Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo quá trình phát triển – Bác sĩ Lê Phương Tuấn

Theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần là cách giúp thai phụ theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù ở mỗi thai nhi, kích thước và cân nặng mỗi tuần có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế đã được tổng hợp. Trong nội dung bài viết này, doctortuan.webflow.io chúng tôi sẽ gửi đến chị em những thông tin cụ thể về bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế mới nhất.

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo từng tuần

Khi theo dõi quá trình phát triển của thai nhi mẹ bầu sẽ cần nắm 2 thông tin quan trọng là chiều cao và cân nặng thai theo tuần. Hai chỉ số này sẽ được đo theo các cách khác nhau tùy theo từng tuần tuổi, cụ thể:

  • Trong giai đoạn 7 tuần đầu tiên, thai nhi vẫn còn rất nhỏ mới hoàn thiện phôi thai, khi siêu âm mẹ chỉ quan sát thấy bé như một chấm nhỏ vì vậy sẽ chưa thể xác định được chiều cao và cân nặng thai nhi.
  • Bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19, thai nhi ở tư thế uốn cong nên việc xác định chiều cao và cân nặng sẽ gặp nhiều khó khăn. Chiều dài của thai nhi giai đoạn này được đo từ đầu đến mông.
  • Từ tuần 20 đến tuần thứ 42, chiều dài thai nhi được tính từ đầu tới gót chân.

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo quá trình phát triểnBảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo quá trình phát triển

Sau khi đã biết được cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên, mẹ bầu có thể đem so sánh với các thông số trong bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi dưới đây để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Tuần tuổi

Chiều dài (centimet)

Cân nặng (gam)

Tuần thai thứ 8

1.6

1

Tuần thai thứ 9

2.3

2

Tuần thai thứ 10

3.1

4

Tuần thai thứ 11

4.1

45

Tuần thai thứ 12

5.4

58

Tuần thai thứ 13

6.7

73

Tuần thai thứ 14

14.7

93

Tuần thai thứ 15

16.7

117

Tuần thai thứ 16

18.6

146

Tuần thai thứ 17

20.4

181

Tuần thai thứ 18

22.2

222

Tuần thai thứ 19

24

272

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trong 19 tuần đầu của thai kỳ

Trong 19 tuần đầu, thai nhi phát triển dần đều nhưng chưa có sự tăng trưởng quá rõ rệt. Từ tuần 20 đến tuần thứ 42, mẹ sẽ quan sát rõ hơn quá trình phát triển của thai nhi nhờ thông số chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần, đặc biệt là từ tuần thứ 32 trở đi là thời điểm phát triển tối đa về kích thước về cân nặng.

Tuần tuổi

Chiều dài (centimet)

Cân nặng (gam)

Tuần thai thứ 20

25.7

330

Tuần thai thứ 21

27.4

400

Tuần thai thứ 22

29

476

Tuần thai thứ 23

30.6

565

Tuần thai thứ 24

32.2

665

Tuần thai thứ 25

33.7

756

Tuần thai thứ 26

35.1

900

Tuần thai thứ 27

36.6

1000

Tuần thai thứ 28

37.6

1100

Tuần thai thứ 29

39.3

1239

Tuần thai thứ 30

40.5

1396

Tuần thai thứ 31

41.8

1568

Kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi từ tuần 20 – 31

Từ tuần thứ 32, mỗi tuần mẹ có thể tăng 0,5kg và đa phần cân nặng lúc này sẽ chuyển vào thai nhi. Từ giai đoạn này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ tăng từ 1/ 3 đến một nửa số cân nặng khi sinh ra.

Tuần tuổi

Chiều dài (centimet)

Cân nặng (gam)

Tuần thai thứ 32

43

1755

Tuần thai thứ 33

44.1

2000

Tuần thai thứ 34

45.3

2200

Tuần thai thứ 35

46.3

2378

Tuần thai thứ 36

47.3

2600

Tuần thai thứ 37

48.3

2800

Tuần thai thứ 38

49.3

3000

Tuần thai thứ 39

50.1

3186

Tuần thai thứ 40

51

3338

Tuần thai thứ 41

51.5

3600

Tuần thai thứ 42

51.7

3700

Cân nặng thai nhi theo tuần giai đoạn từ tuần 32 đến khi sinh

Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi này, mẹ bầu có thể quan sát kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo chiều ngang của bảng. Chẳng hạn như ở tuần thứ 8, chiều dài của thai nhi là 1,6cm và cân nặng thai nhi phải đạt được ở thời điểm này là 1gam. Đến tuần thứ 32, chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi lần lượt là 43cm và 1755 gam. Cũng theo bảng cân nặng thai nhi ở trên, đến tuần 42, bé cần đạt kích thước là 51,7cm và cân nặng tiêu chuẩn là 3700 gam.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi được đưa ra nhằm giúp mẹ bầu đánh giá được sự phát triển của thai nhưng kích thước và cân nặng của bé thực tế vẫn có sự chênh lệch nhẹ so với con số tiêu chuẩn ở trên. Sở dĩ kích thước, cân nặng ở mỗi thai nhi khác nhau và có sự chênh lệch với bảng cân nặng thai nhi ở trên là do ảnh hưởng của những yếu tố sau đây:

  • Yếu tố di truyền có thể quyết định 23% đến vóc dáng của trẻ. Cụ thể, nếu bố mẹ, ông bà đều cao to thì khả năng cao trẻ cũng có vóc dáng cao, to và ngược lại. Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây không phải vấn đề quyết định quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong toàn bộ thai kỳ.
  • Chế độ dinh dưỡng của thai phụ là yếu tố quyết định rất lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi thì bé sẽ có điều kiện phát triển kích thước tối ưu nhất và ngược lại.
  • Người mẹ đang có vấn đề béo phì hay tiểu đường thì cân nặng thai nhi cũng cao hơn so với những mẹ bầu khác.
  • Nếu bạn mang thai đôi, thai ba thì cân nặng từng bé cũng sẽ thấp hơn khá nhiều so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn, điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Cân nặng thai nhi theo tuần cũng có sự thay đổi tùy theo mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ. Thông thường, nếu mẹ bầu có mức tăng quá ít thai nhi sẽ có cân nặng, kích thước thấp hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi, nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ là rất cao. Tuy nhiên, nếu mẹ tăng cân quá nhiều, thai nhi vượt quá cao so với bảng cân nặng thai nhi cũng gây khó khăn cho mẹ trong việc sinh nở.
  • Số lần sinh con của thai phụ cũng là yếu tố khiến kích thước, cân nặng của trẻ không đạt được mong đợi như trong bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi. Thông thường cân nặng của con thứ 2 sẽ cao hơn con đầu nhưng nếu bạn sinh quá dày, mang thai 2 lần liên tiếp thì trẻ thứ 2 lại bị nhẹ cân hơn khá nhiều so với cân nặng chuẩn của thai nhi.
  • Độ tuổi sinh con của thai phụ.

XEM THÊM:

Các vấn đề bất thường trong sự phát triển của thai nhi mẹ cần chú ý

Trong giai đoạn mang thai, mỗi người mẹ có sức khỏe và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Có một số mẹ bầu thường bị gặp tình trạng chán ăn, cơ thể khó dung nạp thức ăn do bị ốm nghén, điều này khiến mẹ lo lắng không đủ dưỡng chất đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Nếu trong quá trình theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần mà thai nhi quá nhẹ cân và chiều dài thai nhi ngắn hơn 3cm so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi ở trên thì mẹ bầu sẽ cần thăm khám với các bác sĩ chuyên môn. Qua kiểm tra, đánh giá bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và tư vấn cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi không gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, giảm thiểu trí tuệ.

Ngược lại, có nhiều mẹ bầu lại có khả năng tiếp nhận thức ăn tốt nhưng bồi bổ quá nhiều khiến mẹ và bé tăng cân hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi, điều này cũng tác động không nhỏ đến quá trình sinh nở và sức khỏe của trẻ về sau. Khi so sánh sự phát triển của thai nhi với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên, nếu thai nhi quá nặng, chiều dài dài hơn tiêu chuẩn 3cm thì các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế nguy cơ tiểu đường, béo phì khi trẻ sinh ra.

Việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi qua cân nặng từng tuần là yếu tố quan trọng giúp mẹ thấu hiểu được sự phát triển của thai nhi từ đó có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện phù hợp cho bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện và mẹ cũng có sức khỏe ổn định, hạn chế những biến chứng trong quá trình sinh nở. Trong suốt thai kỳ sẽ có 10 lần thăm khám thai định kỳ để bác sĩ quan sát, đánh giá kích thước, cân nặng thai nhi và kiểm tra dị tật, mẹ cần đặc biệt lưu tâm thăm khám đúng thời gian, đúng lịch hẹn nhé.

Những lưu ý để bé phát triển theo đúng kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi

Sau khi tham khảo thông tin chi tiết về bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trong bài viết thì nhiều chị em chắc hẳn sẽ có chung một thắc mắc là làm thế nào cân nặng thai nhi theo tuần có thể phát triển đúng như tiêu chuẩn ở trên. Để quá trình phát triển của thai nhi đạt chuẩn cân nặng, kích thước và phát triển toàn diện về trí tuệ thì mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Mẹ bầu nên duy trì cân nặng hợp lý, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Mức tăng cân phù hợp cho tất cả các thai phụ trong suốt thai kỳ là 10 đến 12kg cho thai đơn và 16 – 20kg cho trường hợp đa thai.
  • Thai phụ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bạn không cần ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn duy trì tâm trạng thoải mái.
  • Thường xuyên thăm khám thai định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi dựa vào kích thước, cân nặng theo tuần. Nếu phát hiện sự sai khác quá lớn so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn thì mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt theo tư vấn của bác sĩ để sớm khắc phục.
  • Uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày.
  • Các cặp vợ chồng nên có kế hoạch sinh con cụ thể, đảm bảo thời gian khoảng cách phù hợp giữa 2 lần mang thai để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
  • Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt thì mẹ bầu cũng cần lưu ý thăm khám phụ khoa trong giai đoạn mang thai để phòng ngừa những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.

Như vậy qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin về bảng kích thước, cân nặng thai chuẩn của thai nhi theo từng tuần, hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho chị em trong quá trình mang thai. Mọi thắc mắc cần tư vấn về các vấn đề phụ khoa chị em có thể để lại trong mục tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm qua tổng đài tư vấn sức khỏe sinh sản để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất.