Báo cáo khoa học kĩ thuật môn công nghệ thiết kế đồ dùng học tập – Tài liệu text
Báo cáo khoa học kĩ thuật môn công nghệ thiết kế đồ dùng học tập
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.36 KB, 6 trang )
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH HÀ GIANG
BÁO CÁO KHOA HỌC KĨ THUẬT
MÔN: CÔNG NGHỆ
HỌ VÀ TÊN: TRẦN NGUYÊN HẠNH
LỚP: 11 TOÁN
TRƯỜNG: THPT CHUYÊN
Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán
Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán
A.ĐẶT VẦN ĐỀ
N
gày nay, nhu cầu sử dụng các đồ dùng văn phòng phẩm ngày càng tăng cao.
Và đặc biệt càng cần thiết hơn đối với học sinh. Chúng ta đi học cần rất
nhiều loại bút khác nhau: bút mực, bút chì, bút bi, bút nhớ, bút phủ, bút dạ màu.
Việc để tất cả những chiếc bút trên mặt bàn sẽ gây ra sự phiền toái cho người sử
dụng. Mỗi lần cần dùng đến lại phải tìm nếu chẳng may chúng lăn hay rơi ở đâu đó
dưới sàn nhà, tốn khá nhiều thời gian chỉ để… tìm một chiếc bút. Thêm vào đó
việc để những chiếc bút lộn xộn cũng gây khó khăn mỗi lần chúng ta muốn dọn
dẹp bàn học, lau chùi bụi trên mặt bàn.
***
Được biết trên thị trường bày bán rất nhiều đồ đựng bút với đa chủng loại, màu
sắc, hình dáng. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng bất kì thứ gì chúng ta tự tay làm ra
sẽ yêu quý và gìn giữ chúng hơn nhiều lần so với đồ mua sẵn. Vậy tại sao chúng ta
không thử tự bắt tay làm cho mình một chiếc ống đựng không chỉ đựng được bút
mà còn hơn thế nữa ? Hãy thử tưởng tượng, chiếc hộp ấy không chỉ đựng được bút
mà còn rộng rãi cho việc đựng thước kẻ, compa, dao dọc giấy,… Hơn nữa chúng ta
còn có thể khiến cho chiếc hộp đựng bút đẹp mắt hơn nhờ việc trang trí theo sở
thích và tích hợp gắn thêm một chiếc đồng hồ cát xoay vòng để giúp chiếc hộp
đựng bút đẹp và sáng tạo hơn, giảm bớt đi cảm giác mệt mỏi khi học bài.
***
Với những suy nghĩ trên, tôi đã tham khảo nhiều mẫu thiết kế hộp đựng bút tại
các cửa hàng và thiết kế cho mình một mẫu đựng bút riêng phù hợp với tiêu chí
đem lại hiệu quả sử dụng và hình thức đẹp. Ý tưởng được xây dựng thành các bản
vẽ hình chiếu, được thể hiện trong phần B.
Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán
* Để có thể thiết kế được hộp đựng bút theo mô hình trên, có thể thực hiện
các bước sau:
1.Chuẩn bị các nguyên vật liệu:
+ Để đảm bảo độ bền của sản phẩm, nên chọn vật liệu là gỗ như gỗ thông,
vừa đảm bảo độ bền, vừa tạo cho khung hộp đựng có bề mặt mịn, nhẵn, có mùi
thơm.
+ Đồng hồ cát có thể chọn mua có bán sẵn sao cho phù hợp kích thước
khung gỗ.
+ Keo con voi hoặc sáp nến để gắn.
+ Sơn hoặc vecni.
+ Bút vẽ, dao khắc gỗ.
2. Bắt tay vào thiết kế:
+ Cắt các mảnh gỗ đúng với kích thước trên bản vẽ.
+ Rồi sau đó trang trí các họa tiết như bản vẽ bằng dao khắc và bút màu , sau
đó gắn keo ghép các mảnh gỗ lại với nhau.
+ Có thể sơn thay đổi màu gỗ và giúp chống mốc, mọt.
+ Đồng hồ cát sử dụng hai miếng đệm xốp ở hai đầu để gắn vào gỗ trước để
tạo độ liên kết chặt chẽ, tránh vỡ khi vô tình va đập mạnh.
3. Kiểm tra các mối gắn keo tránh rơi các mảnh gỗ, kiểm tra độ cân bằng của
sản phẩm khi đã đựng bút, thước, compa… để chỉnh sửa phù hợp.
Như vậy, chỉ với ba bước đơn giản trên và một chút thời gian rảnh rỗi đã có
thể tự thiết kế được sản phẩm mà thường được gọi với tên “handmade”.
Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán
C. KẾT LUẬN
Việc tự thiết kế một đồ dùng tiện ích trước hết là cho chính bản thân mình
tạo cho chúng ta niềm thích thú, say mê trong học tập. Thêm vào đó, sản phẩm đã
chứng minh được đúng yêu cầu và nhiệm vụ trong học tập: “Học đi đôi với hành”.
Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng
và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà
không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền
bạc mà vô ích. Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao
trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ trong nền
kinh tế thị trường phát triển theo hướng hiện đại hóa, đi bất cứ cửa hàng nào cũng
có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm cần thiết. Ấy cũng là lúc, con người vô tình đánh
mất sự sáng tạo và năng động của trí óc và sự khéo léo của đôi tay hiếm khi trải
qua rèn luyện nghệ thuật. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu
kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc, nhất là trong các ngành
kĩ thuật, thiết kế. Qua việc học vẽ các hình chiếu, chúng ta có thể đi vào thực tiễn
bằng rất nhiều đồ chế tạo. Các hình bản vẽ hình chiếu giúp ích cho việc hình dung
sản phẩm từ bao quát cho đến chi tiết, rèn luyện cho học sinh biết làm từ những vật
dụng nhỏ nhất.
Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán
sắc, hình dáng. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng bất kì thứ gì chúng ta tự tay làm rasẽ yêu quý và gìn giữ chúng hơn nhiều lần so với đồ mua sẵn. Vậy tại sao chúng takhông thử tự bắt tay làm cho mình một chiếc ống đựng không chỉ đựng được bútmà còn hơn thế nữa ? Hãy thử tưởng tượng, chiếc hộp ấy không chỉ đựng được bútmà còn rộng rãi cho việc đựng thước kẻ, compa, dao dọc giấy,… Hơn nữa chúng tacòn có thể khiến cho chiếc hộp đựng bút đẹp mắt hơn nhờ việc trang trí theo sởthích và tích hợp gắn thêm một chiếc đồng hồ cát xoay vòng để giúp chiếc hộpđựng bút đẹp và sáng tạo hơn, giảm bớt đi cảm giác mệt mỏi khi học bài.***Với những suy nghĩ trên, tôi đã tham khảo nhiều mẫu thiết kế hộp đựng bút tạicác cửa hàng và thiết kế cho mình một mẫu đựng bút riêng phù hợp với tiêu chíđem lại hiệu quả sử dụng và hình thức đẹp. Ý tưởng được xây dựng thành các bảnvẽ hình chiếu, được thể hiện trong phần B.Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán* Để có thể thiết kế được hộp đựng bút theo mô hình trên, có thể thực hiệncác bước sau:1.Chuẩn bị các nguyên vật liệu:+ Để đảm bảo độ bền của sản phẩm, nên chọn vật liệu là gỗ như gỗ thông,vừa đảm bảo độ bền, vừa tạo cho khung hộp đựng có bề mặt mịn, nhẵn, có mùithơm.+ Đồng hồ cát có thể chọn mua có bán sẵn sao cho phù hợp kích thướckhung gỗ.+ Keo con voi hoặc sáp nến để gắn.+ Sơn hoặc vecni.+ Bút vẽ, dao khắc gỗ.2. Bắt tay vào thiết kế:+ Cắt các mảnh gỗ đúng với kích thước trên bản vẽ.+ Rồi sau đó trang trí các họa tiết như bản vẽ bằng dao khắc và bút màu , sauđó gắn keo ghép các mảnh gỗ lại với nhau.+ Có thể sơn thay đổi màu gỗ và giúp chống mốc, mọt.+ Đồng hồ cát sử dụng hai miếng đệm xốp ở hai đầu để gắn vào gỗ trước đểtạo độ liên kết chặt chẽ, tránh vỡ khi vô tình va đập mạnh.3. Kiểm tra các mối gắn keo tránh rơi các mảnh gỗ, kiểm tra độ cân bằng củasản phẩm khi đã đựng bút, thước, compa… để chỉnh sửa phù hợp.Như vậy, chỉ với ba bước đơn giản trên và một chút thời gian rảnh rỗi đã cóthể tự thiết kế được sản phẩm mà thường được gọi với tên “handmade”.Trần Nguyên Hạnh – 11 ToánC. KẾT LUẬNViệc tự thiết kế một đồ dùng tiện ích trước hết là cho chính bản thân mìnhtạo cho chúng ta niềm thích thú, say mê trong học tập. Thêm vào đó, sản phẩm đãchứng minh được đúng yêu cầu và nhiệm vụ trong học tập: “Học đi đôi với hành”.Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượngvà hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu màkhông vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiềnbạc mà vô ích. Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề caotrong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ trong nềnkinh tế thị trường phát triển theo hướng hiện đại hóa, đi bất cứ cửa hàng nào cũngcó thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm cần thiết. Ấy cũng là lúc, con người vô tình đánhmất sự sáng tạo và năng động của trí óc và sự khéo léo của đôi tay hiếm khi trảiqua rèn luyện nghệ thuật. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâukiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc, nhất là trong các ngànhkĩ thuật, thiết kế. Qua việc học vẽ các hình chiếu, chúng ta có thể đi vào thực tiễnbằng rất nhiều đồ chế tạo. Các hình bản vẽ hình chiếu giúp ích cho việc hình dungsản phẩm từ bao quát cho đến chi tiết, rèn luyện cho học sinh biết làm từ những vậtdụng nhỏ nhất.Trần Nguyên Hạnh – 11 Toán