Blog Chuyên Văn: Thơ Ca Bắt Rễ Từ Lòng Người Nở Hoa Nơi Từ Ngữ – Bpackingapp – Bpacking in Viet Nam

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Bạn đang xem: Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ

*

A, MB

– GIỚI thiệu quan điểm: Có quan điểm cho rằng “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Theo em, ý kiến này hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Đặc biệt là với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

– giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan: Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỷ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà là tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài Qua Đèo Ngang.

– Bài thơ Qua Đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618-907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức bốn câu giữa) và có luật bằng trắc.

B, TB

1, Giải thích:

– “Thơ ca bắt rễ từ lòng người” có nghĩa là những tác phẩm văn học thơ ca đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính con người.

– “Nở hoa từ từ ngữ” có nghĩa là việc sử dụng từ ngữ tài hoa, độc đáo sẽ làm cho bài thơ trở nên xúc động và gây ấn tượng mãi với bạn đọc.

– Ta tưởng tượng những bài thơ cũng giống như một cái cây. Cái cây đó được nảy nở, ươm mầm từ trong chính tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, của nhà thơ, nhà văn. Và những ngôn từ tài hoa đã làm cho bài thơ đó nở hoa, đơm hoa kết trái và để lại ấn tượng mãi trong lòng người đọc.

2, Phân tích bài thơ.

– Bài thơ Qua Đèo Ngang chính là bài thơ có cách sử dụng từ ngữ độc đáo, tài hoa và đắc địa. Bài thơ dù tuân thủ đúng theo Đường luật nhưng vẫn đảm bảo được sự tài hoa trong từ ngữ chọn lọc của nhà thơ.

Xem thêm: Mẫu File Excel Tính Cost Món Ăn, File Excel Tính Cost Món Ăn Archives

– Câu thơ đầu tiên “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” cho thấy hoàn cảnh đi tới Đèo Ngang của nhân vật trữ tình, đó là vào buổi chiều hoàng hôn.

– Câu thơ thứ hai “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” đã cho thấy việc sử dụng từ ngữ tài hoa và đắc địa của nhà thơ. Một câu thơ có đến hai từ “chen” cho thấy một khung cảnh thiên nhiên rậm rạp, hoang sơ và hùng vĩ. Cỏ cây dường như cũng chen chúc với đá để mọc lên, lá cũng chen chúc với cả hoa, cho thấy một sức sống mãnh liệt của chốn thiên nhiên hoang sơ nơi Đèo Ngang.

– Cặp câu thơ đối tiếp theo cũng cho thấy sự “nở hoa” về từ ngữ của Bà Huyện Thanh Quan”

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Từ láy gợi hình “lom khom” và “lác đác” được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ và thiếu đi hơi người của Đèo Ngang. Cùng với đó là những đại từ chỉ số lượng ít như “vài, mấy” cho thấy bức tranh toàn cảnh Đèo Ngang hoang vu, hẻo lánh và thiếu đi sức sống con người. Cặp câu thơ đối nhau cho thấy sự đảm bảo Đường luật của bài thơ và cũng mang đến màu sắc trang trọng và cổ kính

– Cặp câu thơ tiếp theo đã thể hiện được tâm trạng của chính nhân vật trữ tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Hình ảnh của chim cuốc và chim gia gia đều là tên của loài chim, vừa cũng gợi luôn âm thanh của loài chim đó. Đây là một cách sử dụng từ ngữ độc đáo tài hoa vô cùng của Bà Huyện Thanh Quan. Những từ ngữ trực tiếp thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình được đảo lên đầu câu đó là “Nhớ nước đau lòng” và “Thương nhà mỏi miệng”. Những từ này cho thấy tâm trạng hoài cổ và nuối tiếc của nhân vật trữ tình về một quá khứ vàng son đã đi qua. Đó là nỗi niềm hoài cổ và nhớ thương quá khứ đã qua vô hạn của nhà thơ

– Hai câu thơ cuối đã cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Nhà thơ như mở ra khung cảnh to lớn khi đứng trước Đèo Ngang. Đó là không gian to lớn, rợn ngợp, hoang sơ, hùng vĩ đến cô đơn và lẻ loi. Trong hoàn cảnh ấy, nhân vật trữ tình chứa chan một nỗi lòng tâm trạng dành cho đất nước, cho quê hương. Hình ảnh “một mảnh tình riêng” làm cho tình cảm của nhân vật trữ tình hiện lên cụ thể và hữu hình. Cuối cùng, đại từ xưng hô “ta với ta” cho thấy một sự cô đơn tột cùng của nhà thơ. Trước hoàn cảnh ấy, nhân vật trữ tình vẫn cứ chất chứa một nỗi lòng, một sự hoài cổ dành cho quá khứ đã qua. Đó cũng là sự cô đơn tột cùng của nhân vật trữ tình khi trong hoàn cảnh ấy, nhân vật chỉ có một mình đối diện với chính mình mà thôi.

C, KB

– Bài thơ được xuất phát từ nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Và nhờ cách sử dụng từ ngữ tài hoa đắc địa của Bà Huyện Thanh Quan mà người đọc được chiêm ngưỡng tài năng sử dụng từ ngữ ấy. Bài thơ mãi mãi chứa đựng giá trị vững bền, là bài thơ Đường Luật trung đại Việt Nam có sức sống lâu bền.

