Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên mẫu mới nhất 2020

Người có cảm tình Đảng, sau khi tự nguyện viết đơn xin vào Đảng, sẽ được Chi bộ, Đảng bộ cơ sở xét duyệt cho viết lý lịch theo mẫu 02-KNĐ. Đây là biểu mẫu quan trọng, không thể thiếu trong hồ sơ người xin vào Đảng. Để xác minh tính chính xác các thông tin trong lý lịch mà người xin vào Đảng khai, Chi bộ, Đảng bộ cơ sở cần phải tiến hành thẩm tra. Kết quả thẩm tra lý lịch được ghi thành văn bản, gọi là Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên. Vậy quy trình thẩm tra lý lịch đảng viên ra sao? Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên là gì và báo cáo này cần những yếu tố nào. Trong bài viết dưới đây, EVBN xin giới thiệu một số nội dung liên quan đến quy trình thẩm tra lý lịch đảng viên và mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên này.

[download id=”3695″]

Quy trình thẩm tra lý lịch đảng viên như thế nào?

– Chi bộ, Đảng bộ cơ sở cử người đi thẩm tra lý lịch đảng viên trong trường hợp cần thiết hoặc gửi công văn thẩm tra lý lịch đảng viên.

+ Đối tượng cần thẩm tra về lý lịch là: người vào Đảng và người thân của người vào Đảng, bao gồm bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ (chồng), mẹ vợ (chồng), vợ (chồng), con đẻ của người vào Đảng.

+ Nội dung cần xác minh: về chính trị; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, địa phương; đánh giá về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cả bản thân người vào Đảng và người thân.

– Sau khi xác minh, nếu cử đảng viên đi thẩm tra thì đảng viên đó phải tổng hợp kết quả báo cáo lại với Chi bộ những nội dung mình đã xác minh được bằng văn bản.

– Sau khi đảng viên đi thẩm tra đến liên hệ công tác hoặc công văn đề nghị thẩm tra lý lịch người vào Đảng được gửi đến, cấp ủy cơ sở nơi được thẩm tra tiến hành xem xét các nội dung được đề nghị thẩm tra. Kết quả thẩm tra cần ghi rõ nội dung yêu cầu xác minh mà người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch đúng hay sai, thiếu hay đủ. Cuối cùng, đại diện cấp ủy nơi đến thẩm tra ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu vào lý lịch.

– Chi bộ, Đảng bộ cơ sở sau khi nhận báo cáo của người đi thẩm tra hoặc công văn xác minh kết quả thẩm tra thì tiến hành tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi các nội dung chứng nhận. Sau đó, đại diện Chi bộ, Đảng bộ cơ sở ký tên, đóng dấu vào lý lịch mà người vào Đảng đã khai trước đó.

Quy trình thẩm tra lý lịch đảng viên

Thẩm tra lý lịch Đảng viên

Hiểu thế nào là Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên?

Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch Đảng là mẫu bản báo cáo được người thẩm tra lập ra để báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh các thông tin về lý lịch của người xin vào Đảng đã khai trước Chi bộ. Mẫu báo cáo này chỉ được viết ra sau khi người đi thẩm tra đã trực tiếp đến xác minh tại cơ quan, đơn vị, địa phương nơi người xin vào Đảng và người thân đang làm việc, công tác, sinh sống.

Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao thẩm tra một cách trung thực, chi tiết nhất, nội dung báo cáo phải ghi bằng văn bản và đảng viên đi thảm tra phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung mà mình báo cáo. 

Người được giao trách nhiệm đi thẩm tra và tổng hợp Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên phải là đảng viên chính thức và phải có thời gian cùng công tác với người vào Đảng ít nhất là một năm. Thông thường, người giới thiệu quần chúng cảm tình Đảng cũng chính là người được phân công dẫn dắt và thẩm tra lý lịch quần chúng đó.

Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch ĐV cần nêu bật được những nội dung đã xác minh về chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực, việc chấp hành chính sách, pháp luật của người vào Đảng và thân nhân của người vào Đảng.

Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên cần có những nội dung nào?

Báo cáo kết quả việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng cần ghi đầy đủ nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.

Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên 2020

Mẫu báo cáo

– Báo cáo ghi đầy đủ thông tin về người được cử đi thẩm tra lý lịch đảng viên và viết báo cáo sau khi đã thẩm tra, bao gồm: Họ và tên, ngày sinh, đơn vị công tác, ngày vào Đảng, ngày vào Đảng chính thức, tên Chi bộ, Đảng bộ đang công tác.

– Ghi rõ một vài thông tin về quần chúng cần thẩm tra lý lịch: Họ và tên, đơn vị công tác.

– Ghi lại chi tiết nội dung sau khi tiến hành công tác thẩm tra lý lịch:

+ Về lý lịch mà người xin vào Đảng khai: nội dung khai có đầy đủ, rõ ràng, đúng quy định hay không? Chỉ rõ những điểm nào khai chưa đúng, chưa đủ, chưa chính xác.

+ Ghi lại nhận xét cụ thể của những nơi đến thẩm tra, cần ghi rõ: đến cơ quan, đơn vị, địa phương nào? Thẩm tra ai? (người xin vào Đảng, bố mẹ, vợ, con…) Nội dung thẩm tra là gì? (chính trị, đạo đức, việc chấp pháp…) Kết quả thẩm tra thế nào (đúng hay sai, thiếu như thế nào).

– Người đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng cam đoan đã báo cáo đầy đủ và trung thực những nội dung được cấp ủy giao cho đi thẩm tra xác minh và cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cấp ủy về toàn bộ những nội dung đã viết trong náo cáo.

– Phần cuối báo cáo, người viết báo cáo ký và ghi rõ họ tên. Cấp ủy chi bộ sau khi xem xét, đại diện cấp ủy ghi rõ chức danh, ký, ghi họ tên và đóng dấu lên báo cáo này.

Tải mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất

Dưới đây, chúng tôi xin gửi các bạn mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra lý lịch đảng viên để các bạn tham khảo khi cần.

[download id=”3695″]