BDM là gì? A-Z về vị trí BDM trong Doanh nghiệp

BDM là gì? Đó là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Business Development Manager, hiểu theo nghĩa tiếng Việt, là vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh trong Doanh nghiệp. Người đảm nhận vị trí này có nhiệm vụ gì và có vai trò quan trọng như thế nào trong tổ chức? Hãy cùng FASTDO tìm hiểu xem BDM là gì? A-Z về vị trí BDM trong Doanh nghiệp.

>>>> XEM THÊM:

1. Khái niệm, vai trò của một BDM là gì?

bdm là gì

Như đã nói ở trên, BDM là viết tắt của ba từ Business Development Manager- là vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh, một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp giúp Công ty tạo ra doanh thu bán hàng và thực hiện những công việc nhằm mục đích hướng đến quá trình phát triển kinh doanh.  

Vị trí BDM trong doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BDM là người nghiên cứu và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, với yêu cầu của đối tác- khách hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

BDM cũng là người lập ra các kế hoạch tiếp cận thị trường mới, giám sát vai trò hoạt động của nhân viên kinh doanh, đảm bảo nhân viên kinh doanh được huấn luyện để đáp ứng tốt yêu cầu công việc của Bộ phận phát triển kinh doanh. 

BDM- Giám đốc Phát triển kinh doanh là một vị trí quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Không chỉ là người đứng đầu bộ phận Phát triển kinh doanh, BDM chính là người giữ vai trò xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh số bán hàng, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

bdm là gì

>>> TÌM HIỂU NGAY: Servant leadership là gì? Lãnh đạo phục vụ đem lại lợi ích gì?

2. Nhiệm vụ cụ thể của một BDM là gì?

Trong doanh nghiệp, Giám dốc Phát triển Kinh doanh là người tạo ra doanh thu và giúp Công ty phát triển. Nhưng công việc cụ thể hàng ngày của họ là gì? Chi tiết gồm những nhiệm vụ sau: 

  • Giám đốc Phát triển Kinh doanh là người đặt ra mục tiêu kinh doanh, xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm phát triển kinh doanh cho Doanh nghiệp

  • Dựa trên nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm – dịch vụ, người phát triển kinh doanh lập kế hoạch tìm kiếm những thị trường mới phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp.

  • Giám đốc Phát triển Kinh doanh là người cần tìm hiểu thông tin về những khách hàng tiềm năng trong các thị trường mục tiêu, xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng nhằm phục vụ cho mục đích phát triển kinh doanh bền vững. 

  • Quan tâm, chăm sóc khách hàng tiềm năng và từng bước chuyển họ thành khách hàng thực sự của Doanh nghiệp thông qua việc xây dựng những chiến lược kinh doanh sáng tạo và hiệu quả. 

  • Thực hiện các báo giá hợp lý và thương lượng về giá sản phẩm dịch vụ cùng những đề xuất phù hợp về chính sách khuyến mãi của Doanh nghiệp cho khách hàng tiềm năng nhằm từng bước tăng doanh số bán hàng. 

  • Thiết lập mục tiêu cho nhóm phát triển kinh doanh, phát triển chiến lược của Công ty và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh doanh để hoàn thành các mục tiêu đó. 

  • Giám đốc Phát triển Kinh doanh là người lên kế hoạch đào tạo nhân viên kinh doanh để Doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và sáng tạo nhằm phát triển kinh doanh một cách tốt nhất.

  • Giám đốc Phát triển Kinh doanh là người thường xuyên bố trí thời gian và lịch làm việc để có thể tham dự các hội nghị và các sự kiện trong ngành. Đây là cơ hội để tìm hiểu thị trường, cập nhật thông tin của đối thủ cạnh tranh và đối tác về sản phẩm- dịch vụ, đồng thời thiết lập được những mối quan hệ hữu ích khác.

>>> ĐỌC NGAY: MBTI là gì? 16 nhóm tính cách MBTI ứng dụng trong HR

3. Những yếu tố cần có ở một BDM là gì?

Vị trí kinh doanh không phải dành cho tất cả mọi người. Công việc đòi hỏi áp lực cao nhưng nó cũng có thể mang lại những kết quả hoàn hảo. Nếu bạn muốn trở thành người quản lý phát triển kinh doanh, bạn cần có những kiến thức, những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp đề đảm trách công việc.

Vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của Doanh nghiệp. Vậy những yếu tố nào cần có ở một BDM là gì ? Bạn cần có những kỹ năng gì để có thể phát triển nghề nghiệp và đảm bảo giúp bạn sẽ thành công?  

3.1 Những kiến thức, kinh nghiệm cần có ở một BDM là gì?

BDM là người đảm nhận công việc quản trị liên quan đến kinh doanh và bán hàng nên về kiến thức, người làm BDM tốt nhất nên được đào tạo tại những trường Đại học có các ngành quản trị kinh doanh hay quản trị Doanh nghiệp hoặc các ngành thuộc khối kinh tế. 

Vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà bạn phải có một số kinh nghiệm nhất định: những kinh nghiệm đó có thể là bạn đã từng làm làm nhân viên kinh doanh, quản lý bán hàng, trưởng phòng kinh doanh hay trưởng bộ phận tiếp thị vv… thì có thể được xem là phù hợp để ứng tuyển vị trí BDM.

>>> ĐỌC NGAY: Nút thắt cổ chai (bottleneck) là gì? Tác động và cách xác định

3.2 Những kỹ năng cần có của vị trí BDM là gì?

Giám đốc Phát triển Kinh doanh là người chịu trách nhiệm phát triển hoạt động kinh doanh của một tổ chức bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ lâu dài với các khách hàng mới cũng như khách hàng hiện tại. Họ có nhiệm vụ cải thiện lợi nhuận thông qua việc lập kế hoạch chiến lược và dự báo. Để thực hiện vai trò đó, họ cần phải có những kỹ năng và năng lực đặc biệt.

bdm là gì

3.2.1 Kỹ năng giao tiếp của BDM

Giao tiếp bao gồm việc lắng nghe, thấu hiểu và đặt câu hỏi để đưa ra giải pháp phù hợp. Một trong những trách nhiệm chính của Giám đốc Phát triển Kinh doanh là có thể giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với tất cả các bên liên quan. 

Họ phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như đồng nghiệp và cấp dưới để đảm bảo sản phẩm dịch vụ của Công ty được cung cấp như dự kiến.

>>> XEM THÊM: Thị phần là gì? 7 Phương pháp giúp gia tăng thị phần hiệu quả

3.2.2 Kỹ năng đàm phán của BDM là gì?

Vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh luôn yêu cầu phải ngoại giao khôn khéo. Một BDM cần phải nắm rõ thời điểm nào nên thỏa hiệp và khi nào cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thuyết phục khách hàng tiềm năng, giành được sự tin tưởng của họ đối với sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp và cam kết sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty.

>>> ĐỌC THÊM: Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda

3.2.3 Kỹ năng quản lý dự án của một BDM là gì?

Trong môi trường kinh doanh, mọi thứ thường vận hành như một dự án. Mỗi dự án đều có mục tiêu, chỉ tiêu, chi phí, ngân sách, thời hạn và các nhóm làm việc cần thiết để hoàn thành. Các Giám đốc Phát triển Kinh doanh về cơ bản phải là người xử lý các trách nhiệm như một Giám đốc Dự án, nhưng ở một cấp độ khác.

>>> XEM THÊM: Coaching là gì? Những điều cần biết về nghề coaching trong Doanh nghiệp

3.2.4 Sự nhạy bén trong kinh doanh của BDM là gì?

Giám đốc Phát triển Kinh doanh phải có sự hiểu biết về Doanh nghiệp của bạn và của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải theo dõi thị trường và phân tích những mặt có lợi hay không cho Doanh nghiệp.

BDM cũng là người xác định những gì khách hàng đang nói, những gì họ đang mua, những xu hướng họ đang tìm kiếm, v.v. Bằng cách này, họ có thể lập chiến lược và cung cấp các giải pháp có lợi cho Doanh nghiệp.

