BÌNH VÔI | OPC
Tên khác: Củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên.
Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers.
Họ: Tiết dê Menispermaceae.
Bộ phận dùng:
Phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng phơi hay sấy khô.
Tên khoa học: Tuber Stephaniae
Hình 1: Củ Bình vôi tươi và củ Bình vôi sấy khô
MÔ TẢ CÂY
Bình vôi thuộc loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai. Bình vôi có phần gốc thân phát triển to thành củ, có khi nặng tới 20 – 30kg, hình dáng thay đổi tùy theo từng nơi củ phát triển. Củ Bình vôi có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám.
Hình 2: Cây Bình vôi
PHÂN BỐ
Cây mọc hoang ở những vùng núi đá vôi thuộc nước ta, mọc nhiều nhất là ở Ninh Bình.
THU HOẠCH, SƠ CHẾ
Củ được thua hái quanh năm làm thuốc. Sau khi thu hái về, người ta thái mỏng phơi khô sắc nước uống hoặc ngâm rượu. Vì củ bình vôi mọng nước, nên khi phơi khô 5kg tươi mới được 1kg khô.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Rễ củ Bình vôi chứa nhiều alcaloid, trong đó, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (còn gọi là rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, còn có tinh bột, đường khử.
Một số công thức đại diện:
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
- L-tetrahydropalpatin có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, kéo dài thời gian ngủ của các thuốc ngủ barbituric trên súc vật thí nghiệm. Với liều cao có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên.
- Roemerin có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế. Ðối với tim ếch cô lập, roemerin có tác dụng ức chế, giảm biên độ và tần số co bóp, với liều cao tim ếch ngừng đập ở thời kỳ tâm trương. Roemerin đối kháng với tác dụng tăng co bóp ruột của acetylcholin. Ðối với hệ thần kinh trung ương với liều thấp roemerin còn có tác dụng an thần gây ngủ, liều cao kích thích gây co giật dẫn đến tử vong. Roemerin còn có tác dụng dãn mạch hạ huyết áp. Liều LD50 trên chuột là 0,125g/kg tương đương với liều độc của cocain hydroclorid.
- Cepharanthin: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cepharanthin có tác dụng giãn mạch nhẹ trên những mạch vi tuần hoàn, có tác dụng tăng cường sinh sản kháng thể nên có tác dụng rõ rệt đối với bệnh giảm bạch cầu do bệnh nhân bị bom nguyên tử, do chiếu tia phóng xạ, do dùng thuốc chữa ung thư. Sự biến động số lượng hồng cầu hoặc sắc tố máu hầu như không có thay đổi khi dùng cepharanthin. Tác dụng phụ do uống cepharanthin liều cao không thấy xuất hiện.
CÔNG DỤNG
Trong đông y
- Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, lương. Vào hai kinh can, tỳ.
- Công năng, chủ trị: An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc.
Trong cuộc sống
Một số bài thuốc có Bình vôi:
- Trị mất ngủ:
- Cách 1: Ngâm rượu củ bình vôi để uống mỗi ngày cũng tốt cho sức khỏe. Cách ngâm rượu: cứ lấy 1 phần bột thì lại lấy tương ứng với 5 hoặc 10 phần rượu, mỗi ngày mọi người uống khoảng 5 đến 15ml.
Cách 2: Kết hợp củ bình vôi với hạt sen, long nhãn, lá vông và nhân của hạt táo chua đem sắc uống trước 30 phút khi ngủ. - Chữa phong thấp tê đau, phù thân, ho hoặc nô ra máu: Bình vôi 6 – 9 g. Sắc nước uống.
- Trị bệnh đau bụng cho trẻ nhỏ và người lớn: Đối với trẻ nhỏ (từ 1 – 5 tuổi) thì mỗi ngày uống khoảng 0,025g còn trẻ từ 5 đến 10 tuổi thì sử dụng nhiều hơn một chút khoảng 0,05g bột bình vôi. Người lớn ngày uống nhiều nhất 6g
Trong y học hiện đại:
Ngủ là sinh lý tự nhiên của cơ thể. Ngủ là trạng thái tạm thời để cơ thể có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc. Vì vậy, giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và hết sức cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người.
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc điều trị mất ngủ. Nhóm tân dược kê toa có Seduxen, Valium, Stinox, Xanax, Temesta, ….nhưng thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong thời gian ngắn vì có thể bị lệ thuộc thuốc, giảm trí nhớ nếu sử dụng kéo dài và gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn, khô miệng, vụng về, giảm tập trung, …Nhóm các dược liệu an thần được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền gồm có : Trinh nữ, Lạc tiên, Vông nem, Sen, Bình vôi,…
Ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại theo tiêu chuẩn GMP-WHO, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đã cho ra đời “MIMOSA® VIÊN AN THẦN”. Sản xuất là sự phối hợp độc đáo của 5 loại thảo dược nêu trên thuộc nhóm dưỡng tâm an thần đã từng sử dụng rộng rãi trong dân gian Việt Nam.
MIMOSA® VIÊN AN THẦN được chỉ định cho những trường hợp mất ngủ hoặc giấc ngủ đến chậm, suy nhược thần kinh và có thể thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc..
Hình 3: Sản phẩm MIMOSA VIÊN AN THẦN
TIÊU CHUẨN
Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.
Mô tả
Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng.
Hình 4: Củ Bình vôi và Bình vôi thái phiến
Bột
Bột có màu vàng xám, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh tế bào mô mềm thành mỏng (1), tế bào mô cứng thành dày, khoang rộng (2), mảnh mạch điểm (3), tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài và nhỏ (5) và rải rác có những hạt tinh bột nhỏ hình tròn và hình trứng (4).
Hình 5: Vi phẫu bột Bình vôi
Định tính
Thể hiện phép thử định tính của Bình vôi.
Độ ẩm
Không quá 14,0%.
Tro toàn phần
Không quá 5,0%.
Tạp chất
Không quá 1,0 %.
Định lượng
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4 % (kl/kl) L-tetra-hydropalmatin (C21H25NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.