Bảo lãnh ngân hàng – Các hình thức bảo lãnh ngân hàng, Hợp đồng

 Kính thưa Quý Khách, Công ty TNHH TM Bích Vân hân hạnh được nhiều công ty xây dựng, đại lý ống nhựa, cá nhân và chủ công trình cấp thoát nước tin tưởng gần hai thập niên qua. Chúng tôi luôn đặt chữ tín lên đầu trong giao dịch thương mại ( Vật tư ngành nước ). Do đó, để đảm bảo việc thanh toán thuận lợi cho cả hai bên, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý Khách dịch vụ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Quý khách cũng có thể tham khảo chi tiết các hình thức bảo lãnh khác tại bài viết dưới đây.

Bảo lãnh trực tiếp:

Là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Người xin bảo lãnh có thể phải ký quỹ thế chấp cầm cố tài sản của mình theo yêu cầu của Ngân hàng để xin ngân hàng mở bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, phương án kinh doanh để quyết định xem có bảo lãnh hay không.

Ưu điểm: Đây là loại bảo lãnh đơn giản nhất và người xin bảo lãnh thì không phải mất phí hoa hồng cho bên ngân hàng đại lý. Bảo lãnh này thường được sử dụng trong các quan hệ kinh tế trong nước và chịu sự điều chỉnh của luật hoặc các quy định về bảo lãnh của nước mà ngân hàng bảo lãnh trực thuộc.

 Bảo lãnh gián tiếp:

Là bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.

Bảo lãnh đối ứng là một cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (gọi là người thụ hưởng của bảo lãnh đối ứng) khi mà ngân hàng phát hành thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng.

Trong bảo lãnh gián tiếp thì người thụ hưởng hoàn toàn không có quyền yêu cầu ngân hàng trung gian thanh toán bảo lãnh. Giữa ngân hàng trung gian và người thụ hưởng hoàn toàn không có quan hệ gì hay nói cách khác ngân hàng trung gian không có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Tương tự như vậy thì ngân hàng phát hành bảo lãnh hoàn toàn không có quyền yêu cầu người được bảo lãnh bồi hoàn. Chỉ có trung gian mới có nghĩa vụ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành theo bảo lãnh đối ứng.

Với bảo lãnh gián tiếp người được bảo lãnh thường phải chịu chi phí bảo lãnh cao hơn so với bảo lãnh trực tiếp.

 Bảo lãnh được xác nhận:

Là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng.

   Người thụ hưởng có thể muốn một ngân hàng trong nước của mình xác nhận bảo lãnh do một ngân hàng nước ngoài phát hành và như vậy người thụ hưởng có thể xuất trình những chứng từ theo yêu cầu của bảo lãnh đến ngân hàng xác nhận và thanh toán.

 Đồng bảo lãnh:

Là loại bảo lãnh do nhiều ngân hàng cùng đứng ra phát hành bảo lãnh. Trong đó một ngân hàng sẽ được chọn làm ngân hàng phát hành chính, các ngân hàng thành viên sẽ cam kết theo từng phần đóng góp của mình bằng các bảo lãnh đối ứng.

(1) Quan hệ hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên được thụ hưởng.

(2) Người được bảo lãnh chỉ thị cho Ngân hàng bảo lãnh chính phát hành bảo lãnh.

(3) Các ngân hàng thành viên phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh chính.

(4) Căn cứ vào các bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng thành viên, ngân hàng phát hành bảo lãnh chính mở bảo lãnh. Người thụ hưởng sẽ được thông báo thông qua ngân hàng thông báo nếu có.

(5) Ngân hàng phát hành bảo lãnh chính bồi hoàn cho người thụ hưởng khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

(6) Người được bảo lãnh bồi hoàn lại cho ngân hàng bảo lãnh chính.

Các loại bảo lãnh khác:

* Thư tín dụng dự phòng (L/C):

– Khái niệm: Là một loại tín dụng chứng từ hoặc một thoả thuận tương tự trong số đó ngân hàng phát hành thể hiện cam kết trách nhiệm đối với bên thụ hưởng trong việc: Trả lại khoản tiền bên mở tín dụng đã vay hoặc được ứng trước thanh toán bất kỳ cam kết nhận nợ nào của bên mở hoặc thanh toán mọi thiệt hại mà bên mở gây ra do việc không thực hiện cam kết đối với bên thụ hưởng.

– Mục đích của thư tín dụng dự phòng: Là nhằm để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, bảo đảm cho một rủi ro nào đó có thể phát sinh.

* Bảo lãnh thuế quan:

– Mục đích: đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuế trước những đòi hỏi của cơ quan thuế quan do chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình.

– Trị giá bảo lãnh: Trị giá này do cơ quan thuế quan ấn định trong từng trường hợp cụ thể.

– Thời hạn hiệu lực: Không quy định rõ, có nghĩa là sẽ hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế.

* Bảo lãnh hối phiếu:

– Khái niệm: Là một cam kết của ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu của họ đáo hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của họ như đã quy định trên hối phiếu. Khi phát hành bảo lãnh hối phiếu ngân hàng chịu trách nhiệm như trách nhiệm của người được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ tài chính trên hối phiếu.

* Bảo lãnh phát hành chứng khoán:

– Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc bên bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành chứng khoán (chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, định giá chứng khoán) và tổ chức phân phối chứng khoán.

 

 

Miễn phí vận chuyển đến chân công trình