Biển số xe 83 là của tỉnh nào?

Câu hỏi: Xin cho hỏi xe mô tô, xe gắn máy không gắn biển số khi tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Và tiện đây tôi cũng xin được hỏi ký hiệu biển số xe số 83 là của tỉnh nào ở nước ta?

>>> Xem Ký hiệu Biển số xe của tất cả các tỉnh, huyện trong nước

Xe máy không gắn biển số khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Luật GTĐB năm 2008 thì xe mô tô, xe gắn máy không gắn biển số là vi phạm pháp luật, người lái xe sẽ bị xử phạt trong trường hợp này.

Theo đó, mức phạt đối với hành vi này từ 3 trăm ngàn đến 4 trăm ngàn đồng (mức trung bình là 350 ngàn đồng).

Biển số xe 83 là của tỉnh nào?

Ký hiệu biển số xe số “83” là của tỉnh Sóc Trăng (theo Thông tư 58/2020/TT-BCA). Ký hiệu biển số xe máy của các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng cụ thể như sau:

Thành phố Sóc Trăng: 83X1; Thị xã Vĩnh Châu: 83V1; Thị xã Ngã Năm: 83E1; Huyện Mỹ Xuyên: 83F1; Huyện Trần Đề: 83Y1; Huyện Long Phú: 83Z1; Huyện Mỹ Tú: 83M1; Huyện Thạnh Trị: 83T1; Huyện Kế Sách: 83B1; Huyện Châu Thành: 83C1; Huyện Cù Lao Dung: 83D1

Ký hiệu biển số xe ô tô của tỉnh Sóc Trăng: 83A, 83B, 83C, 83D, 83LD, 83R, 83KT.

Nhắc đến tỉnh Sóc Trăng là nhắc đến tỉnh có số lượng người Khmer đông nhất cả nước, chiếm 31,5% cả nước (theo Wikipedia tiếng Việt). Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Sau đây viết tắt là Vùng ĐBSCL), tiếp giáp với các tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Trà Vinh và phần còn lại thì tiếp giáp với biển Đông (Có thể thấy đây cũng là một sự hy hữu nhỏ vì Sóc Trăng là tỉnh có nhiều người Khmer sinh sống nhất, nhưng lại không giáp với Campuchia – cái này vì sao thì mình cũng không biết nữa, ai biết thì bình luận bên dưới cho mọi người tham khảo nhé).

Nếu ở Tiền Giang có chợ nổi Ngã Bảy, thì ở Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm cũng nổi tiếng không kém, khi ghé thăm Sóc Trăng hãy ghé chợ nổi Ngã Năm một lần để thấy sự nhộn nhịp của một phiên chợ trên mặt nước nó diễn ra như thế nào, cũng như thưởng thức những thức ngon nơi đây (nhớ nhé hãy ghé một lần để không phải hối tiếc).

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nhiều địa điểm du lịch khác có thể kể đến như Cồn Mỹ Phước, Khu du lịch sinh thái Bình An, Khu du lịch sinh thái Hồ Bể, ai thích xem cò thì đến Vườn cò Tân Long,…

Và nhắc đến Sóc Trăng, không thể không nhắc đến các ngôi chùa Khmer nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Kh’leang, chùa Chén Kiểu…

Sau đây là một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Sóc Trăng mà du khách không thể bỏ qua khi đến nơi đây:

Chợ nổi Ngã Năm: Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm cực kì nổi tiếng. Nơi đây là phiên chợ trên sông có vị trí cực kì thuận lợi, là giao điểm của năm con sông tỏa ra năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạnh Trị qua và Phụng Hiệp xuống.

Nơi đây buôn bán đầy đủ mọi thứ, nhất là những hoa quả đặc sản miền sông nước. Tới với nơi đây du khách sẽ được thưởng thức về những đặc sản cũng như hiểu thêm về cuộc sống con người nơi đây.

Chùa Dơi: Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Kiến trúc của chùa được coi là tiêu biểu cho kiến trúc của dòng Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ và chùa được xây từ khoảng thế kỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp của nó.

Cảnh quan phía trong chùa được thiết kế cực kỳ hòa hợp giữa chùa và không gian phía ngoài. Đặc biệt khi tới đây du khách sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa.

Cồn Mỹ Phước: Cồn Mỹ Phước là một trong những nơi nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng. nơi đây có đủ loại trái cây từ sầu riêng, cam quýt đến hồng xiêm, xoài, nhãn,…

Tới với nơi đây du khách có thể tha hồ thưởng thức trái cây tươi ngon ngọt mát ngay tại vườn cùng với những món ăn đặc sản dân dã nơi đây. Những ngày cuối tuần được cùng bạn bè tụ tập vui chơi, hái trái cây ngay tại cồn giữa sông cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.

Bảo tàng Khmer: Nếu có dịp đến với Sóc Trăng thì nhất định đừng bỏ qua nơi này, ghé thăm nơi đây bạn sẽ phần nào hiểu được về nét đẹp văn hóa của dân tộc Khmer.

Đây là một công trình được xây dựng theo kiến trúc của chùa Khmer và phía bên trong thì chứa nhiều hiện vật phản ánh đời sống tinh thần cũng như đời sống thường nhật phong phú, đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày các các loại trang phục, nhạc cụ,…cực kỳ đặc sắc.

Chùa Đất Sét: Chùa Đất Sét nổi tiếng gần xa với 1901 pho tượng Phật, trên 200 linh thú, bảo tháp, lư hương,.. làm bằng đất sét tại đây cùng với những cây nến nặng 200kg  có thể cháy hàng chục năm.

Tháp Đa Bảo tại đây cao tới 13 tầng, mỗi tầng thì có tới 16 cửa, mỗi cửa sẽ được đặt một tượng Phật.