Bé không chịu bú mẹ? 10 giải pháp đơn giản mẹ nên biết
Mục lục
Bé không chịu bú mẹ là một trong những nỗi lo lắng của các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy, phải làm gì để khắc phục tình trạng này, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng cần thiết trong suốt giai đoạn bé sinh ra và lớn lên cho đến khi bé được 1 tuổi. Thế nhưng, không phải bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng hợp tác 100% trong việc bú sữa mẹ. Việc rèn luyện cho trẻ bú sữa mẹ một cách tự nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Không chỉ vậy, đa phần những đứa trẻ sinh ra nếu có bản năng biết tự bú sữa mẹ, nhưng sẽ có những khoảng thời gian bé bỏ bú sữa mẹ. Đó có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân như sau:
– Bé không chịu bú mẹ vì mẹ ít sữa hoặc tiết sữa chậm.
– Mẹ bị viêm tuyến vú làm cho sữa mẹ bị mặn.
– Tia sữa của mẹ quá mạnh làm trẻ bị ngạt, sặc.
– Thay đổi thời gian hoặc thói quen cho trẻ bú.
– Trẻ bị đau miệng vì mọc răng, nhiệt miệng.
– Trẻ bị nhiễm trùng tai gây khó chịu khi bú.
– Trẻ bị nghẹt mũi gây khó thở khi bú.
>>> Xem ngay: 3 Kỹ thuật massage lưng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ
Nguy cơ khi trẻ không chịu bú mẹ
Giai đoạn sau sinh mẹ có thể đang rất dồi dào về lượng sữa trong cơ thể, thế nhưng vì một trong những lý do mà Unica đã chia sẻ phía trên dẫn đến việc trẻ không thể bú mẹ. Nếu trẻ không chịu bú sữa mẹ trong một khoảng thời gian dài, mẹ có thể gặp phải một trong các nguy cơ như sau:
– Tắc tia sữa dẫn đến cơ thể đau nhức, mệt mỏi, thậm chí là sốt cao.
– Mẹ bị chảy sữa, căng tức, sưng ngực
– Sữa mẹ giảm đi trầm trọng về số lượng do không có chu trình tiết sữa.
– Bé sẽ ảnh hưởng về cân nặng do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Trẻ sẽ mất đi phản xạ bú mẹ và giảm dần hứng thú với nguồn sữa mẹ.
Cách xử lý khi bé không chịu bú mẹ
1. Thay đổi tư thế cho bé bú
Một số trường hợp bé không chịu bú mẹ là do tư thế bú của mẹ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Bên cạnh đó, có trẻ chỉ thích bú một bên hoặc đòi bú cả hai bên luân phiên, sở thích này của trẻ có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, mẹ hãy thử thay đổi tư thế khi trẻ không chịu bú, sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất.
2. Tiếp xúc da với mẹ nhiều hơn
Da chạm da sẽ giúp bé tìm thấy nơi cung cấp thức ăn và cảm thấy an toàn, dễ chịu hơn khi bú. Nếu thực hiện theo cách này, mẹ sẽ giảm bớt được căng thẳng cũng như gắn kết gần hơn với con, tăng tình cảm mẹ dành cho bé yêu. Để thực hiện phương pháp này, mẹ hãy cởi áo sao cho da chạm vào da bé và cho bé bú trên giường.
3. Vắt sữa
Thông thường vào giai đoạn cho con bú, mẹ sẽ có thời điểm cảm thấy ngực rất căng và đầy sữa. Điều này khiến mẹ nhầm tưởng rằng con không bú được nhiều, tuy nhiên, bé đã bú đủ và no. Để tránh bị đau, căng tức ngực hoặc giảm nguy cơ viêm vú, tắc ống dẫn, mẹ nên vắt sữa ra bình hoặc túi dự trữ sữa.
Vắt sữa sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ bị tắc sữa, viêm vú
4. Sử dụng bình sữa
Khi bú bình, trẻ sẽ lấy được nguồn sữa nhanh hơn khi bú mẹ, các dòng sữa chảy cũng đều đặn hơn. Nếu đã quen với việc bú bình, trẻ sẽ không chịu bú mẹ và để tập cho trẻ thói quen bú mẹ, hãy bế bé đúng vị trí như bé bú bình. Mẹ cũng có thể xoa bóp vú trước khi cho con bú, trong lúc đó, hãy dùng tay xoa bóp nhẹ để ổn định dòng sữa.
