Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và cách khắc phục
Bạo lực học đường là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập hiện nay. Mỗi quốc gia, mỗi trường học đều không ngừng tìm kiếm giải pháp loại bỏ vấn đề xấu này. Vậy, bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và giải pháp nào là hiệu quả? Dưới bài viết sau đây, Bamboo sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Học đường là gì? Các vấn đề học đường hiện nay
Học đường là không gian, môi trường học tập của học sinh, sinh viên. Tại học đường học sinh, sinh viên sẽ được đội ngũ giáo viên của nhà trường truyền đạt và giảng dạy các kiến thức cũng như rèn luyện thể lực trở thành công dân có ích cho xã hội.
Hiện nay, bạo lực học đường là một vấn nạn trong học đường đáng được quan tâm ở toàn bộ quốc gia trên thế giới. Những hậu quả từ bạo lực mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khoẻ của học sinh, sinh viên. Đặc biệt là các học sinh đang trong độ tuổi hoàn thiện bản thân.
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi bất chấp đạo lý, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm hoặc tác động hành vi thô bạo đến người khác. Những điều đó có thể gây nên sự tổn thương về tâm lý, tinh thần lẫn thể xác xảy ra trong môi trường học đường. Những đối tượng bị bạo lực học đường chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề bạo lực học đường, trong đó:
Về nguyên nhân khách quan
Hình thức kỷ luật chưa thật sự hiệu quả, sống trong môi trường có tác động bạo lực ví dụ như cha mẹ đánh, ám ảnh tâm lý hay gia đình thường xuyên tạo áp lực thành tích, điểm số,.. bạn bè rủ rê,…
Về nguyên nhân chủ quan:
Muốn thể hiện bản thân, hiếu thắng, xảy ra mâu thuẫn qua lời nói, ảnh hưởng từ cảnh bạo lực, phụ huynh không quan tâm giáo dục con, do tâm lý phát sinh tuổi dậy thì, giáo viên thường xuyên chê trách trước lớp,…
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Theo các thống kê nghiên cứu, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và có dấu hiệu gia tằn những năm gần đây. Bạo lực học đường ngày càng tăng hành vi nguy hiểm.
Những hành vi bạo lực bắt nguồn từ những xô xác nhỏ lại làm vấn đề lớn thêm dẫn đến việc đánh nhau. Nghiêm trọng hơn là đánh chém lẫn nhau làm tổn thương thể xác lẫn tinh thần. Tình trạng bạo lực học được xuất hiện từ nông thôn đến thành thị ở nhiều trường học.
Hơn thế nữa, tình trạng bạo lực xảy ra không chỉ ở các bạn nữ mà còn ở các bạn nam đặc biệt ở cấp THT và THCS, thậm chí là có cả xô xác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và giáo viên.
Làm gì khi bị bạo lực học đường
Khi bị bạn học trêu chọc
Khi bị bạn bè gây hấn, trêu chọc không nên tỏ ra khó chịu, ức chế. Nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này hãy lãng tránh chỗ khác. Càng gay gắt sẽ làm cho các đối tượng trêu chọc này thích thú hơn và có lý do để tác động đến mình.
Nếu hiện tượng vẫn tiếp diễn kéo dài, cần báo phụ huynh hoặc nhà trường để xử lý can thiệp. Tránh việc tự xử lý bằng cách nhờ người ngoài xã hội vì sẽ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nữa.
Trêu chọc khiến người khác không vui, né tránh, sợ hãi, ức chế cũng là hành vi bạo lực học đường đáng lên án.
Khi bị đe dọa vũ lực
Đe doạ vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến. Thông thường, hành vi này sẽ ép buộc bạn học khác làm theo ý muốn cá nhân của mình ví dụ như bắt đưa tiền, đe doạ làm trộm cắp, bắt làm bài tập về nhà, bắt chở đi học,…
Khi bị đen doạ, nên làm theo và không tỏ thái độ. Và thoát ra khỏi bạo lực này bằng cách báo ngay với nhà trường, cha mẹ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nếu vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng này và nghiêm trọng hơn là bị cảnh cáo bởi những người ngoài xã hội. Hãy nhờ phụ huynh đưa đón và tạm tránh mặt các đối tượng. Nếu bị ép buộc quá đáng mà cả nhà trường và phụ huynh không giải quyết được hãy báo công an làm việc.
Khi bị đánh đập
Đây là hành vi cần đặc biệt lưu tâm. Hành vi này thường xảy ra tình trạng đánh nhau solo hoặc hội đồng ở cả các bạn nam và các bạn nữ. Các đối tượng thực hiện hành vi này thường sử dụng tay, chân đánh đập hoặc thâm chí sử dụng hung khí như bàn ghế,.. gây thương tích nặng nề cho nạn nhân.
Nếu cảm thấy bị đe doạ, cần bình tĩnh là lùi sát về vách tường hoặc gốc cây và hướng ra cửa tránh bị đánh cả 4 phía. Nếu bị đa doạ bằng vũ khí cần tỏ ra sợ hãi và năn nỉ rồi bỏ chạy.
Nếu xét rằng không có khả năng chạy thoát bởi hội đồng hãy nằm cuộn tròn người và dùng tay che chắn đầu, bụng tránh bị đánh vào các vùng nguy hiểm. Và la hét thật lớn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
Sau khi kết thúc sự việc cần báo với phụ huynh và mời lực lượng chức năng để xử lý ngay, Tuyệt đối không nhờ người trả thù vì chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý các thông tin bạo lực học đường.
- Triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, tiếp nhận vấn đề qua các kênh làm việc chuyên biệt, tố cáo về bạo lực học đường.
- Sử dụng phương pháp giác giục tích cực, không gây áp lực tâm lý hay tác động vật lý đến học sinh, sinh viên.
- Giáo dục các kỹ năng phòng tránh bạo lực, chống xâm hại, chống cả bạo lực mạng và tăng kỹ năng bảo vệ bản thân của học sinh, sinh viên.
- Ban quản lý nhà trường cần quản lý chặt chẽ, luôn quan tâm học sinh có những biểu hiện khác thường tránh các trường hợp không hay xảy ra.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên, ban quản lý nhà trường, giáo viên, gia đình và cả cộng đồng về hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường.
Xem thêm:
Trên đây là các thông tin về bạo lực học đường, hy vọng những thông tin mà Bamboo School chia sẻ hữu ích đến bạn đọc!