Bị cúm khi đang mang thai: Điều trị thế nào?
Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp điều trị cúm đúng cách.
Mục Lục
1. Điều trị bệnh cúm
GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ cách điều trị cúm ở phụ nữ mang thai để không bị ảnh hưởng đến thai nhi
1.1 Các biện pháp khắc phục tại nhà
Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, bước đầu tiên của bạn là:
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và bổ sung một số chất khác đã bị mất đi do sốt.
- Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn bị đau họng hoặc ho.
- Ăn uống nhiều: Hãy tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm vitamin C tăng cường miễn dịch (cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina) và thực phẩm chứa nhiều kẽm (thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô).
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể sử dụng:
- Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mô mũi bị viêm
- Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp nới lỏng tắc nghẽn; Máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc thậm chí tắm nước nóng.
- Súp gà giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi
- Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm khử cafein để giảm đau họng
- Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang
Vì sốt cao có thể gây hại, do đó bạn cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt an toàn, bao gồm:
- Dùng thuốc hạ sốt (acetaminophen – Tylenol là cách an toàn nhất)
- Tắm nước ấm
- Uống nhiều đồ uống mát
- Giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ
Nếu bạn đang biểu hiện các triệu chứng cúm khi mang thai thì phải đến các trung tâm y tế để được tư vấn và điều trị.
1.2 Điều trị tại bệnh viện
Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Mục đích điều trị tại bệnh viện là để đảm bảo bạn dùng đúng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống siêu vi rút: Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác là an toàn cho bà bầu. Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
- Acetaminophen: Nếu bạn đang bị sốt, đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu, thì thường được khuyên dùng các sản phẩm có chứa acetaminophen, chẳng hạn như Tylenol. Trước khi mua thuốc bạn cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.
- Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) cũng như hầu hết các loại thuốc ho khác đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.
- Thuốc xịt mũi: Hầu hết các thuốc xịt mũi có chứa steroid đều tốt để sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ về tên thuốc và liều lượng. Nước muối và thuốc xịt thường an toàn, có thể giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.
- Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai với điều kiện bác sĩ cho phép. Một số bác sĩ khuyên bà bầu nên tránh những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bạn nên nhớ rằng: Không bao giờ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên từ chối dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn vì nghĩ các loại thuốc đều có hại trong thai kỳ. Khi bị cúm, bạn nên được điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.
2. Các loại thuốc nên tránh khi mang thai
Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng cúm khi bạn không mang thai nhưng lại không phù hợp với bà bầu vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Bao gồm:
- Một số thuốc giảm đau: Aspirin, ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc naproxen (Aleve) không an toàn khi mang thai vì chúng có thể gây hại cho mẹ và bé.
- Hầu hết các thuốc thông mũi: Nên tránh dùng thuốc thông mũi như Claritin-D, Sudafed hoặc DayQuil (những thuốc có phenylephrine và pseudoephedrine có thể được dùng cho phụ nữ mang thai nhưng phải dưới sự chấp thuận của bác sĩ).
- Một số thuốc xịt mũi: Tránh xa thuốc xịt thông mũi không steroid có chứa oxymetazoline (Afrin) trừ khi được bác sĩ cho phép. Bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này hoặc sử dụng hạn chế (1 – 2 lần/ngày) sau 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Biện pháp vi lượng đồng căn: Không được phép dùng Echinacea hoặc các chất bổ sung khác (kẽm và vitamin C) mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
3. Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?
Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vắc-xin dạng xịt mũi cúm (LAIV) không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai.
Ngoài lợi ích ngăn ngừa mẹ khỏi bệnh cảm cúm khi mang thai, vắc-xin cúm còn có nhiều lợi ích tích cực cho thai nhi. Khi người mẹ được tiêm vắc-xin, các kháng thể được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. Việc tiêm phòng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau khi sinh.
Tiêm phòng cúm cũng được chứng minh là an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú, vì các kháng thể truyền qua sữa mẹ vô hại với trẻ.
4. Các biện pháp phòng bệnh cúm
Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có một hệ thống miễn dịch yếu hơn. Hệ thống miễn dịch yếu hơn làm bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.
Phụ nữ mang thai cũng có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang.
Tiêm vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và em bé trong tối đa 6 tháng sau khi sinh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là được cập nhật về lịch tiêm chủng.
Một số hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên
- Ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Tránh tiếp xúc gần gũi với gia đình hoặc bạn bè bị bệnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm căng thẳng
Bệnh cúm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người thường có thể trạng và sức đề kháng kém. Khi mắc phải bệnh cúm trong tam cá nguyệt thứ nhất, cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây sảy thai, dị tật thai nhi,… Vì thế, việc tiêm vắc-xin phòng cúm trước và trong khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Ngoài việc tiêm chủng thì việc chăm sóc, khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa sản là rất quan trọng. Bởi trong quá trình mang thai, người mẹ có thể dễ dàng mắc các căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các loại vắc-xin dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và các loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ. Theo đó, toàn bộ vắc-xin hiện đang có mặt tại Vinmec đều được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ, Bỉ, Pháp nên đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, đạt tiêu chuẩn GSP giúp vắc-xin luôn giữ được chất lượng tốt đến khách hàng. Không dừng lại ở đó, khi thực hiện tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm để sàng lọc các vấn đề về sức khỏe cũng như được tư vấn về phác đồ tiêm cho hiệu quả tốt. Sau khi tiêm chủng, Quý khách hàng sẽ được theo dõi các phản ứng sau tiêm để đảm bảo sự an toàn tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Whattoexpect.com; Healthline.com và Americanpregnancy.org