Biên bản nghiệm thu là gì và lưu ý về biên bản nghiệm thu

Ngày nay, sau khi mỗi dự án được hoàn tất, các cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện lập mẫu biên bản nghiệm thu để đánh giá chất lượng, hiệu quả. Để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh chóng thì bạn cần chuẩn bị mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Thép Trí Việt sẽ giới thiệu cho bạn biên bản nghiệm thu là gì và các mẫu biên bản nghiệm thu chuẩn nhất hiện nay.

Nội dung

Biên bản nghiệm thu là gì?

Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập nên nhằm mục đích chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 2 bên dựa trên các tiêu chuẩn, thỏa thuận trước đó. Nghĩa là Biên bản nghiệm thu chỉ được tạo lập khi công việc đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ. Việc nghiệm thu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, dự án trước khi bàn giao, áp dụng cho khách hàng.

Biên bản nghiệm thu thể hiện kết quả, chất lượng công trình

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những loại biên bản nghiệm thu khác nhau. Ví dụ, trong Hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi bàn giao sẽ lập ra Biên bản nghiệm thu và bàn giao hàng hóa; trong hoạt động xây dựng thì lập Biên bản nghiệm thu công trình… Biên bản này được lập ra nhằm để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm đã bàn giao, thi công, lắp đặt…

Việc nghiệm thu có quan trọng hay không?

Nghiệm thu là quá trình đánh giá chất lượng công trình, giữ vai trò quan trọng với nhiều ý nghĩa to lớn như sau:

Giúp đánh giá chất lượng và sự an toàn của công trình

Nghiệm thu được đề ra với mục đích làm cơ sở đánh giá chất lượng, sự an toàn của công trình. Biên bản nghiệm thu sẽ hỗ trợ các bên liên quan nhận biết được quá trình thi công, xây dựng có tuân theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hay không.

Giúp phát hiện, sửa chữa kịp thời lỗi của công trình, dự án

Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các bên liên quan phát hiện kịp thời lỗi trong thi công xây dựng. Những bộ phận kém chất lượng, sai sót sẽ được phản ánh, ghi nhận và sửa chữa, khắc phục. Trong đó, chi phí cho quá trình khắc phục sẽ tùy theo lỗi và nhà thầu phải chịu khoản chi phí đó.

Nghiệm thu giúp phát hiện, sửa chữa kịp thời lỗi của công trình, dự án

Nhìn chung, nghiệm thu là bước vô cùng quan trọng, là yếu tố bắt buộc khi quy hoạch một dự án, công trình. Bởi thực sự cũng không có chủ thầu nào có thể đảm bảo được  100% chất lượng công trình của mình. Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi những chuyên gia có thể kiểm tra chất lượng, đánh giá công trình một cách tổng thể, chính xác nhất.

Hạn chế của biên bản nghiệm thu là gì?

Không phải tất cả các công trình, dự án đều có thể chấp nhận, hoặc được người dùng chấp nhận. Bản nghiệm thu chỉ có thời hạn tại thời điểm hiện tại và không có tác dụng bảo hành sau này nên sẽ có nhiều bất trắc.

Không phải tất cả các tiêu chí “chấp nhận” đều có thể được xem xét để nghiệm thu. Khi đã ký vào biên bản nghiệm thu thì sẽ không thể thực hiện sửa đổi, rất nhiều người không để ý tới nội dung trong biên bản nghiệm thu.

Hạn chế của biên bản nghiệm thu là gì?

Như vậy, dù biên bản nghiệm thu theo bất kỳ phương thức nào đều có một mục tiêu chung. Đó chính là xây dựng niềm tin và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm được phát triển trước khi hoàn thành/ thanh lý hợp đồng. 

Điều này chỉ đạt được khi mức độ nghiêm trọng trong sản phẩm thấp, không cản trở bất kỳ chức năng nào. Cho dù mẫu văn bản này có những mặt lợi và mặt hại riêng nhưng chúng đều rất cần thiết trước khi hoàn thành thi công công trình, dự án.

Các loại biên bản nghiệm thu

Công tác nghiệm thu cần phải ghi chép lại bằng các biên bản, mỗi loại biên bản nghiệm thu sẽ có vai trò riêng biệt. Cụ thể:

Nghiệm thu khối lượng

Biên bản nghiệm thu khối lượng đóng vai trò đánh giá chất lượng của đơn vị, cá nhân thực hiện công trình, dự án. Biên bản này chủ yếu tập trung vào khối lượng công việc, các dụng cụ lao động, công cụ, nguyên vật liệu,…

Nghiệm thu hoàn thành

Biên bản nghiệm thu hoàn thành ghi chép lại các hạng mục, các địa điểm, các thành phần tham gia đánh giá dự án. Biên bản này sẽ đưa đến kết luận cuối cùng là dự án có đảm bảo chất lượng để có thể đi vào hoạt động hay không. Nếu không đạt, biên bản cũng sẽ ghi lại chi tiết các yêu cầu cần được chỉnh sửa cụ thể.

