BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GI

I/ Đánh giá việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

          1/ Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục phổ thông của Quốc hội và các bộ ban ngành là phù hợp và cần thiết với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

          2/ Việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông của địa phương:

          – Trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đối với ngành giáo dục và các cấp đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như mọi chế độ chính sách phù hợp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Đặc biệt là đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS của UBND Tỉnh.

          II/ Tình hình thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại địa phương.

          1/ Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông:

          – Mục tiêu giáo dục phổ thông: Đảm bảo mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học trong các môn học phù hợp với việc giáo dục toàn diện cho lứa tuổi học sinh bậc tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

          – Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục:  Trong nội dung của các môn học ở bậc tiểu học đáp ứng mục tiêu giáo dục cũng như các hoạt động giáo dục trong nhà trường phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi ở bậc tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

          – Về kiến thức, kỹ năng, việc thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp các chuyên đề:

          Trong các môn học đảm bảo về kiến thức kỹ năng cần đạt cho bậc tiểu học, đối với các môn học giáo viên đã thực hiện có hiệu quả việc dạy lồng ghép, cũng như tích hớp các chuyên đề như giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục kỷ năng sống vv nhằm thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho lứa tuổi học sinh tiểu học .

          – Phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: Phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung kiến thức của bậc học.

          – Cơ sở vật chất và trang thiết bị phụ vục dạy học: Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng với từng loại hình trường lớp trong từng bậc học cấp học cho giáo viên và học sinh.

          Thiết bị dạy học được cấp đầy đủ và kịp thời đáp ứng được công tác dạy và học trong nhà trường.

          – Cách thức đánh giá kết quả giáo dục: Bộ giáo dục đã ra các thông tư về cách thức đánh giá kết quả giáo dục phù hợp với chương trình, nội dung và các hoạt động giáo dục của cấp học nhằm khích lệ động viên học sinh trong quá trình học tập như: Các môn thuộc lĩnh vực kiến thức được đánh giá bằng điểm số, các môn thuộc lĩnh vực năng khiếu được đánh giá bằng định tính qua sự tiến bộ và rèn luyện của các em trong quá trình học tập tại trường.