Bệnh viện Phụ sản TW- thông tin, chỉ dẫn và đánh giá đầy đủ
Thông tin:Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (Viện C) ” là cơ sở đầu ngành của Hà Nội và cả miền Bắc về chăm sóc sức khỏe sản phụ, sinh đẻ kế hoạch và hộ sinh. Bệnh viện là 1 trong những lựa chọn hàng đầu khi muốn lựa chọn nơi vượt cạn của các sản phụ.
Mục Lục
Giờ làm việc của bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C)
– Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30
– Khám dịch vụ mở cửa thứ 7, chủ nhật.
– Có phòng khám sản phụ khoa dịch vụ do các bác sỹ viện C mở tại 56 Hai Bà Trưng.
Quy trình khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C)
Người bệnh đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cần biết quy trình khám thai như sau:
Thai 3 tháng đầu:
Chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sỹ kê đơn thuốc vitamin.
Khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần
Được dự kiến ngày sinh.
Thai 3 tháng giữa:
Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần
Tiêm phòng uốn ván.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Làm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.
Làm hồ sơ quản lý thai.
Thai 3 tháng cuối:
Khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ.
Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần.
Làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám.
Tư vấn giảm đau trong đẻ.
Khi thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ.
Hướng dẫn sản phụ đến khám thai tại khoa khám bệnh của Viện C
Dưới đây là các bước người bệnh cần thực hiện khi đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Hướng dẫn sản phụ có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh Viện C
Dưới đây là các bước người bệnh có thẻ BHYT cần thực hiện khi đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.
8. Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.
Các loại xét nghiệm người bệnh đến khám chữa bệnh vô sinh tại Phụ sản Trung ương cần biết
Dưới đây là các bước người bệnh đến khám chữa bệnh vô sinh cần thực hiện:
1. Khám phụ khoa.
2. Siêu âm tiểu khung và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia).
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ.
4. Chụp tử cung – vòi trứng: sau khi sạch kinh, đã tránh quan hệ tình dục và không viêm nhiễm đường sinh dục.
5. Xét nghiệm nội tiết ngày thứ 2 hoặc 3 của vòng kinh nếu kinh nguyệt không đều hoặc người bệnh từ 40 tuổi trở lên.
6. Khi có tất cả các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và cho hướng điều trị tiếp theo.
Lịch sử hình thành bệnh viện Phụ sản Trung ương
Quy mô, năng lực, trang thiết bị:
Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh nội trú; 07 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ …) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch … trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.
Là một bệnh viện lớn vì vậy luôn thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Tạo các đơn vị chăm sóc chuyên sâu để phục vụ tốt hơn. Cùng với các tổ chức chữ thập đỏ, tổ chức phi lợi nhuận bệnh viện đã thực hiện rất nhiều các buổi tư vấn hội thảo cho các bà mẹ trong thời gian thai kỳ để đảm bảo cho đứa trẻ được ra đởi thuận lợi nhất. Bệnh viện luôn có các chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé phải hỗ trợ trong lồng kính trước khi được trả về với gia đình bình thường.
Bệnh viện thành lập trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn. Tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ dùng để trị khoảng 80 bệnh lý liên quan bao gồm: bệnh ung thư máu, rối loạn máu không ác tính, rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), khối u đặc, rối loạn hệ miễn dịch, tiềm năng trong liệu pháp tế bào và y học tái tạo. Trong tương lai có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị những bệnh hay gặp như bệnh lý tim mạch, đột quỵ và bệnh não.Từ trước tới nay, rất nhiều ca bệnh cần điều trị bằng liệu pháp tế bảo gốc phải hầu hết đi ra nước ngoài điều trị với chi phí rất cao. Vì vậy, cha mẹ nên cầm lấy cơ hội duy nhất là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ ngay sau khi sinh để đề phòng nhưng trường hợp khi cần điều trị bệnh cho trẻ sau này nếu có.
Khoa Khám bệnh của bệnh viện phụ sản Trung ương:
Gồm có các bộ phận sau:
1. Khoa cấp cứu
Bộ phận khám cấp cứu có nữ hộ sinh trực 24h/24h. Ngoài chức năng của Viện thu nhận bệnh nhân theo tuyến còn phải tiếp nhận một số cấp cứu được vận chuyển về sản phụ khoa. Phòng khám cấp cứu có phòng lưu và phòng hồi sức ban đầu.
2. Khám thai
Có một y tá hoặc một nữ hộ sinh làm công tác tiếp nhận bệnh nhân. Khám thai tiếp nhận một lượng bệnh nhân rất lớn để đăng ký đẻ và quản lý thai bệnh lý. Các bác sĩ điều trị có những buổi khám theo dõi sản phụ đẻ bệnh lý như: bệnh tim, nhiễm độc thai nghén…
3. Khám phụ khoa
Một tuần khám 6 buổi, trừ một buổi chiều làm vệ sinh. Khám, tiếp nhận một số lượng bệnh nhân đông và sâu rộng với đầy đủ các chuyên khoa do các giáo sư và chuyên viên đảm nhiệm. Có ba phòng khám phụ khoa, khám song song hàng ngày mới giải quyết hết lưu lượng bệnh nhân. Hàng ngày thực hiện chế độ hội chẩn, tránh sai sót và làm cho bệnh nhân yên tâm.
Để tránh cho bệnh nhân đi vào khu vực nội trú tất cả các tiểu thủ thuật đều được thực hiện ở phòng khám chỉ có xét nghiệm tế bào âm đạo và cấy vi trùng thì hàng ngày nhân viên ở phòng đó phải ra lấy bệnh phẩm tránh phiền hà cho bệnh nhân đồng thời khối phòng khám độc lập và hoàn chỉnh trong phục vụ ngoại trú.
Cạnh các bộ phận trên còn có phòng hồ sơ cho bệnh nhân ngoại trú, phòng làm thuốc âm đạo, thay băng cho các vết mổ nhiễm trùng nhẹ chưa cần điều trị nội trú.
4. Phòng sinh đẻ kế hoạch
Năm 1981 phòng này sát nhập vào phòng Khám. Trước đây chỉ là bộ phận nhỏ thuộc phòng phụ II. Hiện nay hàng ngày giải quyết cho chi em muốn thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương ( viện C) có khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật hay không?
Các mẹ cho em hỏi bệnh viện phụ sản trung ương ( viện C) có khám bệnh vào thứ 7, chủ nhật không nhỉ. em đi làm hành chính, mà đầu năm đến giờ em xin nghỉ quá nhiều rồi nên xin nghỉ hơi ngại mà khó, chỉ mong BV làm việc cả thứ 7, chủ nhật để đi khám thôi, mẹ nào biết chỉ em với nhé ( em mổ chửa ngoài tử cung, giờ lại bị viêm lộ tuyến nữa) nên rất muốn khám ở viện C xem sao .
Trả lời:
– Bạn qua khám dịch vụ ở 56 Hai Bà Trưng thứ 7 họ có khám đấy . Đắt hơn 1 chút nhưng cũng là của bệnh viện C .
– Ngày thứ 7 và chủ nhật vẫn làm bình thường kể cả các xét nghiệm. Chỉ có điều là phí dịch vụ thôi nhé. Nhưng theo mình thấy thứ 7, Chủ nhật vắng làm rất nhanh.
(theo suc khoe tong quat. com)