Bảo vệ chủ quyền Lãnh thổ, biên giới quốc gia
I. LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Lãnh thổ quốc gia
– Lãnh thổ quốc gia, cư dân, chính quyền là ba bộ phận cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển trong phạm vi lãnh thổ của mình.
– Lãnh thổ quốc gia xuất hiên cùng với sự ra đời của nhà nước.
– Ban đầu lãnh thổ quốc gia chỉ được xác định trên đát liền dần dần mở rộng ra trên biển, trên trời và trong lòng đất.
a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
: Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định.
b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
.
– Vùng đất
: Bất cứ 1 quốc gia nào cũng có thành phần lãnh thổ này. Là lãnh thổ chủ yếu và chiếm một phần diện tích lớn so với các phần lãnh thổ khác. Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và xa bờ).
– Vùng nước
: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
Gồm: + Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối…(kể cả tự nhiên hay nhân tạo).
+ Vùng nước biên giới: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối… trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
+ Vùng nước nội thuỷ: được xác định một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
+ Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở và cùng có nguyên tắc mở rộng một phần chủ quyền quốc gia ven biển, theo đó đã hình thành các vùng: tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa các vùng này thuộc chủ quyền va quyền tài phán của quốc gia ven biển.
– Vùng lòng đất
: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất.
-Vùng trời
: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia. Trong các tài liệu quốc tế chưa co văn bản nào quy định về độ cao của vùng trời.
Tuyên bố ngày 5/6/1984 của Việt Nam cũng không quy định độ cao của vùng trời Việt Nam.
-Vùng lãnh thổ đặc biệt
: ngoài các vùng nói trên các tàu thuyền, máy bay, các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia… hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ… ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ đươc gọi với những tên khác nhau như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay…
2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
.
– Khái niệm
: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
– Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của nhà nước như lập pháp và tư pháp.
b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
* Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia.
– Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.
– Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chon đó.
– Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ.
– Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.
– Quốc gia thực hiện quyền tài phán (xét xử) đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình (trừ những trường hợp pháp luật quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác).
– Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình.
– Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế, có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.