các vị này được giao trọng trách truyền mệnh lệnh của chư thần. Trước bàn thờ, có các lư hương, các đỉnh trầm hương và tất cả các phụ tùng thường dùng trong việc thờ cúng. Chính tại đây, ông thầy bùa mỗi ngày đến cầu nguyện và làm bùa chú. Trên một chiếc bàn thấp hơn, vào những ngày hiến tế, ông đặt các phẩm vật cúng: cơm, rượu, cau và trầu, gà, hoa trái, bó vàng giấy và bạc giấy.,v.v… Các ngày cúng diễn ra vào các ngày đầu tháng (tuần trăng mới =30, mồng một hàng tháng) và ngày trăng tròn (15 mỗi tháng âm lịch). Đây chính là những ngày nguy của người Việt xưa và nay vì là ngày hàng tháng bà Nguyệt (trăng) kết duyên với mặt trời. Ngày mồng một đầu tháng chính là ngày mặt trăng nhú ra khỏi các tia nắng tàn tạ của mặt trời lặn, và mặt nguyệt mới nhận được nguyên lý sáng đầu tiên để lớn dần lên tới ngày 15 rồi giảm bớt đi vào cuối tháng và được sáng trở lại vào tháng kế tiếp. Như vậy, mặt trăng trở thành biểu tượng của nguyên lý âm và từ đấy, cùng chia sẻ với nữ giới ảnh hưởng mầu nhiệm của nguyên lý âm, mà người ta gán hẳn cho vầng nguyệt. Mặt khác, mặt trăng như vậy đương nhiên được mời gọi đóng vai trò trọng yếu trong pháp thuật mà các lễ tục thường thường được thực hiện về đêm, vào lúc trăng vừa xuất hiện. Chính vì các lý do này mà những ngày 1 và 15 trong tháng âm lịch đều đặc biệt được chỉ định để tổ chức các cuộc cúng kiến dành cho các Thánh tổ của phù chú.
Tính ông Độc Cước lập dị , lúc chính lúc tà , người đời nhắc đến ai cũng sợ vì những pháp thuật độc môn chỉ của riêng ông .Ông được xưng tụng là : “ Đệ nhị Thánh Tổ phù thuật An Nam “ .