Biên bản nghiệm thu hoàn thành 

Nghiệm thu các yếu tố liên quan đến bản hồ sơ thiết kế

Trước khi bắt đầu xây dựng, các yếu tố liên quan đến hồ sơ thiết kế cần được thẩm định, nghiệm thu trước khi phê duyệt. Quá trình này sẽ được thực hiện theo đúng các quy định nhà nước đề ra.

Nghiệm thu từng hạng mục

Biên bản này nghiệm thu hoàn thành xây dựng các hạng mục khác nhau thuộc dự án, công trình. Các hạng mục phải ghi rõ các thông tin như tên, địa điểm,… Biên bản nghiệm thu từng hạng mục cần được trình bày chính xác, chi tiết để kiểm tra, đối chiếu theo thực tế.

Bên cạnh đó, biên bản này còn phục vụ cho việc nhận xét về công việc xây dựng của nhà thầu. Từ đó, quyết định chất lượng có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng hay không sẽ được đưa ra. Trong trường hợp sai sót xảy ra, biên bản cần phải nêu rõ, đồng thời đưa ra các yêu cầu, thời gian sửa chữa.

Nội dung của mẫu biên bản nghiệm thu là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 23 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP, biên bản nghiệm thu gồm các nội dung:

Nội dung của biên bản nghiệm thu theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP

  • Tên hạng mục công trình, dự án được nghiệm thu.

  • Thời gian, địa điểm tiến hành công tác nghiệm thu.

  • Thành phần ký kết vào mẫu biên bản nghiệm thu.

  • Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định và sự phù hợp của hạng mục công trình, dự án đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn và các yêu cầu khác của hợp đồng.

  • Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, dự án; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung theo các ý kiến khác nếu có).

  • Chữ ký, họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký kết biên bản nghiệm thu.

  • Phụ lục kèm theo (nếu có).

Các thành phần thực hiện ký kết vào biên bản nghiệm thu 

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, biên bản nghiệm thu cần phải có chữ ký của:

Các thành phần thực hiện ký kết vào biên bản nghiệm thu 

  • Người đại diện pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

  • Người đại diện pháp luật của nhà thầu giám sát thi công, giám sát trưởng;

  • Người đại diện pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công g hoặc tổng thầu trong trường hợp có hợp đồng tổng thầu. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì cần phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án.

  • Người đại diện pháp luật và chủ nhiệm thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư.

  • Người đại diện pháp luật của cơ quan ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Quy định cần tuân thủ khi làm biên bản nghiệm thu là gì?

Việc nghiệm thu cần phải dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Quy định cần tuân thủ khi làm biên bản nghiệm thu

  • Căn cứ kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường. Người giám sát thi công xây dựng và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp thực hiện nghiệm thu công việc để chuyển bước thi công.

  • Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.

  • Người giám sát thi công xây dựng phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công tác xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

  • Người giám sát thi công xây dựng cần phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng, Điều này xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ từ khi nhận được thông báo nghiệm thu để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng.

  • Trường hợp không đồng ý nghiệm thu thì sẽ phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Những điều cần lưu ý trong mẫu biên bản nghiệm thu là gì?

Biên bản nghiệm thu rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình. Đây được xem như là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn thiện của công trình cũng như các công việc hoàn thành công trình và năng lực làm việc, thi công của đơn vị thi công và nhà thầu xây dựng. Trong biên bản nghiệm thu có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Những điều cần lưu ý trong mẫu biên bản nghiệm thu 

  • Nội dung nghiệm thu cần được khai báo chính xác, cụ thể.

  • Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công tác nghiệm thu sẽ làm căn cứ xác minh khi cần.

  • Kết luận sau khi nghiệm thu cần trình bày chi tiết lại kết quả của quá trình nghiệm thu.

  • Ở cuối các mẫu văn bản nghiệm thu cần phải có chữ ký của những bên có tham gia và thẩm quyền chức trách.

Biên bản nghiệm thu là gì đã được giải đáp. Đây là một văn bản rất cần thiết để xác nhận bên nhận thi công công trình/dự án nào đó đã hoàn thành. Trước khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư thì công trình đó cần phải được đảm bảo chất lượng và đủ điều kiện để chính thức đi vào hoạt động. Hy vọng với bài viết trên, Thép Trí Việt đã có thể giúp bạn dễ dàng hoàn thành các biên bản nghiệm thu một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Thông tin mua hàng:

CÔNG TY TÔN THÉP TRÍ VIỆT

Văn phòng: 43/7B Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM

Địa chỉ 1: 46/1 khu phố 5 – số 6 – F Linh Tây – Thủ Đức – TPHCM

Địa chỉ 2: 33D Thiên Hộ Dương – Phường 1 – Gò Vấp – TPHCM

Địa chỉ 3: 16F Đường 53 – Phường Tân Phong – Quận 7 – TPHCM

Địa chỉ 4: 75/71 Lý Thánh Tông – F Tân Thới Hòa – Q. Tân phú – TPHCM

Địa chỉ 5: 3/135, Ấp Bình Thuận 1 – Xã Thuận Giao – TP Thuận An – Bình Dương

Hotline mua hàng: 091 816 8000 – 0907 6666 51 – 0907 6666 50

Email: [email protected]

Miễn phí giao hàng trong bán kính 500km với đơn hàng số lượng lớn

Chia sẻ bài viết: