BẢO ĐẢM AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA

Lẽ dĩ nhiên Dự án LNG Bạc Liêu tắc thì các dự án điện khí LNG khác cũng khó mà có lời giải bởi tình huống không có gì khác. Đó là chưa kể tới việc nguồn khí LNG hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu và đang có xu hướng trở nên bất định trước những biến động mới ở châu Âu, khiến giá bán tăng vọt, gấp 4-5 lần so trước đây.

Các dự án điện gió ngoài khơi, tuy cũng được xem là “rất triển vọng” nhưng việc thi công trên biển cũng cần những ràng buộc nhất định mà không phải địa phương hay bộ/ngành có thể xử lý được.

Thêm nữa, việc trông chờ vào điện nhập khẩu từ Trung Quốc hay Lào cũng đồng nghĩa với gia tăng sự lệ thuộc vào nhập khẩu trong cung cấp năng lượng nói chung và điện nói riêng.

Ở một khía cạnh khác, việc giữ nguyên giá điện trong khi các chi phí đầu tư biến động mạnh theo thị trường quốc tế chắc chắn sẽ càng làm khó yêu cầu cấp điện an toàn, ổn định. Báo cáo chi phí giá thành sản xuất điện năm 2020 vừa được Bộ Công thương công bố đầu tháng 3/2022 sau khi được kiểm toán và có sự rà soát của các cơ quan chức năng cho thấy, sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2020 tăng 3,42% so năm 2019.

Ngành năng lượng vốn là ngành hạ tầng giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa.

Ngành năng lượng vốn là ngành hạ tầng giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, doanh thu bán điện năm này là 394.892,09 tỷ đồng lại giảm 1,68% so với năm 2019. Mặc dù có ảnh hưởng từ việc giảm giá điện do giảm tiền điện để hỗ trợ các khách hàng bởi dịch Covid-19 với tổng số tiền khoảng 12.300 tỷ đồng nhưng điều đó cũng cho thấy EVN sẽ không có nguồn lực để đầu tư các nguồn điện mới, thực hiện nhiệm vụ chính của mình là cấp điện.

Việc giá bán điện thấp hơn giá thành này đã làm cho thị trường điện méo mó và kém hiệu quả, đơn cử là cường độ thâm dụng năng lượng cao, từ việc đưa ra những tín hiệu không chính xác đến người tiêu dùng về chi phí thực của dịch vụ. Trước đó, giá bán lẻ điện năm 2017 đã bị đóng băng kể từ năm 2015 ở mức tương đương 7,6 UScent/kWh, trong khi tổng giá thành là 11,3 UScent/kWh năm 2017.

Nhu cầu tiêu thụ năm 2022 có thể chạm đỉnh 24.000 MW, nếu so với công suất nguồn hiện có là 28.000 MW, tưởng là đủ, nhưng thực tế sẽ không đủ. Bởi khi nhiệt độ tăng cao, các nhà máy nhiệt điện than không thể phát huy được toàn bộ công suất như thiết kế và thủy điện cũng không chạy được như thiết kế do thiếu nguồn nước. Dự kiến, miền bắc sẽ thiếu khoảng 2.000 MW công suất lắp đặt trong một số thời điểm cực đoan của năm nay.Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN

Thực tế, nhiều dự án điện được lên kế hoạch nhưng không về đích như dự tính trong Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh hay các dự án điện hiện nay không thể đàm phán xong hợp đồng mua bán điện cũng có lý do sâu xa từ hiệu quả kinh tế và giá điện đã không phản ánh đầy đủ các yếu tố của thị trường, khiến thời gian đàm phán, chuẩn bị thực hiện dự án bị kéo dài lê thê.

Từ năm 2011 đến hết năm 2017, ngành điện không thiếu điện để cung cấp cho phát triển kinh tế, nhưng đến năm 2018, ngành điện không còn dự phòng nữa hay hiện nay lại rơi vào tình trạng “thừa nguồn mà vẫn thiếu điện”, rồi xa hơn không dễ triển khai các dự án lớn cũng cho thấy những thách thức không nhỏ trong việc bảo đảm điện cho nền kinh tế trong một tương lai không xa xôi .