>>> ĐỌC NGAY: Flowchart là gì? 4 bước xây dựng Flowchart hiệu quả

3.2.5 Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của một BDM

Giám đốc Phát triển Kinh doanh phải có khả năng thấy trước và xác định bất kỳ vấn đề nào mà một dự án có thể gặp phải. Bạn có thể phân tích vấn đề từ các khía cạnh khác nhau và đưa ra giải pháp tốt nhất có thể. 

Mục tiêu chính của Giám đốc Phát triển Kinh doanh là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới để tăng trưởng và bán hàng. Để đạt được điều này, họ cần có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề xuất sắc.

business development manager

>>> ĐỌC NGAY: Backlog là gì? 3 phương pháp quản lý backlog hiệu quả

3.2.6 Kỹ năng Quản lý thời gian cần có ở một BDM là gì?

Một Giám đốc Phát triển Kinh doanh có rất nhiều nhiệm vụ cần theo dõi, các cuộc họp cần tham dự, các bên liên quan cần gặp gỡ, các dự án cần hoàn thành, đồng thời cân bằng cuộc sống cá nhân. 

Vì vậy Giám đốc Phát triển Kinh doanh thành công là những người có khả năng quản lý thời gian một cách đặc biệt xuất sắc. Họ sử dụng lịch, ứng dụng, công cụ để theo dõi các hoạt động hàng ngày của họ và tuân thủ nó bất kể điều gì.

3.2.7 Kỹ năng về công nghệ 

Để trở thành một Giám đốc Phát Triển kinh doanh có nghĩa là sở hữu các kỹ năng kỹ thuật cần thiết để xử lý các dự án khác nhau. Phần mềm như CRM và Microsoft Office là những công cụ thiết yếu mà một Giám đốc Phát triển Kinh doanh nên thành thạo. 

Vì các Giám đốc Phát triển Kinh doanh xử lý nhiều dự án liên quan đến các công cụ và công nghệ khác nhau, họ cần ít nhất có hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của những dự án đó. 

Để đánh giá được một người có phù hợp với vị trí làm quản lý phát triển kinh doanh hay không, người tuyển dụng thường đánh giá kỹ năng qua các câu hỏi phỏng vấn. Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi mà Doanh nghiệp thường sử dụng để phỏng vấn vị trí này ở phần sau. 

Để nâng cao kỹ năng cho vị trí BDM, Doanh nghiệp nên xem xét tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về những năng lực cần có ở một BDM. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.

Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.

Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm  đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:

  • Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
  • Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
  • Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
  • Quản lý thông tin học viên.
  • Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.

phan-mem-dao-tao-ftrain

Đăng ký nhận ngay bản demo Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo tại đây:

Nhận ngay bản Demo phần mềm fTrain tại đây

>>>> BỎ TÚI NGAY: MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP

4. Những câu hỏi thường được sử dụng để phỏng vấn BDM là gì?

Sau đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn vị trí BDM cho doanh nghiệp. Trong từng nhóm câu hỏi, chúng tôi hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về những điều cần tìm ở ứng viên và giúp ứng viên có thể chuẩn bị được một số kiến thức, kỹ năng hoặc tình huống trước khi gặp nhà tuyển dụng.

4.1 Nhóm câu hỏi tình huống để phỏng vấn vị trí BDM là gì?

  • Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng không muốn tiếp xúc với bạn và tìm lý do để né tránh bạn?

  • Nếu khách hàng của bạn đang sử dụng thử sản phẩm của Công ty đối thủ, bạn sẽ làm gì?

  • Nếu có một thỏa thuận mà nhóm của bạn đang tham gia nhưng phát sinh những ý kiến mâu thuẫn, khi đó bạn sẽ làm gì?

  • Nếu đã tìm hiểu về công ty chúng tôi, theo bạn thì những quan hệ đối tác nào sẽ có lợi

    c

    ho công ty?  

  • Nếu bạn phải bán sản phẩm này, bạn sẽ đặt ra 3 câu hỏi như thế nào để tìm hiểu về nhu cầu của một khách hàng tiềm năng?  

  • Bạn làm thế nào để đánh giá về một thị trường mới? Bạn có thể nêu ra vài bước mà bạn sẽ thực hiện? 

  • Khi gặp một khách hàng tiềm năng khó tính, bạn sẽ đàm phán như thế nào? 

  • Theo bạn, những sản phẩm và dịch vụ của công ty chúng tôi có phải là những sản phẩm quen thuộc với bạn hay không? Bạn dự định bán chúng như thế nào?  

>>> XEM NGAY: Applicant Tracking System và những điều doanh nghiệp cần biết

4.2 Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn của vị trí BDM là gì?

  • Khi phấn đấu để đạt được các chỉ tiêu, các bạn sẽ phấn đấu như thế nào? Tại vị trí công việc mà bạn đã đảm nhiệm trước đây, định mức chỉ tiêu hàng năm của bạn như thế nào?  

  • Bạn thử mô tả quy trình làm việc của bạn trong việc phát triển kinh doanh.  

  • Background về chuyên môn của bạn đã giúp bạn những gì trong công việc bán hàng? 

  • Bạn có thể nêu ra những cách thức mà bạn dự định làm để xác định một thị trường mới?  

  • Bạn hãy nêu cho chúng tôi biết 3 yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một thỏa thuận với khách hàng?  

  • Bạn hãy nêu chiến lược mà bạn thường áp dụng trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh?  

  • Bạn hãy cho biết cách bạn giữ liên lạc với khách hàng hiện tại như thế nào?  

  • Trong các vị trí công việc trước đây, các bạn đã từng sử dụng kỹ thuật after-sales gì?

  • Bạn có suy nghĩ gì về cải tiến hiện tại trong ngành? Theo bạn, những cải tiến đó có ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh của Công ty ra sao?  

  • Bạn thường lên kế hoạch sắp xếp ưu tiên cho các cuộc họp với khách hàng như thế nào?  

  • Bạn thường xuyên sử dụng những phần mềm nào cho công việc? Bạn áp dụng công nghệ vào công việc của mình như thế nào?  

>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp xây dựng quy trình làm việc cực kỳ hiệu quả cho Doanh nghiệp.

4.3 Nhóm câu hỏi hành vi của vị trí BDM là gì? 

  • Hãy nói về một lần đàm phán về giá cả của một sản phẩm giữa bạn và khách hàng.

  • Hãy cho biết về một lần bạn phải từ bỏ thỏa thuận. Vì sao?  

  • Bạn có bao giờ bán một loại sản phẩm mà bản thân bạn không tin vào sản phẩm đó chưa?  

  • Hãy mô tả cho chúng tôi về một khách hàng khó tính nhất mà bạn từng gặp phải.  

  • Hãy kể về thành tích về một lần thỏa thuận mà bạn thấy thỏa mãn nhất.

  • Bạn có từng phải chốt nhiều thỏa thuận cùng một lúc hay chưa? Khi đó bạn đã từng gặp khó khăn gì?  

  • Hãy nêu cách mà bạn đã làm để quản lý việc bán sản phẩm, nghiên cứu thị trường và làm các báo cáo?  

  • Bạn có từng để tuột mất cơ hội làm ăn với một đối tác quan trọng nào hay chưa? Vì sao? Bạn học được gì qua trải nghiệm đó?  

  • Hãy cho chúng tôi biết bạn đã bao giờ đào tạo một nhân viên dưới cấp chưa? Thành quả bạn đạt được khiến bạn ưng ý nhất theo bạn là gì?

Đến đây, chắc các bạn đã hiểu rõ BDM là gì? A-Z về vị trí BDM trong Doanh nghiệp, về vai trò quan trọng của một BDM- Giám đốc Phát triển Kinh doanh. Những nhiệm vụ cụ thể cũng như kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng cần có để làm tốt công việc của một Giám đốc Phát triển Kinh doanh. 

Dù bạn là lãnh đạo Doanh nghiệp đang tìm kiếm ứng viên hay là ứng viên đang kỳ vọng làm việc tại vị trí BDM của Doanh nghiệp, hoặc bạn là một BDM thì hy vọng rằng bài viết của Fastdo đều sẽ giúp ích cho bạn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: [email protected]
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> THAM KHẢO NGAY:

5/5 – (39 bình chọn)