Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc? – MarryBaby

3.5 Thay đổi tư thế và massage mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi, mẹ có thể massage mũi cho bé hoặc thay đổi tư thế ngủ của con. Nếu bé bị nghẹt mũi trái, hãy cho bé nằm nghiêng qua bên phải; và ngược lại. Nguyên lý là “nước chảy chỗ trũng” và máu cũng thế. Bên mũi nào ở cao sẽ ít bị ứ máu hơn nên ít nghẹt hơn.

Khi bé bị sổ mũi, khó thở, mẹ dùng ngón trỏ day nhè nhẹ vào huyệt nghinh hương ở chân của cánh mũi hai bên, mỗi lần chừng vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ, vuốt dọc lên một cách nhẹ nhàng sát 2 bên sống mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp mũi trẻ thở thông hơn.

3.6 Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân

trẻ bị sổ mũi 4

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, cũng như nên xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm và hỗ trợ hô hấp cho bé.

Nên nhớ, trước khi đi ngủ, mẹ nên đeo tất cho bé đỡ lạnh chân nhé, vì gan bàn chân với cái mũi nó “thân” với nhau lắm.

>>> Mẹ tham khảo Hướng dẫn thoa dầu tràm cho bé sơ sinh

3.7 Uống nước lá húng quế và tỏi nướng

  • Dành cho các bé đã lớn: Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi có tép nhỏ), nướng tỏi vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.

  • Lấy 10-15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng.

  • Cho 1-2 thìa cà phê nước sôi vào, chắt lấy nước và cho uống hết một lần.

  • Uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

4. Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?

Khi thấy trẻ bị sổ mũi các mẹ cũng thắc mắc là có cần cho con uống thuốc không. Thông thường, trẻ bị sổ mũi sẽ có thể hết với những phương pháp tự nhiên nêu trên.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ bị sổ mũi kèm các dấu hiệu bị ho trầm trọng; hoặc trẻ bị sổ mũi và khó thở (đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi). Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

LƯU Ý: mẹ tuyệt đối KHÔNG tự ý cho trẻ bị sổ mũi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Bé bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thông thường trẻ bị sổ mũi cũng sẽ không cần tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, mẹ nên ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao (>38 độ C) trên 2 ngày.

  • Có những triệu chứng cúm kèm theo như bỏ chơi, bỏ ăn, nôn ói, quấy khóc liên tục

  • Có triệu chứng sổ mũi do cơ địa viêm mũi dị ứng.

  • Ở trẻ lớn hơn một chút, có thể do V.A quá phát.

  • Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi: Bị cảm thường, trẻ sẽ sổ mũi cả 2 bên. Nếu chỉ sổ mũi 1 bên, kèm nghẹt mũi và chảy mũi dai dẳng, thậm chí dịch mũi lẫn máu mủ thì nên nghĩ tới khả năng bé tự nhét vật nhỏ gì đó vào trong mũi của mình.

>> Mẹ xem thêm: Biểu hiện trẻ nuốt phải dị vật

6. Cách phòng ngừa tình trạng bé bị sổ mũi

Tình trạng bé bị sổ mũi là rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; nhưng mẹ có thể phòng ngừa tình trạng cảm lạnh cho con bằng các cách sau:

  • Không sử dụng các đồ cá nhân chung với con.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người chăm sóc đang bị cảm lạnh.
  • Hai mẹ con và những người chăm sóc con phải đảm bảo vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Đảm bảo tiêm phòng các loại vắc xin cả gia đình (Vắc xin cảm cúm, vắc xin COVID – 19).
  • Đeo khẩu trang ở nơi đông người (trẻ trên 2 tuổi cũng có thể đeo khẩu trang một cách an toàn).

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết để phòng ngừa và điều trị khi bé bị sổ mũi. Một điều nữa mà cha mẹ cũng cần lưu ý, đó là tăng cường quan tâm đến việc ăn uống; giữ ấm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con.