Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì? Cách trị sưng khóe chân

Thùy Trâm

Thứ Bảy, 04/03/2023 10:19

Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì mới giải quyết được vấn đề đau nhức, khó chịu. Nếu không biết cách chữa trị, móng chân sẽ trở nên nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của con người. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Viện thẩm mỹ DIVA để biết cách khắc phục tình trạng trên nhé!

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng khóe chân bị sưng mủ

Phần rìa của móng chân được gọi khóe, chúng thường ăn sâu vào trong da. Ở trường hợp khóe chân bị sưng mủ, nhất là ngón cái thì người ta thường gọi là bệnh “chín mé”.

Bệnh lý này không quá hiếm gặp, dễ tái phát nếu bạn không xử lý móng chân đúng cách. Đối với những người hay đi giày dép bít mũi sẽ khiến ngón chân bị ép cứng tạo cảm giác khó chịu và đau đớn hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi khuẩn tụ cầu vàng Herpes. Khóe chân bị sưng và mưng mủ do một số vấn đề như:

  • Khi làm móng chân, nhân viên dùng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập.

  • Lấy phần khóe quá nhiều khi cắt móng chân. Khi móng phát triển dài sẽ đâm vào phần da gây tổn thương, tạo nên vết thương hở.

  • Đi giày cao gót, mũi nhọn chật cứng gây chèn ép lên ngón chân.

  • Móng mọc ngược vào phần mô mềm khiến ngón chân bị tổn thương gây bệnh chín mé.

  • Ngoài ra, vấn đề này cũng thường gặp ở những người có bệnh nền tiểu đường, thừa cân hoặc HIV/AIDS, suy giảm hệ miễn dịch,…

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

2. Triệu chứng thường thấy khi khóe chân bị sưng mủ

Viện thẩm mỹ DIVA cho biết, khóe chân bị sưng mủ thường có những biểu hiện như sau:

  • Ở thời gian đầu, bạn sẽ thấy móng chân bị sưng đỏ, phồng rộp. Khi cử động có cảm giác khó chịu, hơi ngứa và đau nhức. Điều này khiến ngón chân khó cử động và hạn chế đi lại, cảm giác căng buốt.

  • Qua 3 ngày đầu, khóe chân bị thương lan rộng đến vùng da xung quanh, có khi kèm theo sốt nhẹ. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy mạch giật nhẹ ở vùng khóe chân. Xung quanh khóe chân xuất hiện các mảnh trắng do mủ tụ lại, khi chạm vào hoặc đi đứng sẽ cảm thấy rất đau.

Nếu bạn có sức đề kháng và miễn dịch tốt thì khóe chân sẽ nhanh khỏi, phần da dày dễ tách bóc. Đối với người thường thì chỗ viêm mủ sẽ phát triển và lan rộng gây nên nhiều biến chứng như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,…

Có 3 trường hợp khóe chân bị mưng mủ phân theo mức độ nặng nhẹ như sau:

  • Khóe chân bị sưng mủ nông: Đây là dạng nhẹ nhất, bạn chỉ cảm thấy hơi ngứa và tự khỏi sau vài ngày mà không cần sử dụng thủ thuật khác.

  • Khóe chân sưng mủ dưới da: Tổn thương ăn sâu vào da và các mô gây sưng đau, căng tức, khó chịu.

  • Khóe chân sưng mủ sâu: Đây là biến chứng nếu bạn không điều trị tổn thương kịp thời. Phần bị viêm nhiễm ăn sâu vào da, ảnh hưởng đến xương khớp.

Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì cho mau khỏi? Đây là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải trường hợp này. Bởi lẽ, sau bị sưng mủ khóe chân, nguy cơ tái phát rất cao, đồng thời đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang có vấn đề. Nội dung tiếp theo sẽ chỉ dẫn bạn cách điều trị và sử dụng thuốc để chữa khóe chân bị mưng mủ.

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

3. Cách điều trị khóe móng chân bị sưng mủ

Tình trạng sưng mủ ở khóe chân sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Đối với mỗi trường hợp cũng có cách điều trị riêng biệt.

3.1. Cách chữa khóe chân bị sưng mủ nhẹ

Nếu bạn gặp trường hợp khóe chân bị sưng mủ nhẹ thì có thể thực hiện cách chữa trị tại nhà dưới đây:

  • Giữ bàn chân luôn khô ráo và sạch sẽ.

  • Pha thuốc tím loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh chân.

  • Khi khó chịu, bạn có thể sử dụng bông gòn hay chỉ nha khoa để kê móng chân. Điều này sẽ giúp giảm áp lực của móng chân châm ngược vào mô.

  • Bạn có thể lấy bông gòn nhúng vào dung dịch sát trùng để chèn vào móng.

Ngoài cách làm trên thì bị sưng khóe chân bôi thuốc gì cho mau khỏi? Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh như Foban, Fucidin hoặc Bactroban. Những loại thuốc này có khả năng hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Lưu ý nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

3.2. Trường hợp nào nên gặp bác sĩ?

Khi móng chân bị sưng mủ nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà, còn đối với trường hợp nặng thì tốt nhất nên liên hệ bác sĩ tại các cơ sở y tế để chữa kịp thời. Nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nếu móng chân bạn gặp những triệu chứng như:

  • Vùng khóe chân sưng đau, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt.

  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đau, mưng mủ và rát buốt.

  • Đối tượng có bệnh nền tiểu đường, suy yếu hệ miễn dịch.

  • Móng chân sưng mủ không thuyên giảm sau 1 tuần.

3.3. Cách chữa khóe chân bị sưng mủ nặng

Trong một số trường hợp móng chân sưng mủ, tạo thành ổ abces thì bạn phải đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời. Các bác sĩ sẽ rạch để loại bỏ mủ và mô da nhiễm trùng bằng dụng cụ chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc kháng sinh để giảm tình trạng viêm nhiễm.

Đối với trường hợp móng chân sưng mủ nặng, bác sĩ sẽ chụp X-quang để xem xét vết thương và đưa ra đánh giá về tình trạng của bạn. Từ đó đưa ra phương pháp chứa trị phù hợp như chiếu laser hoặc dùng hóa chất để loại bỏ vĩnh viễn một phần móng chân.

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

4. Cách loại bỏ mủ ở khóe móng chân

Tuy khóe móng chân bình thường không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nhiều chị em vẫn muốn loại bỏ chúng để làm nail đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu lấy khóe ngón chân không đúng cách sẽ khiến móng mọc ngược, ăn sâu vào thịt, thậm chí còn tiết dịch và chảy mủ. Nguyên nhân là do dụng cụ làm móng không đảm bảo vệ sinh hoặc chuyên viên lấy khóe quá sâu làm tổn thương đến phần da.

Do vậy, khi làm nail bạn cần đến những địa chỉ uy tín, hoặc có thể tự làm móng tại nhà bằng cách khử trùng dụng cụ làm nail bằng oxy già. Trước khi làm móng nên ngâm chân với nước nóng, và lau khô bằng khăn mềm.

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

5. Làm thế nào để phòng ngừa khóe chân bị sưng mủ

Viện thẩm mỹ DIVA “mách” bạn một số cách phòng ngừa bệnh chín mé:

  • Dùng kềm cắt móng chân cách đầu ngón cỡ 1 – 2mm. Không nên cắt móng quá sát da, chỉ nên thực hiện khoảng 6 – 8 tuần một lần.

  • Sau khi cắt móng chân, nên vệ sinh khu vực này bằng chất khử trùng, dầu cây trà.

  • Ngâm chân với nước ấm để móng trở nên mềm hơn. Lúc này, bạn có để điều chỉnh phần móng để không đâm vào trong da.

  • Tránh mang giày chật hoặc mũi nhọn, ưu tiên đi các loại dép xăng đan thoải mái, vừa vặn và thông thoáng.

  • Không nên đi chân trần trên nền đất, cát thô vì bụi bẩn dễ rơi vào móng chân gây viêm nhiễm.

  • Giữ đường huyết ổn định và cân bằng cân nặng để phòng tránh viêm, nhiễm móng chân.

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

6. Những sai lầm khi chữa khóe ngón chân sưng mủ

Nếu khóe ngón chân không được xử lý đúng cách, bệnh sẽ càng trở nặng hơn. Chính vì thế, bạn cần phải tránh một số thói quen xấu như:

  • Không chọc lấy khóe tại nhà vì sẽ dễ gây nhiễm trùng, chảy máu.

  • Nên tìm đến bác sĩ để xử lý móng chân bị chín mé an toàn.

  • Đắp thảo dược không thể cải thiện được tình trạng chân bị sưng mủ. Bạn cần loại bỏ phần mủ bên trong mới chữa lành móng chân được.

bi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gibi-sung-khoe-chan-boi-thuoc-gi

Ngoài việc bị sưng khóe chân bôi thuốc gì cho mau khỏi, bạn cũng cần chú ý đến cách điều trị vấn đề này để tránh gây tổn thương nhiều đến sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ của Viện thẩm mỹ DIVA đã giúp bạn xử lý hiệu quả vấn đề này. Chúc bạn mau hồi phục tình trạng khóe móng chân bị sưng mủ và có sức khỏe tốt!

Bài viết liên quan:

190

Đánh giá