5. Cho bé bú khi có nhu cầu
Hầu hết, trẻ sơ sinh đều được bú theo một lịch trình cố định. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng tuân thủ đúng theo thời gian biểu này, trẻ có lúc bỏ bú vào ban ngày nhưng ban đêm lại bú rất nhiều hoặc ngược lại. Vì vậy, mẹ không cần phải quá cứng nhắc tuân thủ quy tắc, hãy đáp ứng lượng thức ăn khi trẻ có dấu hiệu muốn bú sữa.
6. Tăng sản xuất sữa
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên đòi hỏi bú sữa mẹ nhiều hơn, vì vậy, nếu bé không chịu bú mẹ có thể là do mẹ ít sữa hoặc dòng sữa chảy chậm. Ngoài ra, có một số trường hợp mẹ có dòng sữa mạnh và nhiều trong những tuần đầu nhưng thời gian sau lại ít hơn. Điều này làm trẻ quen với dòng sữa nhiều và mạnh mà không muốn bú khi nguồn sữa mẹ ít hơn.
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên đòi hỏi bú sữa mẹ nhiều hơn
Nếu thấy bé bú vài phút rồi thôi hoặc đang cố gắng để được bú thì hãy chuyển bé sang ngực bên kia để bú tiếp, mẹ cũng có thể ép, nén vú để sữa chảy ra. Ngoài ra, mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng để trẻ bú sữa được đều đặn và tránh các tổn thương ngực cũng như giúp bé không bị sặc sữa.
7. Tránh các yếu tố khiến trẻ phân tâm
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi sẽ dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Vì vậy, mẹ sẽ khó khăn hơn khi trẻ không chịu nằm yên hoặc chú tâm đến việc khác mà quên đi việc đang bú mẹ. Do đó, hãy cho con bú trong một căn phòng yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ hoặc vừa mới dậy, mẹ có thể đưa cho trẻ đồ chơi để bú ngoan hơn.
8. Thay đổi nhiệt độ
Thời tiết nắng nóng, oi bức, khó chịu sẽ khiến bé không chịu bú mẹ. Do đó, mẹ cần làm mát nhiệt độ trong phòng để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, từ đó trẻ sẽ bú mẹ ngoan và ngon miệng.
9. Kiểm tra lượng thức ăn dặm của trẻ
Sau 6 tháng trẻ sẽ tập ăn dặm, tuy nhiên sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Khi trẻ được ăn no thức ăn dặm, bé sẽ không chịu bú mẹ và để giải quyết vấn đề này mẹ cần thay đổi lượng thức ăn sao cho phù hợp. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cần thiết cũng như cách chăm sóc trẻ đúng cách ngay từ những ngày đầu với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.
Mẹ nên ăn uống đa dạng để sữa luôn dồi dào
10. Thay đổi lối sống của mẹ
Nguồn thực phẩm mẹ hấp thụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa như: tỏi, ớt, đồ tanh hoặc đồ uống có cồn và các chất kích thích. Ngoài ra, nếu mẹ đang trong giai đoạn rụng trứng hoặc vào những ngày đầu trong suốt thời gian kinh nguyệt đều ảnh hưởng đến hoocmon và làm ảnh hưởng đến nguồn sữa.
Chính vì vậy, mẹ đang trong quá trình cho con bú phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm không lành mạnh, tập thể dục đều đặn để có một sức khỏe ổn định chăm sóc tốt bé yêu.
Mặc dù tình trạng bé không chịu bú mẹ là hiện tượng phổ biến nhưng mẹ không nên bỏ qua, hãy kiên trì thực hiện các cách mà UNICA đã chia sẻ về phương pháp nuôi dạy con thông minh để trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn nhờ đó mà trẻ có thể phát triển toàn diện.
Đánh giá :
Tags:
Nuôi con