Bảo vệ môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Ngày nay do vấn nạn môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái, dẫn đến biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực cũng như thiên tai, dịch bệnh gia tăng gay ra những hậu quả nặng nề.
Thì công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên càng trở nên cấp thiết và được đặt lên trở thành nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của Nhà nước mà còn cần đến sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân và tất cả người dân trên toàn thế giới.
Vậy bảo vệ môi trường là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn khái niệm này ở phạm vi là môi trường tự nhiên tại bài viết dưới đây của công ty chúng tôi.
Môi trường là gì?
Môi trường tự nhiên là tổng thể tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm giới sinh vật như là động vật, thực vật, vi sinh vật, vv và hệ môi sinh như là đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu…vv.
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.
Như vậy, ta có thể khẳng định: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường
Nguy cơ môi trường bị huỷ hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội, tổ chức được triển khai nhằm thực hiện việc bảo vệ có hiệu quả môi trường. Nhiều quốc gia đã thực hiện việc giảm hoặc miễn thuế đối với kinh doanh trồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường, áp dụng việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân trong nước. Nhiều trung tâm nghiên cứu môi trường được thành lập để nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lại. Những quyết định của Chính phủ về đóng cửa rừng, về việc khoanh vùng các khu bảo tồn thiên nhiên, lập vườn quốc gia đã góp phần đáng kể trong việc ngăn cản sự huỷ hoại môi trường.
Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia và vì thế nó được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau.
– Cấp độ cá nhân:
Môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào. Vì vậy việc bảo vệ môi trường phải được coi là công việc của từng cá nhân. Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống. Việc phát huy hoạt động bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân hiện nay cần được chú trọng. Quan niệm cho rằng bảo vệ môi trường là công việc của các cơ quan quản lí, các tổ chức bảo vệ môi trường đã dẫn đến sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường. Chính vì lí do này mà nhiều khu rừng nguyên sinh bị cháy, bị khai thác đến mức huỷ hoại bởi những cá nhân. Các hành động riêng lẽ của cá nhân có thể góp phần bảo vệ tốt môi trường và cũng có thể làm tổn hại đến môi trường. Giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở cấp độ cá nhân nằm ở việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường.
– Cấp độ cộng đồng:
Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau bằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính trị. Tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, gắn kết với nhau bằng những yếu tố nào, các cộng đồng đều phải quan tâm và bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính mình. Ở cấp độ cộng đồng, các biện pháp giáo dục, các hành động tập thể cần được đặc biệt chú trọng. Vai trò của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn. Cộng đồng, nhất là cộng đồng làng, bạn có mối liên hệ mật thiết với môi trường với nhiều lợi ích ràng buộc. Sự thống nhất và ràng buộc bởi lợi ích chung này là nền tảng quan trọng cho việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Nhiều cộng đồng đã đưa ra các quy tắc, các chương trình và biện pháp khác nhằm nhằm bảo vệ môi trường. Một trong những biện pháp pháp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường là sự phân phối công bằng các nguồn tài nguyên môi trường.
– Cấp độ địa phương, vùng:
Do đặc điểm của môi trường, đặc biệt là các yếu tố môi trường như nước, không khí, việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên có hiệu quả nếu được thực hiện ở phạm vi lớn hơn với sự tham gia của nhiều cộng đồng hơn. Hiện nay, ở Việt Nam việc bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương được thực hiện theo nguyên tắc địa giới hành chính. Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ môi trường là cơ quan hành chính nhà nước địa phương.
– Cấp độ quốc gia:
Việc bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia được thực hiện thông qua hoạt động quản lí thống nhất của Nhà nước trung ương. Nhà nước thông qua các công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc bảo vệ môi trường. Cấp độ quốc gia về bảo vệ môi trường được xem xét kĩ trong toàn bộ giáo trình này.
– Cấp độ quốc tế:
Thế giới hiện nay đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường. Các tổ chức, các công ước quốc tế lần lượt ra đời để bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế.
Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Hiểu được bảo vệ môi trường là gì, tuy nhiên bạn đã biết tại sao phải bảo vệ môi trường chưa?
Một số lý do cơ bản, cụ thể đó là:
– Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người
– Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người như là:
+ Đất, nước, khí hậu để trồng trọt, chăn nuôi, …
+ Khoáng sản để xuất khẩu và phục vụ ngành luyện kim, sản xuất nhiệt điện, …
+ Các nguồn nặng lượng từ gió, mặt trời, … để sản xuất điện, …
Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và các loài sinh vật như vậy nên rất cần được bảo vệ. Và hiện nay khi mà môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, cần phải tiến hành thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ môi trường.
Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
– Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;
– Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
– Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
– Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
– Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
– Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
– Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Môi trường có thể được bảo vệ không những dưới nhiều cấp độ mà còn bằng những biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, những biện pháp cơ bản vẫn là biện pháp tổ chức-chính trị, giáo dục, công nghệ, kinh tế và pháp lí.
Biện pháp tổ chức – chính trị
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi trường. Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, các nhóm người trong xã hội nhằm thực hiện quyền lực chính trị. Các biện pháp chính trị được thực hiện nhằm xây dựng hoặc củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị.
Ở các nước phát triển, vấn đề môi trường được các đảng phái, tổ chức sử dụng triệt để để thu hút sự ủng hộ chính trị từ quần chúng và các tổ chức xã hội. Nhiều đảng phái chính trị mang màu sắc môi trường đã xuất hiện. Đảng Xanh (Green Party) ở các nước châu Âu là tổ chức chính trị của những người bảo vệ môi trường. Hoạt động của các đảng này ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và có vị trị ngày càng vững chắc ở trong các cơ cấu quyền lực những nước này. Tại Đức, Thụy Điển, đảng Xanh tạo nên một phái mạnh trong Quốc hội hai nước này.
Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị được sử dụng trong bảo vệ môi trường mang sắc thái khác. Đảng cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiến lược hành động của mình không nhằm mục đích tranh cử hay giành quyền lực chính trị mà nhằm làm tăng thêm chính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của cương lĩnh, chiến lược đó để trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế–xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.
Ý nghĩa của các biện pháp chính trị trong bảo vệ môi trường thể hiện qua một số điểm chính sau:
– Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào các cương lĩnh hoạt động của mình;
– Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hoá thành các chính sách, pháp luật.
Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lí vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lí và bảo vệ môi trường, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế. Thực chất của phương pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
– Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường;
– Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp tốt về bảo vệ môi trường;
– Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến môi trường;
– Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.
Các biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng chúng trong bảo vệ môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.
Biện pháp khoa học – công nghệ
Môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp. Việc tìm hiểu cấu trúc, quy luật hoạt động và các ảnh hưởng của môi trường nói chung và các yếu tố cấu thành nó nói riêng không thể thực hiện được một cách đầy đủ nếu thiếu các biện pháp khoa học và công nghệ. Tương tự, việc bảo vệ môi trường cũng không thể thiếu các giải pháp khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Ví dụ đơn giản là việc xử lý chất thải. Nếu như các cộng đồng chỉ xử lí chất thải bằng các phương pháp thủ công như đốt rác, chôn rác thì việc tránh ô nhiễm này sẽ dẫn tới sự ô nhiễm khác. Khi số lượng dân cư ngày càng đông hơn thì công nghệ xử lý chất thải đòi hỏi phải có những biện pháp khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Việc áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật và công nghệ được khẳng định trong nguyên tắc thứ 9 của Tuyên bố Rio De Janeiro.
Biện pháp giáo dục
Ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tuyên truyền và giáo dục. Càng mở rộng các hoạt động giáo dục cộng đồng về tác hại của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường thì càng nâng cao được hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường. Vai trò của giáo dục đặc biệt quan trọng. Khi con người ta vì sự vô thức đã tàn phá chính môi trường trong đó họ đang sống thì việc thức tỉnh họ là điều cần thực hiện trước sự | trừng phạt và răn đe. Khi con người đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng được thực hiện một cách có hiệu quả. Đó chính là thực chất và ý nghĩa của biện pháp giáo dục. Chính vì tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng nên Tuyên bố Rio de Janeiro cũng đã coi đó là một nguyên tắc quan trọng mà các quốc gia kí Tuyên bố cần thực hiện. Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cũng đặc biệt chú ý đến việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ pháp luật có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, cấp độ và phạm vi khác nhau. Điển hình là các hình thức sau:
– Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học;
– Sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng;
– Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ xanh, Phong trào thành phố xanh – sạch – đẹp…
– Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội.
Biện pháp pháp lí.
Khó có thể liệt kê hết các biện pháp mà các quốc gia đã thực hiện để bảo vệ có hiệu quả môi trường. Tuy nhiên, khi nói đến bảo vệ môi trường, chúng ta không thể không kể đến biện pháp pháp lí. Vai trò, tầm quan trọng cũng như đặc trưng của biện pháp pháp lí được xem xét ở mục tiếp theo.
Bảo vệ môi trường ở Việt Nam?
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất đa dạng sinh học, tầng ozon bị suy yếu, những ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường của chúng, ảnh hưởng đến ngành du lịch, ảnh hưởng đến ngành kinh tế
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Cụ thể các biện pháp bảo vệ môi trường chúng ta có thể áp dụng, tiến hành thực hiện ngay đó là:
– Hạn chế sử dụng túi nhựa, túi nilon
– Tiến hành phân loại rác tại nhà, tái sử dụng những loại chai nhựa, giấy và túi nilon
– Trồng cây xanh tại nơi đất trống đồi trọc, nơi đầu nguồn để chống xói mòn, sạt lở đất và trồng cây xanh xung quanh nơi ở để điều hòa không khí, cân bằng hệ sinh thái
– Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là vứt tại sông, suối, ao, hồ, bờ biển, … tránh gây ô nhiễm nguồn nước
– Thực hiện xử nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường
– Sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng điện hoặc năng lượng mặt trời, … để giảm khí thải CO2 gây ô nhiễm không khi
Và rất nhiều biện pháp, việc làm nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao khác nữa …
Trên đây là bài viết liên quan đến Bảo vệ môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường? trong chuyên mục Là gì? được Luật Hoàng Phi cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luathoangphi.vn để có thêm thông tin chi tiết.