Bé bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Mục Lục
1. Tổng quan về bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa nóng do nhiễm khuẩn hoặc vào mùa lạnh do virus gây ra. Theo đó, các dạng tiêu chảy thường gặp ở trẻ bao gồm:
- Tiêu chảy cấp tính: Bé bị tiêu chảy kéo dài 1 hoặc 2 ngày.
- Tiêu chảy mãn tính: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tiêu chảy kéo dài hơn, trên 14 ngày.
- Tiêu chảy có nhầy máu trong phân: Đây là một biểu hiện nguy hiểm, khiến trẻ dễ bị mất nước và chất điện giải cấp tính. Do đó, phụ huynh phải đưa con đi khám để có giải pháp điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để có cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phù hợp, phụ huynh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Theo đó, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hay trẻ nhỏ gặp tình trạng này là:
Trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc bệnh: Trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí khó thở. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn là biểu hiện của các bệnh lý như Celiac (phân xám ở dạng lỏng, có bọt, có dầu và có mùi hôi) hay viêm ruột (tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu phân có máu).
Do trẻ hoặc người chăm sóc trẻ chưa vệ sinh kỹ càng: Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công, gây ra rối loạn tiêu hóa nếu trẻ và người chăm sóc trẻ không vệ sinh kỹ càng.
Chế độ ăn không phù hợp: Thức ăn không được chế biến đúng cách, vẫn còn tái sống là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, nhiều gia đình cho phép trẻ uống nhiều nước trái cây đóng hộp, nhưng không biết rằng loại nước này chứa Sorbitol – một loại đường khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em.
3. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy
Để sớm có biện pháp khắc phục, cha mẹ nên nhận biết và theo dõi triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em:
- Khi bé bị tiêu chảy, số lần đi ngoài tăng nhiều hơn so với bình thường.
- Phân được thải ra lợn cợn, có mùi tanh, có bọt, màu sắc bất thường và có thể lẫn với chất nhầy hoặc máu.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Trẻ bị biếng ăn.
- Trẻ bị tiêu chảy có kèm triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và nôn trớ.
Đâu là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Do trẻ sơ sinh chưa thể nói, đồng thời bình thường phân của con cũng lỏng nên nhiều cha mẹ lo lắng, không biết làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện như:
- Xuất hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài, mặt khó chịu, hay quấy khóc.
- Trẻ bỏ bú, từ chối khi mẹ cho bú.
- Bên cạnh tần suất đi ngoài nhiều hơn, phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng sẽ tanh hơn (phân của trẻ sơ sinh bình thường chỉ hơi hôi).
4. Ảnh hưởng của tiêu chảy đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mất nước là ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị tiêu chảy. Có nhiều mức độ mất nước khác nhau, bao gồm:
Mất nước mức độ nhẹ: Trẻ bị khô miệng, khô mắt và đi tiểu ít hơn bình thường. Trẻ quấy khóc thường xuyên nhưng khóc ít chảy nước mắt hoặc không chảy nước mắt.
Mất nước mức độ vừa: Da khô, xuất hiện tình trạng trũng mắt và trẻ mệt mỏi, lờ đờ hoặc có thể ngủ li bì.
Mất nước mất độ nặng: Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ, đồng thời mạch đập nhanh, tụt huyết áp và có biểu hiện hôn mê.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy thường xuyên còn có nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng. Lý do là khi mắc bệnh, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, dẫn đến trẻ biếng ăn, giảm hấp thu dưỡng chất và phát triển chậm.
5. Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé bị tiêu chảy phải làm sao là băn khoăn của không ít phụ huynh. Đầu tiên, để loại trừ nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy do dị ứng hay bệnh lý, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Nếu không phải do nguyên nhân này, đồng thời tình trạng của trẻ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sau:
5.1. Bù điện giải và nước cho trẻ
Bù nước là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì. Mẹ có thể sử dụng Oresol để cân bằng điện giải cho trẻ, nhưng cần lưu ý pha đúng tỷ lệ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì.
Cách cho trẻ tiêu chảy uống Oresol:
- Nên cho bé uống Oresol thay nước, uống từ 50-100ml sau mỗi lần tiêu chảy và lưu ý chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 24 giờ.
- Trong trường hợp bé 1-2 tuổi bị tiêu chảy, ngoài uống dung dịch Oresol, mẹ cũng có thể thay bằng nước súp, nước cơm, nước hoa quả không đường hoặc nước dừa.
5.2. Vệ sinh sạch sẽ cho con
Em bé bị tiêu chảy cần được vệ sinh cơ thể, tay chân sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên vệ sinh núm vú, đồ chơi của con và nhớ rửa tay khi chăm sóc bé. Để tránh lây lan cho anh, chị, em của bé, cha mẹ cần xử lý chất thải và vệ sinh môi trường xung quanh, đồ vật cẩn thận bằng cồn hoặc các dung dịch vệ sinh nhà cửa chuyên dụng.
5.3. Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Với trẻ lớn hơn, tiêu chảy có thể khiến con chán ăn, nhưng mẹ không nên quá lo lắng hay ép con ăn. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy lúc này là hãy chia nhỏ bữa, cho con ăn ít với đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt; đồng thời bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như chuối, cam, xoài, đu đủ.
Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là mẹ hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn, để bổ sung điện giải và chất dinh dưỡng, tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Trường hợp không có sữa mẹ thì sữa công thức là một giải pháp thay thế phù hợp để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, giúp trẻ hấp thu tốt và dễ tiêu hóa.
Kết hợp từ nguồn sữa chất lượng cao cùng với công nghệ sản xuất hiện đại, sữa Friso Gold và Friso Gold Pro là dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Friso Gold – Đạm nhỏ “có võ”, giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh
Friso Gold chỉ qua Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất. Nhờ cấu trúc đạm ít biến đổi nên trẻ uống sữa Friso Gold có trải nghiệm tiêu hóa dễ chịu, đi ngoài khuôn phân tốt, không lỏng hoặc lợn cợn.
Cùng với đó, sữa Friso Gold bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, có tác dụng bảo vệ đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh, giảm nôn trớ. Có Friso Gold, mẹ có thêm an tâm vì nguồn sữa chất lượng cao được nhập khẩu từ Hà Lan, giúp con êm dịu đường tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy, giảm quấy khóc và ngủ ngon hơn.
Friso Gold Pro – Tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt
Sữa Friso Gold Pro bổ sung chất xơ PureGOS giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Friso Gold Pro còn có dưỡng chất HMO (2′-FL HMO) được chứng minh tăng cường đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp và tăng cường miễn dịch cho bé, để con thỏa sức vui chơi và khám phá những điều mới mẻ.
Đặc biệt là sữa không thêm đường nên vị sữa thanh nhạt, hợp khẩu vị và không kích thích đường ruột của trẻ, giúp trẻ uống ngon, uống nhiều hơn mà không gây ra sâu răng, béo phì.
5.4. Cho trẻ uống men tiêu hóa
Dùng men tiêu hóa là một trong những cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng. Theo đó, men tiêu hóa giúp cải thiện rối loạn đường ruột, từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để xác định có nên cho trẻ uống men tiêu hóa không.
Lưu ý, khi chữa tiêu chảy cho bé mẹ không nên bắt bé nhịn ăn vì điều này khiến con bị hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và suy dinh dưỡng. Đặc biệt không tự ý áp dụng những cách trị tiêu chảy cho bé theo dân gian truyền miệng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
6. Bí quyết phòng ngừa tiêu chảy trẻ em
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Để phòng tránh điều này, cha mẹ cần:
- Đảm bảo bé rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Giữ các bề mặt phòng tắm như bồn rửa và bồn cầu sạch sẽ.
- Rửa sạch trái cây và rau quả trước khi ăn.
- Lau sạch quầy bếp và dụng cụ nấu nướng sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống, đặc biệt là thịt gia cầm.
- Làm lạnh tất cả thức ăn sau khi mua về càng sớm càng tốt. Thức ăn cho bé phải đảm bảo nấu chín.
7. Những câu hỏi thường gặp về em bé bị tiêu chảy
7.1. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?
Mẹ không nên tự ý cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy uống thuốc. Tốt nhất, bên cạnh tiếp tục cho bé bú, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
7.2. Dấu hiệu trẻ 3 tháng tuổi bị tiêu chảy và cách trị?
Dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tháng tuổi bị tiêu chảy bao gồm đi ngoài nhiều lần, phân có mùi tanh, bỏ bú mẹ… Mẹ không nên áp dụng những cách trị tiêu chảy cho trẻ 3 tháng tuổi truyền miệng, chưa được kiểm chứng mà hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ 4 tháng tuổi và cách trị tiêu chảy cho bé 4 tháng tuổi cũng tương tự như khi bé 3 tháng tuổi.
7.3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ 6 tháng tuổi?
Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm. Vì thế khi con bị tiêu chảy, bên cạnh tiếp tục cho bé uống sữa để bù nước, mẹ còn có thể tăng cường những thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong các bữa ăn hàng ngày của con như chuối, cam, xoài, đu đủ… Mẹ cũng có thể áp dụng cách này trong trường hợp trẻ 7 tháng bị tiêu chảy.
7.4. Vì sao trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy?
Trẻ 1 tuổi vô cùng hiếu động, thích khám phá thế giới. Vì thế đôi khi con hay cho mọi thứ vào miệng – điều này vô tình khiến các bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội thâm nhập và tấn công, làm con bị tiêu chảy.
Trong giai đoạn này, bé đã có thể ăn như người lớn nên mẹ có thể bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa của con trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc cho bé 1 tuổi bị tiêu chảy mà nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tương tự với trường hợp với trường hợp trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy, tốt nhất nếu không thuyên giảm, mẹ nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
7.5. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao nếu có kèm sốt?
Đầu tiên, mẹ hãy dùng miếng dán hạ sốt hoặc lau người bằng nước mát để hạ nhiệt cho bé. Tiếp theo, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn chi tiết cách xử lý.
Qua thông tin trên đây, hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Ở giai đoạn đầu đời, bé dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Do đó, phụ huynh nên chăm sóc bé cẩn thận, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để bảo vệ tốt nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.