BÁO CÁO Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử trong trường mầm non 3 Năm học 2019-2020
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPVL
TRƯỜNG MẦM NON 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BC-MN3
Phường 3, ngày 13 tháng 7 năm 2020
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử trong trường mầm non 3
Năm học 2019-2020
Căn cứ quyết định số 116 /QĐ –MN3 ngày 18 tháng 9 năm 2019 quyết định ban hành quy tắc ứng xử trong trường mầm non 3 Năm học 2019-2020.
Qua một năm triển khai thực hiện. Trường Mầm Non 3 báo cáo kết quả thực hiện quy tắc ứng xử trong trường như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Trường Mầm non 3 tọa lạc tại 71 khóm 3-Mậu Thân-Phường 3-TPVL. Trương có 02 điểm (điểm chính, điểm phụ).
Tổng số nhóm lớp: 10/334 trẻ
Tổng số CB-GV-NV: 42, Trong đó BGH: 03; gv: 20; NV: 19
1. Thuận lợi
– Trường Mầm non 3 luôn được Sở giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và Phòng giáo dục Thành Phố Vĩnh Long quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời về cơ sở vật chất, chuyên môn.
– Được các cấp Ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp, quần chúng nhân dân Phường 3 quan tâm hỗ trợ tinh thần, vật chất.
– Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ dạy và học đầy đủ, trường lớp khang trang, thoáng mát, thu hút trẻ tới trường, đáp ứng yêu cầu thực hiện nội dung Giáo dục và chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục Mầm Non.
– Đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhiệt tình, năng động tham gia tích cực các phong trào mà nhà trường và ngành phát động luôn đạt hiệu quả cao.
– Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường vững vàng về tư tưởng chính trị, có kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, biết học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động.
– Phụ huynh tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ của trường, sẵn sàng hỗ trợ về mọi mặt tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt khâu nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và tham gia tốt các phong trào cấp trên phát động.
– Phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng có hiệu quả.
2. Khó khăn
– Trữ lượng trẻ trong địa bàn đông, số phòng học chưa đáp ứng được trữ lượng trẻ trong địa phương. Từ đó sỉ số từng lớp đông so với quy định của Điều lệ, gây áp lực cho BGH nhà trường và giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục.
– Trẻ nhà trẻ, lớp mầm ra lớp không ổn định (do trẻ thường bị bệnh và điều kiện kinh tế của phụ huynh).
– CSVC xuống cấp nhiều năm (hàng năm có sửa chữa), ảnh hưởng đến hoạt động vui, chơi của trẻ và kinh phí hoạt động của nhà trường.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1/ Chuẩn mực đạo đức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
1.1 Phẩm chất chính trị
100% CB-GV-NV nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng, động cơ trong sang. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; đi làm đúng giờ, thực hiện nghiêm túc lịch trực được phân công; không cắt xén chương trình, không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí công tác trong giờ làm việc.
1.2 Đạo đức nghề nghiệp
100% CB-GV-NV tâm huyết với nghề, yêu nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với trẻ, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng Đều lệ, Quy chế; Nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá khách quan, đúng thực chất khả năng của trẻ; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; Có tinh thần bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức Nhà giáo.
1.3 Lối sống, tác phong
100% CB-GV-NV sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Tác phong làm việc: Khi ngồi làm việc, hội họp, hội nghị luôn giữ tư thế ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng chân, vắt chân chữ ngũ, rung đùi. Khi đi đứng với tư thế chững chạc, nhẹ nhàng không gây tiếng ồn lớn. Ăn nói phải khiêm nhường, từ tốn, văn minh, lịch sự không nói quá to, gây ồn ào. Giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
1.4 Thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với trẻ
100% CB-GV-NV có thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình cảm với trẻ. Tôn trọng trẻ, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của trẻ, không làm cho trẻ bị lệ thuộc. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích trẻ chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả trẻ trong lớp.
2/ Nội dung quy tắc ứng xử:
2.1 Quy tắc ứng xử chung
100% CB-GV-NV chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; nội quy, quy chế của đơn vị. Thực hiện tốt lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan đơn vị; xây dựng. Sắp xếp, trang trí lớp học phù hợp với trẻ, thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cô và trẻ, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Đối với Ban giám hiệu và nhân viên bài trí bàn ghế, phòng làm việc một cách khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
Trang phục: Phải gọn gàng, sạch sẽ, chỉnh tề phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đeo thẻ viên chức theo đúng quy định; mặc áo dài, trang phục lễ hội vào các ngày lễ, hội nghị, đại hội, lễ tổng kết và các ngày lễ khác theo quy định của Hiệu trưởng (trừ trường hợp có thai). Cha mẹ trẻ và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục
Tác phong: Khi ngồi làm việc, hội họp, hội nghị luôn giữ tư thế ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng chân, vắt chân chữ ngũ, rung đùi. Khi đi đứng với tư thế chững chạc, nhẹ nhàng không gây tiếng ồn lớn. Ăn nói phải khiêm nhường, từ tốn, văn minh, lịch sự không nói quá to, gây ồn ào.
100% CB-GV-NV không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong nhà trường theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây nguy hiểm. Hết giờ làm việc trước khi ra về phải dọn dẹp vệ sinh, ngắt điện, tắt máy vi tính, khóa các chốt cửa bảo đảm an toàn cho đơn vị.
2.2 Ứng xử của cán bộ quản lý nhà trường
100% CBQL ứng xử với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, yêu thương, trách nhiệm, bao dung, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành trẻ.
100% CBQL ứng xử với giáo viên, nhân viên bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiệm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che dấu vi phạm, đỗ lỗi. hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.
100% CBQL ứng xử với phụ huynh bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.
100% CBQL ứng xử với khách đến trường bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
2.3 Ứng xử của giáo viên
100% GV ứng xử với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên khích lệ trẻ, tích cực phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi vi phạm của trẻ.
100% GV ứng xử với cán bộ quản lý bằng ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
100% GV ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
100% GV ứng xử với phụ huynh bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
100% GV ứng xử với khách đến trường bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
2.4 Ứng xử của nhân viên
100% NV ứng xử với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm, giúp đỡ yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại.
100% NV xử với cán bộ quản lý, giáo viên bằng ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác, chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
100% NV xử với đồng nghiệp bằng ngôn ngữ đúng mực, hợp tác thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
100% NV xử với phụ huynh và khách đến trường bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
2.5 Ứng xử của phụ huynh
100% PH ứng xử với trẻ bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
100% PH ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin, không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
100% PH ứng xử với phụ huynh: Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo,… Giữ vững mối quan hệ; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục trẻ tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ trẻ tích cực tham gia các hoạt động, nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.
2.6 Ứng xử của khách đế trường
100% khách đến trường ứng xử với trẻ bằng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.
100% khách đến trường ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin, Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
– Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc này. Công khai Quy tắc ứng xử trong nhà trường bằng mọi hình thức tối toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị theo phân cấp quản lý khi thực hiện Quy tắc ứng xử. Phối hợp với tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
– Các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ văn phòng tổ chức cho giáo viên, nhân viên trong tổ nghiên cứu, học tập, thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử đã ban hành và thực hiện đề xuất thưởng, phạt cá nhân trong tổ theo mức độ vi phạm. Phối hợp với lãnh đạo nhà trường theo dõi, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm.
– Thực hiện và vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc ứng xử. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
Trên đây là báo cáo kết quả tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường năm học 2019-2020.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– HĐSP;
-Trang web;
-Lưu VT.
Trịnh Thị Thủy