Bảo quản vải thiều trong các gia đình

Có thể tóm tắt công nghệ bảo quản vải theo sơ đồ sau: Thu hái – lựa chọn – đóng gói – chất hấp phụ ethylen – vận chuyển – bảo quản và tiêu thụ.

Sau khi thu hoạch, quả vải thường gặp các hiện tượng sau:

Hô hấp: Từ lúc chín hẳn đến quá chín, cường độ hô hấp giảm nhanh đồng thời giảm khả năng đề kháng và quả dễ bị thối hỏng.

Sự sinh sản ethylen:
Song song với quá trình hô hấp, quả sản sinh ra khí ethylen đẩy nhanh tốc độ chín và làm giảm thời gian bảo quản, muốn loại bỏ và giảm nồng độ ethylen cần loại bỏ những quả quá chín và có thể sử dụng chất hấp thụ và kìm hãm khí ethylen. Retardant (R3) là chất có tác dụng kìm hãm sự già và chín của quả nên giảm được tổn thất bảo quản sau thu hoạch xuống còn một nửa so với không sử dụng R3. Việc sử dụng R3 kết hợp với chất chống nấm Carbendazim (Caz) làm tăng chất lượng bảo quản, giảm tỷ lệ hư hỏng của quả trong bảo quản. Ngoài ra quả vải còn bị hư hỏng do các tác nhân khác như: sự sinh nhiệt, sự bay hơi nước, sự giảm thành phần hoá học…

Có thể tóm tắt công nghệ bảo quản vải theo sơ đồ sau: Thu hái – lựa chọn – đóng gói – chất hấp phụ ethylen – vận chuyển – bảo quản và tiêu thụ.

Thu hái: Thu hái khi quả đạt độ chín thích hợp.

Lựa chọn: Loại bỏ những quả không đạt quy cách cho bảo quản (những quả sâu bệnh, dập nát, dị hình…) và lựa chọn những quả đạt chất lượng tốt, còn nguyên vẹn, đúng độ chín, không có vết sâu bệnh, không có vết sây xát.

Xử lý hoá chất: Xông lưu huỳnh liều lượng 0,5 – 1,0g/m3 không khí, thời gian xông từ 1 – 2 giờ.

Đóng gói: Bao bì để chứa bên ngoài phải chịu được lực nén, bên trong lót túi ni-lông mỏng. Chiều cao lớp quả không quá 35 cm, đặt mỗi túi đựng quả vải một gói R3 với liều lượng 1-2g cho 1 kg vải.
Vận chuyển về nơi xử lý: Xếp các thùng đựng quả vải lên xe và hạn chế nhồi xóc.

Lựa chọn lại:
Loại bỏ những quả hư hỏng do quá trình vận chuyển và những quả không đạt tiêu chuẩn.
Xử lý chất chống nấm: Rửa quả bằng nước sạch, để ráo nước trước khi ngâm chất chống nấm. Hoà tan Carbendazim trong thùng chứa với lượng 2-3g/lít nước, khi thao tác cần mang găng tay và tránh hoá chất bay vào mắt.

Hong khô: Xếp lên giàn để hong khô hoặc dùng quạt thông gió để đạt độ khô cần thiết, nếu quạt quá mạnh và quá lâu sẽ làm quả bị khô dẫn đến héo, thối.

Đóng gói bảo quản:
bao bì bên ngoài phải chiu được lực va đập, nén, bên trong lót túi nilon và đặt mỗi túi vải một gói R3 với liều lượng 1-2 g R3 cho 1 kg vải.

Bảo quản: Tuỳ theo yêu cầu về thời gian cho bảo quản mà ta có thể lựa chọn các cách bảo quản khác nhau, tuy nhiên đối với quy mô gia đình có thể bảo quản ở nhiệt độ và các cách thông thường như đã nêu ở trên, còn đối với các cơ sở chế biến với quy mô lớn hơn có thể dùng kho lạnh và xe lạnh để bảo quản.

Tiêu thụ: Theo các cách bảo quản trên ta có thể bảo quản tại chỗ trong vòng từ 3-5 ngày mà vẫn giữ được độ tươi của quả như khi mới hái. Muốn giữ được độ tươi của quả lâu hơn thì cần được xử lý Carbendazim (thời gian bảo quản được 5-7 ngày). Nếu muốn kéo dài thời hạn bảo quản đến 1 tháng thì quả vải cần được bảo quản lạnh kịp thời và vận chuyển đến nơi tiêu thụ cũng bằng xe lạnh (dùng cho xuất khẩu).

Khuyennong.mard.gov.vn