Bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác chính là chìa khóa để hóa giải mọi vấn đề – Vạn Điều Hay

Nếu cuộc sống này chúng ta đều cố gắng đặt mình vào vị trí của nhau thì sẽ tốt biết mấy. Cảnh giới cao nhất của sự tu dưỡng mà mỗi người có thể đạt được chính là tấm lòng lương thiện được bồi đắp từ việc biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, biết cảm thông cho người khác.

Đặt mình vào vị trí người khác là điều nói thì dễ nhưng không đơn giản khi thực hiện. Bởi trong mỗi con người luôn có một cái tôi rất lơn, thậm chí, cái tôi ấy lớn đến nỗi chẳng bao giờ chúng ta muốn hạ thấp mình để ngước nhìn một ai đó.

Nhiều chuyện xảy ra xung quanh khiến chúng ta không khỏi có những lời bán tán, phán xét người khác, thậm chí xúc phạm họ nhưng với bất kỳ ai nào cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ xem cảm giác của mình ra sao. 

Cảm thông cho nhau, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật an yên và nhẹ nhàng biết mấy. Câu chuyện dưới đây sẽ phần nào mách bảo bạn rằng, bình tĩnh buông bỏ cái tôi và đặt mình vào vị trí của người khác là cách tốt nhất để hóa giải mọi mâu thuẫn trong cuộc sống.

Có 2 gia đình sống cạnh nhau. Họ đã sống trong hòa thuận qua một thập niên. 2 người con từ 2 gia đình này đều đã 10 tuổi và là bạn học cùng lớp. Một lần khi trẻ hư hỏng ở trường, gia đình họ đã khuyên răng con mình rằng không có gây gỗ nhau. 

Sau đó, trong một lần đi câu cá, 2 đứa trẻ này tranh nhau một điểm câu tốt và đứa trẻ ở căn hộ bên phải bị đẩy xuống sông. Mặc dù đứa trẻ được cứu kịp thời, nhưng rồi 2 gia đình đã phát sinh những ý không tốt.

Đứa trẻ từ căn hộ bên phải là đứa con trai duy nhất và vì thế cha mẹ của cậu này đã đến nhà căn hộ bên trái và buộc tội họ về sự hận thù và mưu đồ giết chết con trai của họ. Họ đã đe dọa đưa lên chính quyền địa phương. 

Ngay cả sau khi căn hộ bên trái đã xin lỗi và trừng phạt nghiêm khắc con của mình, căn hộ bên trái vẫn không thể làm hài lòng căn hộ bên phải. Nó giống như một cơn bão không thể ngăn được.

Cụ bà từ căn hộ bên trái bảo gia đình bà rằng: “Rất quan trọng để mà giữ gìn sự thông cảm và hòa ái. Mặc dù đứa trẻ đã không bị đẩy xuống sông có mục đích, chúng ta vẫn là bên sai và đó cũng là tự nhiên khi chúng ta bị đổ lỗi cho điều này. 

Chúng ta cần tự mình phải xét xem cảm giác của người khác. Đứa trẻ là con trai duy nhất của gia đình họ. Có phải chúng ta cũng sẽ giận dữ nếu chúng ta nhìn vấn đề từ khía cạnh đó?”

Những lời này làm nguôi gia đình. Bà bảo gia đình của bà chuẩn bị bốn món quà tối hôm đó. Cả nhà họ đi sang viếng thăm gia đình hàng xóm bên cạnh vào buổi sáng hôm sau. 

Bà cụ đã nói với người hàng xóm một cách thân tình: “Chúng tôi đến để xin lỗi về những gì đã xảy ra.” Bởi vì hành động bất ngờ, gia đình bên phải đã cảm động và hối hận những lời không thận trọng mà họ đã thốt ra trước đó. 

Sự bình tĩnh giải quyết vụ việc của bà cụ đã hòa giải mối xung đột và 2 gia đình đã lại hòa thuận.

Trong cuộc sống, những lúc xảy ra mâu thuẫn, nếu như bạn quá xem trọng cái tôi, coi trọng hơn thua, được mất thì sẽ khiến mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng hơn, và cuối cùng bạn sẽ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí gây ra hận thù.

Ngược lại, một người thông minh thì sẽ biết kiềm chế bản thân, hạ thấp cái tôi để suy xét mọi vấn đề, biết suy nghĩ cho người khác một chút, biết đặt bản thân vào vị trí và suy nghĩ của người khác thì chắc chắn mọi mâu thuẫn sẽ được hóa giải.

Nếu cuộc sống này chúng ta đều cố gắng đặt mình vào vị trí của nhau thì sẽ tốt biết mấy. Cảnh giới cao nhất của sự tu dưỡng mà mỗi người có thể đạt được chính là tấm lòng lương thiện được bồi đắp từ việc biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, biết cảm thông cho người khác và yêu thương thêm thế giới này.

Hi vọng bạn có thể yêu thương và trân trọng cuộc đời này và rồi cuộc đời cũng sẽ yêu thương và trân trọng bạn như chính cách mà bạn đã yêu thương nó. Dù gặp bất cứ khó khăn hay mâu thuẫn nào cũng nên bình tĩnh, đừng tranh hơn thua, được mất, bởi dùng thiện đãi người mới là đạo lý của người quân tử!.

Nguồn: Chanhkien.org

Chân Kiến biên tập