BÀI LÀM

Có quan điểm cho rằng “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Theo em, ý kiến này hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Đặc biệt là với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỷ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà là tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật, trong đó có bài Qua Đèo Ngang.Bài thơ Qua Đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618-907) ở Trung Quốc. Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (tức bốn câu giữa) và có luật bằng trắc.

“Thơ ca bắt rễ từ lòng người” có nghĩa là những tác phẩm văn học thơ ca đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính con người.”Nở hoa từ từ ngữ” có nghĩa là việc sử dụng từ ngữ tài hoa, độc đáo sẽ làm cho bài thơ trở nên xúc động và gây ấn tượng mãi với bạn đọc.Ta tưởng tượng những bài thơ cũng giống như một cái cây. Cái cây đó được nảy nở, ươm mầm từ trong chính tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, của nhà thơ, nhà văn. Và những ngôn từ tài hoa đã làm cho bài thơ đó nở hoa, đơm hoa kết trái và để lại ấn tượng mãi trong lòng người đọc.

Bài thơ Qua Đèo Ngang chính là bài thơ có cách sử dụng từ ngữ độc đáo, tài hoa và đắc địa. Bài thơ dù tuân thủ đúng theo Đường luật nhưng vẫn đảm bảo được sự tài hoa trong từ ngữ chọn lọc của nhà thơ.Câu thơ đầu tiên “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” cho thấy hoàn cảnh đi tới Đèo Ngang của nhân vật trữ tình, đó là vào buổi chiều hoàng hôn. Câu thơ thứ hai “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” đã cho thấy việc sử dụng từ ngữ tài hoa và đắc địa của nhà thơ. Một câu thơ có đến hai từ “chen” cho thấy một khung cảnh thiên nhiên rậm rạp, hoang sơ và hùng vĩ. Cỏ cây dường như cũng chen chúc với đá để mọc lên, lá cũng chen chúc với cả hoa, cho thấy một sức sống mãnh liệt của chốn thiên nhiên hoang sơ nơi Đèo Ngang. Cặp câu thơ đối tiếp theo cũng cho thấy sự “nở hoa” về từ ngữ của Bà Huyện Thanh Quan: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Từ láy gợi hình “lom khom” và “lác đác” được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ và thiếu đi hơi người của Đèo Ngang. Cùng với đó là những đại từ chỉ số lượng ít như “vài, mấy” cho thấy bức tranh toàn cảnh Đèo Ngang hoang vu, hẻo lánh và thiếu đi sức sống con người. Cặp câu thơ đối nhau cho thấy sự đảm bảo Đường luật của bài thơ và cũng mang đến màu sắc trang trọng và cổ kính. Cặp câu thơ tiếp theo đã thể hiện được tâm trạng của chính nhân vật trữ tình: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Hình ảnh của chim cuốc và chim gia gia đều là tên của loài chim, vừa cũng gợi luôn âm thanh của loài chim đó. Đây là một cách sử dụng từ ngữ độc đáo tài hoa vô cùng của Bà Huyện Thanh Quan. Những từ ngữ trực tiếp thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình được đảo lên đầu câu đó là “Nhớ nước đau lòng” và “Thương nhà mỏi miệng”. Những từ này cho thấy tâm trạng hoài cổ và nuối tiếc của nhân vật trữ tình về một quá khứ vàng son đã đi qua. Đó là nỗi niềm hoài cổ và nhớ thương quá khứ đã qua vô hạn của nhà thơ. Hai câu thơ cuối đã cho thấy sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình “Dừng chân đứng lại trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng, ta với ta”. Nhà thơ như mở ra khung cảnh to lớn khi đứng trước Đèo Ngang. Đó là không gian to lớn, rợn ngợp, hoang sơ, hùng vĩ đến cô đơn và lẻ loi. Trong hoàn cảnh ấy, nhân vật trữ tình chứa chan một nỗi lòng tâm trạng dành cho đất nước, cho quê hương. Hình ảnh “một mảnh tình riêng” làm cho tình cảm của nhân vật trữ tình hiện lên cụ thể và hữu hình. Cuối cùng, đại từ xưng hô “ta với ta” cho thấy một sự cô đơn tột cùng của nhà thơ. Trước hoàn cảnh ấy, nhân vật trữ tình vẫn cứ chất chứa một nỗi lòng, một sự hoài cổ dành cho quá khứ đã qua. Đó cũng là sự cô đơn tột cùng của nhân vật trữ tình khi trong hoàn cảnh ấy, nhân vật chỉ có một mình đối diện với chính mình mà thôi.

Bài thơ được xuất phát từ nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Và nhờ cách sử dụng từ ngữ tài hoa đắc địa của Bà Huyện Thanh Quan mà người đọc được chiêm ngưỡng tài năng sử dụng từ ngữ ấy. Bài thơ mãi mãi chứa đựng giá trị vững bền, là bài thơ Đường Luật trung đại Việt Nam có sức sống lâu bền.