Biến chứng sau cắt mí, hãy coi chừng!
Cắt mí tạo đôi mắt to đẹp có hồn đã trở thành một quy trình phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng phổ biến ngày nay, không chỉ dành cho phái đẹp mà cả phái mạnh cũng đang rất ưa chuộng.
Nhưng không phải tất cả các ca cắt mí đều thành công tốt đẹp, đâu đó chúng ta vẫn gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra do không nghiên cứu, tìm hiểu cẩn thận bác sĩ, cơ sở thực hiện trước khi quyết định. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số biến chứng phổ biến có thể xảy ra sau cắt mí và chi tiết cách khắc phục.
Trên thực tế, phẫu thuật cắt mí chỉ là một tiểu phẫu để cắt bỏ da, mỡ thừa tạo nếp gấp mí rõ nét, không hề tác động đến cấu trúc mắt cũng như các dây thần kinh thị giác. Do đó, nó được đánh giá là một phương pháp thẩm mỹ khá an toàn. Mặc dù vậy, chính vì tiểu phẫu mà khách hàng khi thực hiện thường có tâm lý chủ quan không tìm hiểu kỹ về bác sĩ phẫu thuật cho mình hoặc chủ quan trong chế độ chăm sóc hậu phẫu dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Vậy những biến chứng nào có thể xảy ra sau cắt mí?
Đây là biến chứng dễ xảy ra nhất và phổ biến nhất, hầu như tất cả các ca phẫu thuật cắt mí đều gặp phải. Vì trong quá trình thao tác, các mô ở vùng mắt có thể bị tổn thương gây sưng bầm. Hiện tượng này hết sức bình thường, tùy cơ địa cũng như cách chăm sóc của từng người mà sau khoảng 5-7 ngày sẽ hết.
Để khắc phục giảm sưng, hãy chườm lạnh liên tục, cứ chườm khoảng 10 phút lại nghỉ 15 – 20 phút rồi tiếp tục. Lưu ý không để nước lạnh rơi vào vùng vết mổ ở mắt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân tích cực chườm đá sau cắt mí có thể giảm được đến 70% tình trạng sưng tấy, chỉ sau khoảng 2-3 ngày là đã giảm sưng đáng kể và sang ngày thứ 5 đã lành và hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm sưng nề theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, hay kiêng khem một số thực phẩm khiến tình trạng sưng bầm lâu hơn.
Mặc dù đây là ca tiểu phẫu hạn chế xâm lấn nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng, nhưng không phải hoàn toàn không có. Nếu bệnh nhân không tìm hiểu kỹ, thực hiện ở các cơ sở không đảm bảo điều kiện vô trùng hay có chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng cách thì sẽ không tránh được tình trạng nhiễm trùng vùng mí. Chính vì thế khi thấy mắt bị sưng tấy quá lâu, kèm theo các biểu hiện như đau rát, tấy đỏ, chảy mủ, vết khâu không khép miệng thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc nơi thực hiện trước đó để được kiểm tra, can thiệp kịp thời.
Nếp mí không đều cũng là một biến chứng khá phổ biến. Tình trạng này chủ yếu là do tay nghề của bác sĩ, đo vẽ và thiết kế nếp mí không chính xác, khiến cho nếp mí sau phẫu thuật quá rộng hoặc quá hẹp so với mắt và khuôn mặt, dẫn đến không cân đối và lộ dấu vết thẩm mỹ.
Với trường hợp này, bệnh nhân cần đợi một thời gian cho đến khi mắt lành lại hoàn toàn, thông thường là từ 3 – 6 tháng rồi mới trở lại cơ sở trước đó hoặc tìm một cơ sở mới tin tưởng hơn để làm lại. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại lượng mỡ thừa cũng như da chùng cần cắt bỏ, có thể kết hợp cấy mô da để hai mí trông cân xứng đều nhau hơn.
Mí mắt có cấu tạo khá phức tạp do đó dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ thực hiện phải là người hiểu rõ cấu trúc mắt, hiểu rõ tình trạng mí mắt của khách hàng, tránh cắt bỏ quá nhiều da và mỡ thừa khiến cho mắt bị hở mi, trợn không thể nhắm kín lại được.
Nếu rơi vào trường hợp này, bắt buộc phải phẫu thuật lại. Thông thường sau khoảng 6 tháng khi mắt gần như đã hồi phục hoàn toàn thì mới có thể tái phẫu thuật. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra, xem xét lượng da mí mắt còn lại, cũng như độ giãn và cấu trúc vùng mắt rồi mới lên kế hoạch điều trị cụ thể.
Mặc dù những biến chứng xảy ra sau khi cắt mí không quá nhiều và không quá phổ biến nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh tiền mất tật mang, bệnh nhân trước khi thực hiện bất kỳ quy trình phẫu thuật nào dù là tiểu phẫu cũng cần tìm hiểu thật kỹ bác sĩ thực hiện cho mình, cũng như đảm bảo chắc chắn cơ sở thực hiện có đủ giấy phép hoạt động, đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm