Bảng lương giáo viên THCS 2022

Theo quy định mới, vào ngày 20 tháng 3 năm 2021, tiền lương và biên chế của giáo viên đại học, trường trung học cơ bản, các trường trung học phổ thông sẽ có sửa đổi (vẫn theo cách tính toán kiểm tra lương cũ, chỉ thay đổi hệ số lương). Tiếp theo đó, sau ngày 01/07/2022 mức lương của giáo viên mới được tính theo chính sách cải cách tiền lương và sẽ tăng so với hiện tại. Vậy bảng lương giáo viên THCS 2022 sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Lương giáo viên THCS được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Thông số 03/2021/TT-BGDĐT, cách tính lương của giáo viên THCS như sau:

– Đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32  áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

– Đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

– Đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

Bên cạnh đó lương của giáo viên cũng sẽ thay đổi về lương và mã số chức danh nghề nghiệp từ 20/3/2021.

Một số lưu ý về mức lương của giáo viên THCS

– Hệ số lương của giáo viên THCS được chia theo từng bậc, mức thấp nhất là hệ số 2,34, mức cao nhất được nâng lên cao ngang bậc THPT là hệ số 6,78 thay vì 6,38. Với mức này, lương cơ bản cao nhất của giáo viên THCS sẽ là 10.102.200 đồng/tháng (chưa tính phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác). Ngoài bảng lương cơ sở trên, giáo viên còn được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức là 30% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương.

– Về đối tượng áp dụng bảng lương là giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc và phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập;

– Trường hợp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu.

– Trường hợp giáo viên THCS hiện đang giữ hạng II (mã số V.07.04.11) nhưng chưa đạt các tiêu chuẩn  trên thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32).

Sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.

– Trường hơp giáo viên THCS đang giữ hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31).

Sau đó, khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.

Tìm hiểu thu nhập của giáo viên năm 2022 như thế nào?

Mức lương của giáo viên được tính bằng Lương cơ bản + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm

Trong đó, các loại phụ cấp giáo viên được hưởng gồm:

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề: Mức phụ cấp ưu đãi bằng 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

– Phụ cấp đặc thù:Mức phụ cấp đặc thù bằng 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]

– Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật dành cho giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp là phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc.

– Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn dành cho giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cấp chuyển vùng, một lần, thanh toán tiền tàu xe…

– Phụ cấp thâm niên, theo quy định giáo viên đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên:

Phụ cấp thâm niên bằng 5% lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Tuy nhiên, giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến ngày 01 tháng 7 năm 2022, sau đó sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.

Trên đây là nội dung bài viết bảng lương giáo viên THCS 2022. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.