Bảo quản khoai tây sau thu hoạch bằng khí CIPC – Hữu Tâm
Khoai tây là một thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời. Khoai tây còn là 1 thực phẩm trị loét dạ dày, sỏi thận, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và tác dụng giảm béo rất tốt, chính vì vậy việc đưa thực phẩm này vào trong thực đơn bữa ăn hàng ngày là 1 cách thông minh để bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình thân yêu của mình. Khoai tây tốt là vậy thế nhưng nếu bạn không biết cách bảo quản khoai đúng cách khoai sẽ bị mọc mầm, mất đi chất dinh dưỡng. Bạn đã biết cách bảo quản khoai tây đúng cách chưa? Nếu chưa hãy thì CIPC là một giải pháp tốt.
CIPC là gì ?
Là chất hoá học được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới trong 50 năm qua để bảo quản khoai tây. Đạt hiệu quả chống nảy mầm khoai tây cao nhất so với tất cả các phương pháp khác trên thế giới. Phát huy hiệu quả cao nhất khi lưu trữ khoai ở nhiệt độ từ 8-12oC. Có thể sử dụng trên khoai chưa nảy mầm hoặc đã nảy mầm, tốt nhất là chưa nảy mầm.
Phương thức sử dụng:
-
- 1 lon 600gram dùng cho 10 tấn khoai tây (tương đương 60 ppm).
- Sau 3 tháng, 1 lon 600gram cho 20 tấn khoai tây (tương đương 30 ppm).
- Bảo quản khoai tây trong kho lạnh từ 8-12oC.
- CIPC chỉ được phép sử dụng với những người đã qua huấn luyện kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình xử lý.
- Khoai tây phải ở lại kho ít nhất 30 ngày sau lần xử lý CIPC cuối cùng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bằng phương pháp rửa sạch nhiều lần với nước, hàm lượng CIPC tồn đọng trên khoai có thể giảm xuống còn 2.9 ppm hoặc thấp hơn nữa (Paul et al.,2016).
Lưu ý khi sử dụng khí bảo quản khoai tây:
-
- CIPC được xếp loại là thuốc diệt cỏ/thuốc trừ sâu.
- CIPC là chất độc hoá học có thể gây nguy hại cho con người, động vật, môi trường và nguồn nước nếu không được sử dụng đúng cách.
- Một số dẫn xuất của CIPC sau khi phân rã có tính gây độc cao, là tác nhân có thể gây ung thư. Do đó qui trình sử dụng phải hết sức nghiêm ngặt.